Gần đây, các tổ chức chống vi phạm tác quyền đã gây sức ép lên những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để chặn truy cập trang web The Pirate Bay tại Anh và ở một số nơi. Tuy nhiên, nếu thực sự nhà mạng chặn trang The Pirate Bay thì việc này cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian rất ngắn trước khi The Pirate Bay lách khỏi vòng kiểm duyệt.
Vậy bằng cách nào người dùng vẫn có thể truy cập những website bị chặn giống như The Pirate Bay bất chấp những nỗ lực ngăn cản từ phía ISP? Câu trả lời nằm ngay trong cách hoạt động của Internet.
Website bị chặn như thế nào
Khi bạn truy cập một website chẳng hạn như thepiratebay.org, máy tính sẽ bắt kết nối tới một DNS server để tìm địa chỉ IP đi kèm với tên miền này. DNS server sẽ trả lại địa chỉ IP cho website và máy tính sử dụng địa chỉ này để kết nối. Các tên miền như thepiratebay.org hay quantrimang.com.vn chỉ giúp người ta dễ ghi nhớ và DNS server sẽ biên dịch tên miền này thành địa chỉ IP.
Các ISP có nhiều cách để chặn truy cập một website. Họ có thể cắt truy cập ở mức DNS hay chặn truy cập tới chính địa chỉ IP của website đó. Nhà cung cấp dịch vụ sử dụng những DNS server mặc định, vì thế họ có thể thay đổi để trỏ một website như thepiratebay.org hay một tên miền khác sang trạng thái trang bị chặn “Blocked”.
Nhưng như thế là chưa đủ. Người dùng vẫn có thể đối phó với chúng một cách dễ dàng. Một phương pháp là chuyển từ DNS server này sang một DNS server khác thay thế không được vận hành bởi nhà cung cấp dịch vụ đó, như Google DNS hay OpenDNS. Hoặc, truy cập trực tiếp tới địa chỉ IP của website không cần biên dịch từ tên miền tại DNS server. Ví dụ như, ta có thể truy cập The Pirate Bay bằng cách nhập địa chỉ IP 194.71.107.80, một trong các địa chỉ IP của website vào thanh địa chỉ trình duyệt.
Để ngăn chặn người dùng sử dụng những phương pháp trên, các ISP có thể kiểm duyệt bằng cách cắt truy cập ở mức server, tức chặn những địa chỉ IP chỉ định nhằm ngăn cản hoàn toàn người dùng kết nối tới những địa chỉ như vậy.
Website tránh kiểm duyệt như thế nào?
Nếu chỉ đơn thuần là chặn DNS thì các website có thể bảo người sử dụng thay đổi địa chỉ DNS server hay truy cập trực tiếp qua địa chỉ IP. Thậm chí, khi mà địa chỉ IP cũng bị chặn thì website có thể nhanh chóng bổ sung thêm những địa chỉ mới trỏ tới trang web.
Ví dụ như, sau khi các địa chỉ IP của The Pirate Bay bị chặn, The Pirate Bay ngay lập tức bổ sung thêm một số địa chỉ IP mới trỏ tới website của họ. Trong khi người dùng không thể truy cập trang từ tên miền hay địa chỉ 194.71.107.80 thì lại có thể truy cập bằng địa chỉ mới được The Pirate Bay bổ sung, 194.71.107.82.
Ngoài ra, người dùng còn có rất nhiều cách để không bị chặn, như truy cập The Pirate Bay qua các proxy hay mạng riêng ảo (VPN) mà đẩy lưu lượng qua ISP khác. Từ trường hợp của The Pirate Bay, người dùng có thể truy cập website của họ từ một quốc gia khác mà không bị chặn. Đường hầm VPN sau đó sẽ đẩy lưu lượng dưới dạng mã hóa về phía người dùng. Do lưu lượng được mã hóa và người dùng đang không kết nối trực tiếp tới The Pirate Bay nên ISP của họ không có cách nào chặn lưu lượng này.
Hiệu ứng Streisand
Khi một website lớn như The Pirate Bay bị chặn, mọi phương tiện truyền thông sẽ chú ý đến sự kiện đó đồng thời các cách “lách luật” nhanh chóng được phổ biến. Việc ngăn chặn website thực ra lại làm tăng lưu lượng tới website đó do thu hút sự chú ý từ người dùng.
Hiện tượng này được biết đến dưới tên hiệu ứng Streisand đặt theo tên của bà Barbara Streisand, người vào năm 2003 đã cố gắng gỡ những tấm ảnh về gia đình khỏi Internet. Đáp lại, tin tức ngập tràn về tình huống này lại dẫn đến lượng người xem ảnh lớn hơn. Tương tự, những người đang đọc tin về việc kiểm duyệt những website như The Pirate Bay có thể tự hỏi rốt cục thì chuyện om sòm này là gì và tự kiểm tra thử website. Như vậy việc chặn website thực chất lại vô tình giúp tăng lưu lượng truy cập cho The Pirate Bay.
Theo MakeUseOf
Vậy bằng cách nào người dùng vẫn có thể truy cập những website bị chặn giống như The Pirate Bay bất chấp những nỗ lực ngăn cản từ phía ISP? Câu trả lời nằm ngay trong cách hoạt động của Internet.
Website bị chặn như thế nào
Khi bạn truy cập một website chẳng hạn như thepiratebay.org, máy tính sẽ bắt kết nối tới một DNS server để tìm địa chỉ IP đi kèm với tên miền này. DNS server sẽ trả lại địa chỉ IP cho website và máy tính sử dụng địa chỉ này để kết nối. Các tên miền như thepiratebay.org hay quantrimang.com.vn chỉ giúp người ta dễ ghi nhớ và DNS server sẽ biên dịch tên miền này thành địa chỉ IP.
Các ISP có nhiều cách để chặn truy cập một website. Họ có thể cắt truy cập ở mức DNS hay chặn truy cập tới chính địa chỉ IP của website đó. Nhà cung cấp dịch vụ sử dụng những DNS server mặc định, vì thế họ có thể thay đổi để trỏ một website như thepiratebay.org hay một tên miền khác sang trạng thái trang bị chặn “Blocked”.
Nhưng như thế là chưa đủ. Người dùng vẫn có thể đối phó với chúng một cách dễ dàng. Một phương pháp là chuyển từ DNS server này sang một DNS server khác thay thế không được vận hành bởi nhà cung cấp dịch vụ đó, như Google DNS hay OpenDNS. Hoặc, truy cập trực tiếp tới địa chỉ IP của website không cần biên dịch từ tên miền tại DNS server. Ví dụ như, ta có thể truy cập The Pirate Bay bằng cách nhập địa chỉ IP 194.71.107.80, một trong các địa chỉ IP của website vào thanh địa chỉ trình duyệt.
Để ngăn chặn người dùng sử dụng những phương pháp trên, các ISP có thể kiểm duyệt bằng cách cắt truy cập ở mức server, tức chặn những địa chỉ IP chỉ định nhằm ngăn cản hoàn toàn người dùng kết nối tới những địa chỉ như vậy.
Website tránh kiểm duyệt như thế nào?
Nếu chỉ đơn thuần là chặn DNS thì các website có thể bảo người sử dụng thay đổi địa chỉ DNS server hay truy cập trực tiếp qua địa chỉ IP. Thậm chí, khi mà địa chỉ IP cũng bị chặn thì website có thể nhanh chóng bổ sung thêm những địa chỉ mới trỏ tới trang web.
Ví dụ như, sau khi các địa chỉ IP của The Pirate Bay bị chặn, The Pirate Bay ngay lập tức bổ sung thêm một số địa chỉ IP mới trỏ tới website của họ. Trong khi người dùng không thể truy cập trang từ tên miền hay địa chỉ 194.71.107.80 thì lại có thể truy cập bằng địa chỉ mới được The Pirate Bay bổ sung, 194.71.107.82.
Ngoài ra, người dùng còn có rất nhiều cách để không bị chặn, như truy cập The Pirate Bay qua các proxy hay mạng riêng ảo (VPN) mà đẩy lưu lượng qua ISP khác. Từ trường hợp của The Pirate Bay, người dùng có thể truy cập website của họ từ một quốc gia khác mà không bị chặn. Đường hầm VPN sau đó sẽ đẩy lưu lượng dưới dạng mã hóa về phía người dùng. Do lưu lượng được mã hóa và người dùng đang không kết nối trực tiếp tới The Pirate Bay nên ISP của họ không có cách nào chặn lưu lượng này.
Hiệu ứng Streisand
Khi một website lớn như The Pirate Bay bị chặn, mọi phương tiện truyền thông sẽ chú ý đến sự kiện đó đồng thời các cách “lách luật” nhanh chóng được phổ biến. Việc ngăn chặn website thực ra lại làm tăng lưu lượng tới website đó do thu hút sự chú ý từ người dùng.
Hiện tượng này được biết đến dưới tên hiệu ứng Streisand đặt theo tên của bà Barbara Streisand, người vào năm 2003 đã cố gắng gỡ những tấm ảnh về gia đình khỏi Internet. Đáp lại, tin tức ngập tràn về tình huống này lại dẫn đến lượng người xem ảnh lớn hơn. Tương tự, những người đang đọc tin về việc kiểm duyệt những website như The Pirate Bay có thể tự hỏi rốt cục thì chuyện om sòm này là gì và tự kiểm tra thử website. Như vậy việc chặn website thực chất lại vô tình giúp tăng lưu lượng truy cập cho The Pirate Bay.
Theo MakeUseOf
Comment