Với mục đích tăng cường hiệu năng của hệ thống cũng như cải thiện tốc độ đọc ghi và thời gian truy cập dữ liệu, nhiều người thường nghĩ đến việc sử dụng ổ cứng thể rắn. Ổ cứng truyền thống sử dụng đĩa từ thực sự là một rào cản không nhỏ đối với hiệu năng tổng thể của một chiếc máy tính.
Ngay cả khi kết hợp với bộ vi xử lý khủng cùng bộ nhớ lớn nhưng đáp ứng dữ liệu từ HDD chậm sẽ kéo theo sự tụt giảm của cả hệ thống. Do đó việc nâng cấp lên SSD thường mang lại sự thay đổi đáng kể về mặt hiệu năng. Tuy nhiên với đa phần người dùng thì những chiếc SSD vẫn còn quá đắt, vì vậy giải pháp tình thế chính là cố gắng cải thiện khả năng của HDD.
Tốc độ truy cập của HDD phụ thuộc khá nhiều vào địa điểm vật lý mà dữ liệu được lưu trữ trên phiến đĩa do cơ chế làm việc quay và dùng đầu đọc. Như vậy tìm được nơi có khả năng lưu trữ tốt nhất chính là chìa khoá để tối ưu hoá ổ đĩa cứng của bạn.
Tìm nơi lưu trữ tối ưu và dùng nó làm phân vùng chính
Về cơ bản, chúng ta sẽ đi tìm khu lưu trữ tối ưu và tách thành một khu riêng dành cho file hệ thống và các phần mềm. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ hỏi tại sao lại phải làm như vậy? để một phân vùng to có phải lưu được nhiều thứ hơn không? Xin được trả lời rằng nếu làm như vậy, lượng dữ liệu tích luỹ trong quá trình sử dụng máy tính sẽ vô tình chiếm mất khu vực có tốc độ truy xuất cao và đẩy các file ứng dụng, file thực thi cài sau xuống phần tồi hơn, làm giảm hiệu năng của hệ thống khi sử dụng đến các phần mềm đó.
Quay trở lại với mục tiêu đặt ra ban đầu là tìm nơi lưu trữ tối ưu, để có thể làm được việc này, bạn sẽ cần phải có phần mềm bench điểm như HD Tune hay HD Tach (ở đây dùng HD Tune). Nhằm xác định chính xác khả năng của thiết bị, chiếc HDD sẽ được gắn vào một hệ thống có sẵn như một ổ cứng thứ cấp. Sau đó hãy chạy chương trình benchmark.
Trong thử nghiệm ở bài viết này, HDD được sử dụng là Western Digital Velocriaptor 1TB 10.000 rpm. Ổ cứng này có tốc độ trải từ 210 MB/s tới 116 MB/s, như vậy là chiếc ổ này có khả năng đọc ghi dữ liệu ở vòng ngoài phiến đĩa nhanh hơn rất nhiều so với phía trong. Chúng ta sẽ sử dụng phần tốt nhất để tạo phân vùng chính dùng cho việc cài đặt hệ điều hành cũng như các phần mềm. Các dữ liệu khác (các dữ liệu ít dùng tới) có thể được lưu trữ trong phần còn lại của chiếc ổ.
Để tạo phân vùng chính tại phần có tốc độ đọc ghi tốt nhất bạn có thể dùng chương trình quản lý đĩa cứng có sẵn của hệ điều hành (với Window 7 là Disk Management) hoặc phân vùng ổ đĩa khi cài hệ điều hành mới. Dung lượng phần chính cũng khá quan trọng, bạn nên chọn vùng đĩa có tốc độ đồng đều để đạt hiệu quả tốt. Trong trường hợp thử nghiệm, 200 GB là tốt nhất, vì thế ta sẽ nhập số 204.800 MB (200 x 1024) vào phần tạo phân vùng.
Thử nghiệm hệ thống sau khi đã thực hiện xong các bước tối ưu
Sử dụng các chương trình benchmark là HD Tune 5.0 và PC Mark 7 trên phân vùng mới tạo của ổ đĩa cứng WD 1TB thử nghiệm, chúng ta thu được kết quả:
Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy tốc độ trung bình cũng như thời gian truy cập dữ liệu đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên hiệu năng của hệ thống chỉ tăng chút ít, chỉ khoảng 2%. Như vậy, cách tối ưu HDD không thể đem lại cho bạn hiệu năng hệ thống vượt trội như nâng cấp hẳn lên SSD được, tuy nhiên nó cũng đem lại đôi chút hiệu quả cho hệ thống.
Nếu như bạn vẫn chưa có tiền để nâng cấp hoàn toàn thì tối ưu những gì đang có là một phương án rất đáng lưu tâm, đôi khi một chút hiệu năng cũng đem lại sự khác biệt trong sử dụng thực tế.
Theo Genk
Ngay cả khi kết hợp với bộ vi xử lý khủng cùng bộ nhớ lớn nhưng đáp ứng dữ liệu từ HDD chậm sẽ kéo theo sự tụt giảm của cả hệ thống. Do đó việc nâng cấp lên SSD thường mang lại sự thay đổi đáng kể về mặt hiệu năng. Tuy nhiên với đa phần người dùng thì những chiếc SSD vẫn còn quá đắt, vì vậy giải pháp tình thế chính là cố gắng cải thiện khả năng của HDD.
Tốc độ truy cập của HDD phụ thuộc khá nhiều vào địa điểm vật lý mà dữ liệu được lưu trữ trên phiến đĩa do cơ chế làm việc quay và dùng đầu đọc. Như vậy tìm được nơi có khả năng lưu trữ tốt nhất chính là chìa khoá để tối ưu hoá ổ đĩa cứng của bạn.
Tìm nơi lưu trữ tối ưu và dùng nó làm phân vùng chính
Về cơ bản, chúng ta sẽ đi tìm khu lưu trữ tối ưu và tách thành một khu riêng dành cho file hệ thống và các phần mềm. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ hỏi tại sao lại phải làm như vậy? để một phân vùng to có phải lưu được nhiều thứ hơn không? Xin được trả lời rằng nếu làm như vậy, lượng dữ liệu tích luỹ trong quá trình sử dụng máy tính sẽ vô tình chiếm mất khu vực có tốc độ truy xuất cao và đẩy các file ứng dụng, file thực thi cài sau xuống phần tồi hơn, làm giảm hiệu năng của hệ thống khi sử dụng đến các phần mềm đó.
Quay trở lại với mục tiêu đặt ra ban đầu là tìm nơi lưu trữ tối ưu, để có thể làm được việc này, bạn sẽ cần phải có phần mềm bench điểm như HD Tune hay HD Tach (ở đây dùng HD Tune). Nhằm xác định chính xác khả năng của thiết bị, chiếc HDD sẽ được gắn vào một hệ thống có sẵn như một ổ cứng thứ cấp. Sau đó hãy chạy chương trình benchmark.
Trong thử nghiệm ở bài viết này, HDD được sử dụng là Western Digital Velocriaptor 1TB 10.000 rpm. Ổ cứng này có tốc độ trải từ 210 MB/s tới 116 MB/s, như vậy là chiếc ổ này có khả năng đọc ghi dữ liệu ở vòng ngoài phiến đĩa nhanh hơn rất nhiều so với phía trong. Chúng ta sẽ sử dụng phần tốt nhất để tạo phân vùng chính dùng cho việc cài đặt hệ điều hành cũng như các phần mềm. Các dữ liệu khác (các dữ liệu ít dùng tới) có thể được lưu trữ trong phần còn lại của chiếc ổ.
Để tạo phân vùng chính tại phần có tốc độ đọc ghi tốt nhất bạn có thể dùng chương trình quản lý đĩa cứng có sẵn của hệ điều hành (với Window 7 là Disk Management) hoặc phân vùng ổ đĩa khi cài hệ điều hành mới. Dung lượng phần chính cũng khá quan trọng, bạn nên chọn vùng đĩa có tốc độ đồng đều để đạt hiệu quả tốt. Trong trường hợp thử nghiệm, 200 GB là tốt nhất, vì thế ta sẽ nhập số 204.800 MB (200 x 1024) vào phần tạo phân vùng.
Thử nghiệm hệ thống sau khi đã thực hiện xong các bước tối ưu
Sử dụng các chương trình benchmark là HD Tune 5.0 và PC Mark 7 trên phân vùng mới tạo của ổ đĩa cứng WD 1TB thử nghiệm, chúng ta thu được kết quả:
Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy tốc độ trung bình cũng như thời gian truy cập dữ liệu đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên hiệu năng của hệ thống chỉ tăng chút ít, chỉ khoảng 2%. Như vậy, cách tối ưu HDD không thể đem lại cho bạn hiệu năng hệ thống vượt trội như nâng cấp hẳn lên SSD được, tuy nhiên nó cũng đem lại đôi chút hiệu quả cho hệ thống.
Nếu như bạn vẫn chưa có tiền để nâng cấp hoàn toàn thì tối ưu những gì đang có là một phương án rất đáng lưu tâm, đôi khi một chút hiệu năng cũng đem lại sự khác biệt trong sử dụng thực tế.
Theo Genk