Các trình duyệt như IE, Chrome, Firefox, Safari đang được dùng nhiều cho công việc và giải trí hơn bất kỳ ứng dụng nào khác. Bạn có thể sử dụng chúng hiệu quả hơn nữa với các mẹo và ứng dụng phụ trợ giới thiệu trong bài. Sau bài so sánh các trình duyệt phổ biến, bài viết này tập trung vào các 'tuyệt chiêu' tăng lực cho 4 trình duyệt Chrome, Firefox, Internet Explorer và Safari.
Các mẹo và ứng dụng phụ trợ hiệu quả1. Tự động cập nhật trình duyệt
Cách đơn giản nhất để giữ cho trình duyệt được ổn định và đảm bảo an toàn là để nó ở chế độ tự động cập nhật. Bằng cách đó, bạn sẽ luôn chạy phiên bản mới nhất của nó và hầu hết các trình duyệt hiện nay đều có chế độ này. Safari được cập nhật thông qua chương trình Apple Software Update (chương trình này được cài kèm sau khi bạn cài Safari hoặc bất kỳ ứng dụng nào của Apple lên máy tính), Internet Explorer cập nhật thông qua tính năng Windows Update tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows. Firefox và Chrome thì luôn kiểm tra tính cập nhật mỗi khi bạn khởi chạy trình duyệt. Trong trường hợp bạn nghĩ tính năng tự động cập nhật của bạn chưa kích hoạt thì hãy làm theo các bước sau:
Với Internet Explorer, vào phần Control Panel => Windows Update => Change settings trong phần menu xổ xuống chọn Install updates automatically. Tùy chọn này sau khi kích hoạt cũng sẽ tự động cập nhật các thay đổi khác của Windows.
Với Safari, tìm công cụ Apple Software Update theo cách nhấn phím Windows và gõ Apple Software Update vào ô tìm kiếm hoặc vào phần C:/Program Files (x86)/Apple Software Update và nhấn khởi chạy SoftwareUpdate. Trong cửa sổ điều khiển, chọn Edit rồi chọn tiếp Preferences, sau đó bạn có thể chọn thiết lập tần suất cập nhật theo ngày hay theo tuần. Apple Software Update sẽ không tự động tải về các cập nhật nếu không được bạn cho phép, do vậy bạn có thể yên tâm là mình sẽ không lỡ tay cập nhật thứ mình không muốn.
Đối với Firefox, bạn hãy tìm phần Options trong menu Firefox (góc trên cùng bên trái của trình duyệt), sau đó chọn thẻ Advanced phía trên rồi nhấn vào thẻ Update. Sau đó nhấn đánh dấu ô ‘Automatically check for updates'.
Nếu bạn sử dụng trình duyệt Chrome, bạn không thể tắt chế độ tự động cập nhật đi được nếu không can thiệp vào Windows Registry. Tuy nhiên, mỗi khi phát hiện có bản cập nhật trong lúc bạn đang duyệt web, Chrome thường hiển thị một mũi tên nhỏ ở phía trên bên phải cửa sổ trình duyệt. Bạn chỉ việc nhấn vào đó rồi chọn Update Google Chrome để cài đặt cập nhật này.
2. Tắt cookies Cookie thực ra cũng rất hữu ích đối với người hay phải đăng nhập khi lướt web. Có lúc nó tránh cho bạn cảnh phải gõ lại mật khẩu đăng nhập nửa phút một lần. Tuy nhiên, có một số người thích các cookie có thể bám theo bạn từ trang web này sang trang web khác rồi báo lại cho họ (thường là các bên thu thập dữ liệu của công ty quảng cáo). Bạn có thể tắt cookie khó chịu của các bên thứ 3 này mà không làm ảnh hưởng tới các cookie có ích khác.
Với Internet Explorer, bạn vẫn vào phần Control Panel, Internet Options rồi chọn thẻ Privacy rồi tiếp tục kéo xuống tích vào các tùy chọn tương ứng để khóa cookie của các bên thứ 3 theo yêu cầu. Hoặc bạn cũng có thể nhấn chọn Advanced, đánh dấu vào ô kiểm Override automatic cookie handling và chọn Block ở dưới phần‘Third-party cookies’.
Với Safari, bạn vào phần Edit, Preferences, Privacy và chọn phần ‘Block cookies’ từ From third parties and advertisers.
Trong Firefox, bạn vẫn chọn Options, Privacy rồi chọn tiếp Use custom settings for history ở menu xổ xuống, đồng thời bỏ chọn ở ô Accept third-party cookies.
Còn nếu bạn dùng Chrome, hãy vào Options, Under the Hood, Content Settings và đánh dấu chọn Block third-party cookies from being set.
3. Lưu dữ liệu với Lazarus (dành cho Safari, Chrome, Firefox) Với ứng dụng phụ trợ (add-on) Lazarus được tích hợp vào trình duyệt, người dùng sẽ không còn phải lo lắng về việc mất dữ liệu khi trình duyệt bị treo nữa. Công cụ này sẽ lưu lại bất kỳ thứ gì bạn nhập vào trình duyệt, kể cả những đoạn văn bản dài, rắc rối trước khi trình duyệt của bạn lỡ gặp phải sự cố và yêu cầu khởi động lại.
4. An toàn lướt mạng với Web of Trust (WOT)
Sau khi cài đặt WOT vào trình duyệt, bạn sẽ thấy một vòng tròn nhỏ xuất hiển bên cạnh tất cả các đường dẫn hiển thị trong trang web mà bạn ghé thăm. Vòng tròn này hiển thị màu sắc mô phỏng đèn tín hiệu giao thông đỏ, vàng, xanh. Các màu này thể hiện các mức độ an toàn hay nguy hiểm tương ứng đối với các đường dẫn được đánh giá bởi hàng triệu người dùng Web of Trust. Các tiêu chí được đánh giá bởi cộng đồng này gồm có độ tin cậy, uy tín của nhà cung cấp, tính riêng tư và độ an toàn đối với trẻ em.
5. Đồng bộ bookmark
Ngày nay, bạn không phải kè kè bên mình các bản sao và nhập các lưu trữ bookmark vào mỗi máy tính nữa. Một số tình duyệt phổ biến đã có sẵn công cụ tích hợp cho phép đồng bộ dữ liệu này theo phương thức tự động và thuận tiện. Với những ai đang sử dụng trình duyệt Chrome, họ chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Google của mình rồi vào phần Options => Personal Stuff để đồng bộ bookmark, lịch sử truy cập web, các công cụ mở rộng cùng cài đặt và thiết lập của chúng. Người dùng trình duyệt Safari cũng có thể làm điều tương tự qua dịch vụ đám mây iCloud của Apple.
Trong trường hợp bạn không sử dụng trình duyệt của 3 “gã khổng lồ” Apple/Google/Microsoft, bạn thậm chí còn có một công cụ tốt hơn để thực hiện việc này. Xmarks là một add-on đa nền tảng đơn giản để đồng bộ bookmark. Nếu bạn chấp nhận trả phí 12 USD/năm để mua dịch vụ Premium thì bạn có thể đồng bộ với cả các thiết bị iOS, Android và BlackBerry. Xmarks miễn phí hiện đang hoạt động với Firefox, Internet Explorer và Safari.
6. Duyệt web riêng tư Các trình duyệt web thường ghi lại thông tin về việc bạn ghé thăm những trang web nào. Tuy nhiên không phải ai cũng thích điều này và các trình duyệt lớn đều có chế độ duyệt web riêng tư, không ghi lại các thông tin lướt mạng của người dùng. Internet Explorer 9 gọi chế độ này là InPrivate Browsing và kích hoạt bằng tổ hợp phím Ctrl-Shift-P khi trình duyệt đang mở. Chrome thì gọi chế độ duyệt web này là Incognito Mode và kích hoạt tương tự bằng tổ hợp phím Ctrl-Shift-N. Firefox gọi thẳng chế độ này là Private Browsing và cũng kích hoạt bằng tổ hợp phím Ctrl-Shift-P như IE 9. Safari thì “rắc rối” hơn một chút khi phải vào Edit rồi mới chọn Private Browsing.
Trong trường hợp bạn không kích hoạt chế độ lướt web riêng tư mà vẫn muốn xóa các thông tin như lịch sử duyệt web, các đường dẫn URL từ các trang bạn đã truy cập hoặc các mẫu điền thông tin trên mạng thì bạn có thể tự xóa lấy. Với IE và Firefox, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl-Shift-Delete . Đối với Chrome bạn cần vào phần Options => Under the Hood => Privacy rồi chọn Clear browsing data. Người dùng Safari thì sẽ nhấn chuột vào menu History rồi chọn Clear history để hoàn tất việc xóa các thông tin lướt web.
7. Phóng to thu nhỏ dễ dàng
Thường thì các trang web chưa chắc đã hiển thị ở kích cỡ mà bạn thích, các chữ cái có thể quá nhỏ hoặc quá to. Khắc phục vấn đề này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nhấn giữ phím Ctrl rồi cuộn bi lăn của con chuột máy tính để phóng to hoặc thu nhỏ nội dung hiển thị trong trang web tới mức thích hợp. Nếu không muốn dùng chuột, bạn có thể sử dụng kết hợp các phím Ctrl+ và Ctrl- để điều chỉnh.
Khóa trình duyệt
8. Cách ly các ứng dụng “có vấn đề” với Sandboxie
Bạn có thể thêm một tầng bảo vệ nữa cho máy tính của bạn bằng việc cài đặt thêm ứng dụng “hộp cát” - sandbox (các ứng dụng kiểu này hoạt động theo cơ chế cách ly các ứng dụng đang chạy và thực thi tác vụ riêng rẽ trong môi trường ảo). Các chương trình khi chạy dưới sự giám sát của ứng dụng sandbox sẽ bị hạn chế đến tối thiểu khả năng truy cập hoặc thay đổi tài liệu trên máy cũng như hệ thống máy tính. Phương thức này sẽ giúp giảm thiểu khả năng lây nhiễm của phần mềm độc hại bị các phần mềm bảo vệ trên máy bạn bỏ sót mỗi khi bạn tiến hành mua bán trực tuyến hay ghé thăm các trang web không an toàn. Sandboxie là một công cụ như vậy. Với giá 40 USD, nó cho phép bạn mở trình duyệt, trình email và bất cứ chương trình nào khác trong phạm vi một "hộp cát" có thể tùy chỉnh, để cách ly với phần còn lại của hệ thống.
9. Sử dụng phần mềm quản lý mật khẩu tin cậy
Sự việc hacker công bố mật khẩu email của các quan chức Syria mới đây cho thấy sự cẩu thả trong việc thiết lập mật khẩu là khá phổ biến. Tuy nhiên nếu đặt mật khẩu quá dài dòng và phức tạp cho những trang web quan trọng thì lại khó nhớ và nếu viết ra để lưu lại thì cũng có nguy cơ bị lộ cao không kém. Cách tốt hơn là lưu chúng vào một tập tin văn bản trong máy tính hoặc lưu luôn ở trình duyệt. Nhưng như vậy thì ai vào được máy bạn cũng sẽ dễ dàng thấy được các thông tin này. Cách tốt nhất là dùng một chương trình quản lý mật khẩu kiểu như LastPass hay 1Password.Mặc dù các chương trình quản lý mật khẩu có những tính năng nổi trội khác nhau song về cơ bản chúng đều hoạt động trên nguyên tắc chỉ yêu cầu bạn nhớ 1 mật khẩu chính cho chương trình, và công cụ đi kèm sẽ tạo ra các chuỗi mật khẩu khó phá dành cho các website và dịch vụ trực tuyến bạn hay sử dụng.
Bằng cách đó, bạn sẽ tránh được nguy cơ dùng chung mật khẩu cho các tài khoản thư điện tử, mạng xã hội, tài khoản ngân hàng trực tuyến đòng thời cũng tránh được phiền toái khi phải nhớ cả tá mật khẩu phức tạp. Một ưu điểm khác là các chương trình quản lý mật khẩu thường có các phiên bản di động có thể được lưu và chạy trực tiếp từ thanh nhớ USB hoặc ứng dụng di động để sử dụng cho điện thoại thông minh và máy tính bảng.
10. Tránh sử dụng các mã script trên web (đối với Firefox, Chrome)JavaScript, Flash, Silverlight, ActiveX là những ngôn ngữ mã script hai mặt. Các chương trình video trực tuyến đều dùng chúng để phục vụ nội dung cho người xem, và các quảng cáo pop-up khó chịu, các phần mềm độc hại cũng sử dụng chúng để gây phiền toái cho người dùng. Nếu muốn tránh xa các rắc rối tiềm ẩn nói trên, hãy sử dụng NoScript (Firefox) hoặc NotScripts (Chrome) để đảm bảo tắt các thành phần có thể gây hại kiểu này trên các trang web mà bạn ghé thăm.
Bạn cũng có thể chọn cho phép các mã script cụ thể được hoạt động tùy theo nhu cầu. Điều này giúp tránh được nguy cơ “clickjacking” (khi bạn nhấn chuột lên hình ảnh nào đó, mã script giấu trong bức ảnh sẽ được thực thi và nó sẽ đăng tải các thông tin rác lên Facebook hay Twitter của người dùng), cũng như tránh được nguy cơ bị tấn công bởi các mã “cross-site scripting” (kiểu mã này thường được tin tặc giấu các chương trình đánh cắp dữ liệu tại các ứng dụng web, nó tận dụng lỗ hổng của các ứng dụng web và tránh được các cảnh báo của các chương trình phòng vệ).
Quản lý mạng xã hội
11. Quản lý chung các tài khoản mạng xã hội (Trình duyệt: Firefox, Chrome)Yoono là một ứng dụng cho phép người dùng theo dõi các dòng thông tin hiển thị trên các tài khoản mạng xã hội Facebook, Flickr, LinkedIn và Twitter của người dùng. Nó cũng cho phép tán gẫu trực tiếp với bạn bè trực tiếp đối với vài dịch vụ mạng xã hội. Bạn chỉ cần 1 thẻ để quản lý chung tất cả những thứ ấy. Bạn có thể dùng dịch vụ này trực tiếp tại website của Yoono trên hầu hết mọi trình duyệt. Ngoài ra bạn nếu bạn dùng Firefox hay Chrome thì hãy cài add-on của Yoono để tận hưởng các tính năng thú vị mà nó mang lại.
12. Khóa toàn bộ các nút chia sẻ (Trình duyệt: Firefox, Chrome)
Nếu bạn là nguời không thích mạng xã hội, bạn có thể cài đặt các công cụ như Antisocial (Chrome) hay ShareMeNot (Firefox). Cả 2 công cụ này đều ngăn chặn việc gửi thông tin của 2 nút chia sẻ phổ biến nhất hiện nay là “Like” của Facebook và “+1” của Google. Antisocial chặn các nút này ngay từ khi chạy trang web còn ShareMeNot thì ngăn chặn tiến trình báo cáo thông tin về cho các công ty theo dõi thói quen lướt web của bạn thông qua việc bấm các nút này.
13. Lựa chọn công cụ thích hợp cho mạng xã hội
Gần như trình duyệt nào cũng có các công cụ mở rộng phục vụ cho những người dùng có nhu cầu thường xuyên sử dụng mạng xã hội hay các trang tổng hợp tin tức. Hãy thử tìm danh sách các công cụ hỗ trợ Facebook trên Chrome và bạn sẽ thấy có các công cụ giúp bạn cập nhật tin tức, tải toàn bộ album ảnh hay thậm chí thông báo cho bạn biết ai vừa "nghỉ chơi” với bạn trên các mạng xã hội mà bạn tham gia. Người dùng Internet Explorer tìm các công cụ tương tự ở Internet Explorer Gallery, người dùng Firefox tìm tại kho add-on đồ sộ của Mozilla. Người dùng Safari có thể tìm kiếm các công cụ mở rộng tương tự được Apple liệt kê ở Safari Extensions Gallery.
Xử lý các trục trặc đối với trình duyệt
14. Xử lý plug-in PDF
PDF tích hợp vào trình duyệt có thể khá tiện song đa phần nó làm cho trình duyệt của bạn trở nên nặng nề và chậm chạp. Việc Acrobat Reader cập nhật liên tục đã là một phiền toái, việc nạp và mở tài liệu PDF trên web thường mất tối thiểu 30 giây đối với máy tính tầm trung và đường truyền “tầm tầm”. Hãy thử dùng Foxit Reader thay cho Acrobat Reader của Adobe, nó gọn nhẹ và trực quan hơn nhiều (lưu ý là khi cài đặt nhớ từ chối không cài bất kỳ một thanh công cụ nào mà chương trình gợi ý). Sau khi Foxit được cài đặt, bạn vào phần Tools => Preferences => File Associations và bỏ chọn ở mục Display PDF in Browser. Từ đó trở đi, mỗi khi bạn nhấn vào đường dẫn nào có chứa tài liệu PDF, trình duyệt của bạn sẽ tải nó về máy tính mà không làm ảnh hưởng tới quá trình duyệt web của bạn.
15. Sử dụng nhiều trình duyệt khi cần thiết, đặc biệt đối với Flash
Flash có thể hoạt động không ổn định, nhất là đối với các ứng dụng xem video trực tuyến. Nếu trình duyệt của bạn thường gặp trục trặc với Flash, hãy thử đổi sang một trình duyệt khác xem có xử lý được lỗi đó hay không. Nhiều người dùng cho biết dịch vụ video trực tuyến Hulu thường lỗi với Chrome song lại chạy tốt trên Firefox.
16. Hiểu rõ các phương thức tự chẩn đoán lỗi trình duyệt
Hầu hết các ứng dụng phụ trợ của web đều rất nhẹ (thường từ vài chục kb đến vài trăm kb), nhưng nếu bạn cài quá nhiều thì có thể chúng lại xung đột với nhau. Nhưng có lẽ khi tung ra kho add-on, các trình duyệt đều có lường trước trường hợp này và có sẵn một số công cụ chẩn đoán và chỉnh sửa chúng.Trước tiên bạn phải đưa trình duyệt của mình về chế độ an toàn (safe mode), trình duyệt sẽ không chạy bất kỳ một ứng dụng mở rộng nào trong chế độ này. Chọn mục Run ở menu khởi động Start (theo thứ tự Start => All Programs => Accessories => Run với Windows 7, với Windows XP thì chỉ cần cụm phím Windows + R). Sau đó tại dòng lệnh Run: Đối với trình duyệt Chrome, bạn gõ vào chrome.exe --incognito; đối với Internet Explorer gõ iexplore - extoff. Đối với Firefox, người dùng cần nhấn chọn Help rồi chọn tiếp Restart with Add-Ons Disabled. Sau khi đã đưa trình duyệt vào chế độ safe mode rồi bạn hãy kiểm tra xem nó có chạy ổn định hay không. Nếu nó hoạt động tốt thì lần lượt kích hoạt các add-on lên để xem cái nào là thủ phạm gây treo máy.
Bên cạnh việc tự chẩn đoán thông qua cách vừa nói ở trên, Chrome cũng cung cấp cả công cụ chẩn đoán tích hợp. Bạn chỉ cần gõ chrome.exe --diagnostics vào dòng lệnh Run của Windows để kích hoạt chế độ này. Đối với trình duyệt Safari thì đơn giản hơn, bạn chỉ cần vào Edit, Preferences, Extensions và đưa tất cả các thiết lập về chế độ Off để đưa trình duyệt về chế độ safe-mode.
17. Tăng tốc kết nối web bằng cách thay đổi tên miền máy chủ
Hệ thống tên miền (Domain Name System - DNS) của nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) sẽ tiến hành biên dịch các url được bạn gõ vào trong ô địa chỉ của trình duyệt thành các địa chỉ IP dạng số. Tuy vậy máy chủ DNS của ISP chưa chắc đã có tốc độ nhanh nhất trong khu vực mà bạn sử dụng dịch vụ. Hãy tải công cụ đo DNS Benchmark (còn gọi là DNSBench) để xem máy chủ nào là nhanh nhất để dùng.
18. Đảm bảo thiết lập tối ưu cho trình duyệt (Trình duyệt: Chrome)
Việc xử lý các vấn đề của trình duyệt bao hàm rất nhiều thứ xoay quanh bản thân trình duyệt, máy tính người dùng, đường truyền Internet và thậm chí cả website được truy cập tới. Do đó bạn cần hiểu rõ trình duyệt của mình và các công cụ mở rộng đã cài đặt cũng như các vấn đề liên quan nói trên. Hãy tải IP Address and Domain Information nếu bạn dùng Chrome. Chỉ với 1 cú nhấn chuột chương trình này sẽ cung cấp một vài báo cáo đơn giản về IP và tên miền bao gồm vị trí, thông tin hosting và một số thông tin liên quan khác. Nếu cài thêm các công cụ mở rộng xử lý các vấn đề Hệ thống và Internet, bạn sẽ có thể kiểm tra thêm các thông tin khác như Whois, Traceroute, Ping, DNS Lookup và một số công cụ xử lý lỗi hệ thống cơ bản. Cuối cùng hãy chọn cài đặt User-Agent Switcher dành cho trình duyệt Chrome, bạn sẽ có thể “ngụy trang” Chrome thành bất kỳ trình duyệt nào như IE hay Firefox để vào các trang web chỉ được thiết kế để hoạt động với những trình duyệt nhất định.
Tăng tốc trình duyệt
19. Duyệt web qua lại giữa máy tính và điện thoại thông minh Không phaỉ lúc nào bạn cũng lướt mạng trực tuyến bằng máy tính, số lượng thiết bị di động truy cập web đã tăng chóng mặt trong thời gian qua. Nhưng cũng không phải trang web nào cũng có phiên bản dành cho di động hoặc được tối ưu dành cho thiết bị màn hình nhỏ này. Khi ấy bạn có thể cần tới Read It Later một dịch vụ web cho phép lưu trang web để phục vụ các mục đích sử dụng khác. Nếu bạn là người dùng Chrome và sở hữu thiết bị Android, bạn sẽ đánh giá cao công cụ mở rộng Chrome to Phone. Công cụ này cho phép bạn có thể chuyển các dữ liệu bản đồ, trang web, số điện thoại và cả văn bản sang ứng dụng Android tương ứng. Ứng dụng ăn khách Evernote còn cung cấp hẳn add-on Evernote Web Clipper cho các trình duyệt Chrome, Internet Explorer và Firefox để người dùng Evernote có thể lưu các trang web vào ứng dụng này để đọc sau.
20. Nâng tầm Gmail
Khá nhiều người dùng không thích giao diện web của Gmail. Nhưng hãy xem thử các tính năng được “phòng thí nghiệm” Gmail Labs cung cấp thì nó rất đáng giá để thử (sau khi đăng nhập Gmail, nhấn vào biểu tượng bánh răng ở góc trên bên phải, sau đó chọn Settings hoặc Themes, rồi nhấn vào Labs).
Một trong những cải tiến được đánh giá cao là Multiple Inboxes, cho phép người dùng có thể xem Drafts, Inbox, Starred hay bất cứ mục nào theo thiết lập của người dùng tại ngay trang chính của Gmail. Tính năng “gọi lại thư đã gửi” Undo Send cho phép người dùng lấy lại thư trong vòng vài giây sau khi lỡ gửi. Giao diện Preview Pane cho phép hiển thị sơ bộ nội dung xem trước theo kiểu Outlook rất tiện lợi. Bạn cũng có thể tạo các phím tắt trên bàn phím để dùng với Gmail bằng cách vào Settings rồi nhấn chọn Keyboard shortcuts on. Các phím tắt này thực sự hữu dụng đối với những ai không thích nhấn chuột.
21. Sử dụng TinEye
Cho dù Google có mạnh đến đâu đi chăng nữa, việc tìm nguồn gốc của một bức ảnh trên web là cực khó. Hãy thử đưa bức ảnh này vào TinEye.com, trang này sẽ có thể cung cấp các thông tin về nguồn gốc bức ảnh, nó đã qua xử lý Photoshop hay chưa và phiên bản có độ phân giải cao hơn của chính bức ảnh này có thể có ở đâu. Hiện tần suất tìm miễn phí được giới hạn ở 50 lượt tìm kiếm/ngày. Trong trường hợp bạn thấy dịch vụ này hữu ích thì hãy tải add-on tương ứng với trình duyệt của mình để sử dụng.
Hy vọng các mẹo và các công cụ hữu ích trên sẽ giúp cho việc lướt web của bạn thêm hiệu quả.
Nguồn PCW
Cách đơn giản nhất để giữ cho trình duyệt được ổn định và đảm bảo an toàn là để nó ở chế độ tự động cập nhật. Bằng cách đó, bạn sẽ luôn chạy phiên bản mới nhất của nó và hầu hết các trình duyệt hiện nay đều có chế độ này. Safari được cập nhật thông qua chương trình Apple Software Update (chương trình này được cài kèm sau khi bạn cài Safari hoặc bất kỳ ứng dụng nào của Apple lên máy tính), Internet Explorer cập nhật thông qua tính năng Windows Update tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows. Firefox và Chrome thì luôn kiểm tra tính cập nhật mỗi khi bạn khởi chạy trình duyệt. Trong trường hợp bạn nghĩ tính năng tự động cập nhật của bạn chưa kích hoạt thì hãy làm theo các bước sau:
Với Internet Explorer, vào phần Control Panel => Windows Update => Change settings trong phần menu xổ xuống chọn Install updates automatically. Tùy chọn này sau khi kích hoạt cũng sẽ tự động cập nhật các thay đổi khác của Windows.
Với Safari, tìm công cụ Apple Software Update theo cách nhấn phím Windows và gõ Apple Software Update vào ô tìm kiếm hoặc vào phần C:/Program Files (x86)/Apple Software Update và nhấn khởi chạy SoftwareUpdate. Trong cửa sổ điều khiển, chọn Edit rồi chọn tiếp Preferences, sau đó bạn có thể chọn thiết lập tần suất cập nhật theo ngày hay theo tuần. Apple Software Update sẽ không tự động tải về các cập nhật nếu không được bạn cho phép, do vậy bạn có thể yên tâm là mình sẽ không lỡ tay cập nhật thứ mình không muốn.
Đối với Firefox, bạn hãy tìm phần Options trong menu Firefox (góc trên cùng bên trái của trình duyệt), sau đó chọn thẻ Advanced phía trên rồi nhấn vào thẻ Update. Sau đó nhấn đánh dấu ô ‘Automatically check for updates'.
Nếu bạn sử dụng trình duyệt Chrome, bạn không thể tắt chế độ tự động cập nhật đi được nếu không can thiệp vào Windows Registry. Tuy nhiên, mỗi khi phát hiện có bản cập nhật trong lúc bạn đang duyệt web, Chrome thường hiển thị một mũi tên nhỏ ở phía trên bên phải cửa sổ trình duyệt. Bạn chỉ việc nhấn vào đó rồi chọn Update Google Chrome để cài đặt cập nhật này.
Tắt các cookie theo dõi trình duyệt. |
Với Internet Explorer, bạn vẫn vào phần Control Panel, Internet Options rồi chọn thẻ Privacy rồi tiếp tục kéo xuống tích vào các tùy chọn tương ứng để khóa cookie của các bên thứ 3 theo yêu cầu. Hoặc bạn cũng có thể nhấn chọn Advanced, đánh dấu vào ô kiểm Override automatic cookie handling và chọn Block ở dưới phần‘Third-party cookies’.
Với Safari, bạn vào phần Edit, Preferences, Privacy và chọn phần ‘Block cookies’ từ From third parties and advertisers.
Trong Firefox, bạn vẫn chọn Options, Privacy rồi chọn tiếp Use custom settings for history ở menu xổ xuống, đồng thời bỏ chọn ở ô Accept third-party cookies.
Còn nếu bạn dùng Chrome, hãy vào Options, Under the Hood, Content Settings và đánh dấu chọn Block third-party cookies from being set.
Lazarus lưu các nội dung phòng khi trình duyệt bị treo |
4. An toàn lướt mạng với Web of Trust (WOT)
Web of Trust đánh giá mức độ an toàn của đường dẫn |
5. Đồng bộ bookmark
Ngày nay, bạn không phải kè kè bên mình các bản sao và nhập các lưu trữ bookmark vào mỗi máy tính nữa. Một số tình duyệt phổ biến đã có sẵn công cụ tích hợp cho phép đồng bộ dữ liệu này theo phương thức tự động và thuận tiện. Với những ai đang sử dụng trình duyệt Chrome, họ chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Google của mình rồi vào phần Options => Personal Stuff để đồng bộ bookmark, lịch sử truy cập web, các công cụ mở rộng cùng cài đặt và thiết lập của chúng. Người dùng trình duyệt Safari cũng có thể làm điều tương tự qua dịch vụ đám mây iCloud của Apple.
Trong trường hợp bạn không sử dụng trình duyệt của 3 “gã khổng lồ” Apple/Google/Microsoft, bạn thậm chí còn có một công cụ tốt hơn để thực hiện việc này. Xmarks là một add-on đa nền tảng đơn giản để đồng bộ bookmark. Nếu bạn chấp nhận trả phí 12 USD/năm để mua dịch vụ Premium thì bạn có thể đồng bộ với cả các thiết bị iOS, Android và BlackBerry. Xmarks miễn phí hiện đang hoạt động với Firefox, Internet Explorer và Safari.
Kích hoạt chế độ duyệt web riêng tư trong Chrome |
Trong trường hợp bạn không kích hoạt chế độ lướt web riêng tư mà vẫn muốn xóa các thông tin như lịch sử duyệt web, các đường dẫn URL từ các trang bạn đã truy cập hoặc các mẫu điền thông tin trên mạng thì bạn có thể tự xóa lấy. Với IE và Firefox, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl-Shift-Delete . Đối với Chrome bạn cần vào phần Options => Under the Hood => Privacy rồi chọn Clear browsing data. Người dùng Safari thì sẽ nhấn chuột vào menu History rồi chọn Clear history để hoàn tất việc xóa các thông tin lướt web.
7. Phóng to thu nhỏ dễ dàng
Thường thì các trang web chưa chắc đã hiển thị ở kích cỡ mà bạn thích, các chữ cái có thể quá nhỏ hoặc quá to. Khắc phục vấn đề này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nhấn giữ phím Ctrl rồi cuộn bi lăn của con chuột máy tính để phóng to hoặc thu nhỏ nội dung hiển thị trong trang web tới mức thích hợp. Nếu không muốn dùng chuột, bạn có thể sử dụng kết hợp các phím Ctrl+ và Ctrl- để điều chỉnh.
Khóa trình duyệt
8. Cách ly các ứng dụng “có vấn đề” với Sandboxie
Bạn có thể thêm một tầng bảo vệ nữa cho máy tính của bạn bằng việc cài đặt thêm ứng dụng “hộp cát” - sandbox (các ứng dụng kiểu này hoạt động theo cơ chế cách ly các ứng dụng đang chạy và thực thi tác vụ riêng rẽ trong môi trường ảo). Các chương trình khi chạy dưới sự giám sát của ứng dụng sandbox sẽ bị hạn chế đến tối thiểu khả năng truy cập hoặc thay đổi tài liệu trên máy cũng như hệ thống máy tính. Phương thức này sẽ giúp giảm thiểu khả năng lây nhiễm của phần mềm độc hại bị các phần mềm bảo vệ trên máy bạn bỏ sót mỗi khi bạn tiến hành mua bán trực tuyến hay ghé thăm các trang web không an toàn. Sandboxie là một công cụ như vậy. Với giá 40 USD, nó cho phép bạn mở trình duyệt, trình email và bất cứ chương trình nào khác trong phạm vi một "hộp cát" có thể tùy chỉnh, để cách ly với phần còn lại của hệ thống.
9. Sử dụng phần mềm quản lý mật khẩu tin cậy
LastPass giúp quản lý và tạo các mật khẩu an toàn |
Bằng cách đó, bạn sẽ tránh được nguy cơ dùng chung mật khẩu cho các tài khoản thư điện tử, mạng xã hội, tài khoản ngân hàng trực tuyến đòng thời cũng tránh được phiền toái khi phải nhớ cả tá mật khẩu phức tạp. Một ưu điểm khác là các chương trình quản lý mật khẩu thường có các phiên bản di động có thể được lưu và chạy trực tiếp từ thanh nhớ USB hoặc ứng dụng di động để sử dụng cho điện thoại thông minh và máy tính bảng.
NoScript chặn các mã script ngoài ý muốn |
Bạn cũng có thể chọn cho phép các mã script cụ thể được hoạt động tùy theo nhu cầu. Điều này giúp tránh được nguy cơ “clickjacking” (khi bạn nhấn chuột lên hình ảnh nào đó, mã script giấu trong bức ảnh sẽ được thực thi và nó sẽ đăng tải các thông tin rác lên Facebook hay Twitter của người dùng), cũng như tránh được nguy cơ bị tấn công bởi các mã “cross-site scripting” (kiểu mã này thường được tin tặc giấu các chương trình đánh cắp dữ liệu tại các ứng dụng web, nó tận dụng lỗ hổng của các ứng dụng web và tránh được các cảnh báo của các chương trình phòng vệ).
Quản lý mạng xã hội
Yoono quản lý mạng xã hội thuận tiện |
12. Khóa toàn bộ các nút chia sẻ (Trình duyệt: Firefox, Chrome)
Nếu bạn là nguời không thích mạng xã hội, bạn có thể cài đặt các công cụ như Antisocial (Chrome) hay ShareMeNot (Firefox). Cả 2 công cụ này đều ngăn chặn việc gửi thông tin của 2 nút chia sẻ phổ biến nhất hiện nay là “Like” của Facebook và “+1” của Google. Antisocial chặn các nút này ngay từ khi chạy trang web còn ShareMeNot thì ngăn chặn tiến trình báo cáo thông tin về cho các công ty theo dõi thói quen lướt web của bạn thông qua việc bấm các nút này.
13. Lựa chọn công cụ thích hợp cho mạng xã hội
Gần như trình duyệt nào cũng có các công cụ mở rộng phục vụ cho những người dùng có nhu cầu thường xuyên sử dụng mạng xã hội hay các trang tổng hợp tin tức. Hãy thử tìm danh sách các công cụ hỗ trợ Facebook trên Chrome và bạn sẽ thấy có các công cụ giúp bạn cập nhật tin tức, tải toàn bộ album ảnh hay thậm chí thông báo cho bạn biết ai vừa "nghỉ chơi” với bạn trên các mạng xã hội mà bạn tham gia. Người dùng Internet Explorer tìm các công cụ tương tự ở Internet Explorer Gallery, người dùng Firefox tìm tại kho add-on đồ sộ của Mozilla. Người dùng Safari có thể tìm kiếm các công cụ mở rộng tương tự được Apple liệt kê ở Safari Extensions Gallery.
Xử lý các trục trặc đối với trình duyệt
14. Xử lý plug-in PDF
PDF tích hợp vào trình duyệt có thể khá tiện song đa phần nó làm cho trình duyệt của bạn trở nên nặng nề và chậm chạp. Việc Acrobat Reader cập nhật liên tục đã là một phiền toái, việc nạp và mở tài liệu PDF trên web thường mất tối thiểu 30 giây đối với máy tính tầm trung và đường truyền “tầm tầm”. Hãy thử dùng Foxit Reader thay cho Acrobat Reader của Adobe, nó gọn nhẹ và trực quan hơn nhiều (lưu ý là khi cài đặt nhớ từ chối không cài bất kỳ một thanh công cụ nào mà chương trình gợi ý). Sau khi Foxit được cài đặt, bạn vào phần Tools => Preferences => File Associations và bỏ chọn ở mục Display PDF in Browser. Từ đó trở đi, mỗi khi bạn nhấn vào đường dẫn nào có chứa tài liệu PDF, trình duyệt của bạn sẽ tải nó về máy tính mà không làm ảnh hưởng tới quá trình duyệt web của bạn.
15. Sử dụng nhiều trình duyệt khi cần thiết, đặc biệt đối với Flash
Flash có thể hoạt động không ổn định, nhất là đối với các ứng dụng xem video trực tuyến. Nếu trình duyệt của bạn thường gặp trục trặc với Flash, hãy thử đổi sang một trình duyệt khác xem có xử lý được lỗi đó hay không. Nhiều người dùng cho biết dịch vụ video trực tuyến Hulu thường lỗi với Chrome song lại chạy tốt trên Firefox.
16. Hiểu rõ các phương thức tự chẩn đoán lỗi trình duyệt
Chrome tích hợp sẵn công cụ chẩn đoán lỗi |
Bên cạnh việc tự chẩn đoán thông qua cách vừa nói ở trên, Chrome cũng cung cấp cả công cụ chẩn đoán tích hợp. Bạn chỉ cần gõ chrome.exe --diagnostics vào dòng lệnh Run của Windows để kích hoạt chế độ này. Đối với trình duyệt Safari thì đơn giản hơn, bạn chỉ cần vào Edit, Preferences, Extensions và đưa tất cả các thiết lập về chế độ Off để đưa trình duyệt về chế độ safe-mode.
17. Tăng tốc kết nối web bằng cách thay đổi tên miền máy chủ
Hệ thống tên miền (Domain Name System - DNS) của nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) sẽ tiến hành biên dịch các url được bạn gõ vào trong ô địa chỉ của trình duyệt thành các địa chỉ IP dạng số. Tuy vậy máy chủ DNS của ISP chưa chắc đã có tốc độ nhanh nhất trong khu vực mà bạn sử dụng dịch vụ. Hãy tải công cụ đo DNS Benchmark (còn gọi là DNSBench) để xem máy chủ nào là nhanh nhất để dùng.
18. Đảm bảo thiết lập tối ưu cho trình duyệt (Trình duyệt: Chrome)
Việc xử lý các vấn đề của trình duyệt bao hàm rất nhiều thứ xoay quanh bản thân trình duyệt, máy tính người dùng, đường truyền Internet và thậm chí cả website được truy cập tới. Do đó bạn cần hiểu rõ trình duyệt của mình và các công cụ mở rộng đã cài đặt cũng như các vấn đề liên quan nói trên. Hãy tải IP Address and Domain Information nếu bạn dùng Chrome. Chỉ với 1 cú nhấn chuột chương trình này sẽ cung cấp một vài báo cáo đơn giản về IP và tên miền bao gồm vị trí, thông tin hosting và một số thông tin liên quan khác. Nếu cài thêm các công cụ mở rộng xử lý các vấn đề Hệ thống và Internet, bạn sẽ có thể kiểm tra thêm các thông tin khác như Whois, Traceroute, Ping, DNS Lookup và một số công cụ xử lý lỗi hệ thống cơ bản. Cuối cùng hãy chọn cài đặt User-Agent Switcher dành cho trình duyệt Chrome, bạn sẽ có thể “ngụy trang” Chrome thành bất kỳ trình duyệt nào như IE hay Firefox để vào các trang web chỉ được thiết kế để hoạt động với những trình duyệt nhất định.
Tăng tốc trình duyệt
Evernote Web Clipper cho phép lưu trang web vào ứng dụng Evernote để sử dụng được với điện thoại thông minh. |
20. Nâng tầm Gmail
Khá nhiều người dùng không thích giao diện web của Gmail. Nhưng hãy xem thử các tính năng được “phòng thí nghiệm” Gmail Labs cung cấp thì nó rất đáng giá để thử (sau khi đăng nhập Gmail, nhấn vào biểu tượng bánh răng ở góc trên bên phải, sau đó chọn Settings hoặc Themes, rồi nhấn vào Labs).
Gmail Labs có nhiều tính năng đáng giá |
21. Sử dụng TinEye
Cho dù Google có mạnh đến đâu đi chăng nữa, việc tìm nguồn gốc của một bức ảnh trên web là cực khó. Hãy thử đưa bức ảnh này vào TinEye.com, trang này sẽ có thể cung cấp các thông tin về nguồn gốc bức ảnh, nó đã qua xử lý Photoshop hay chưa và phiên bản có độ phân giải cao hơn của chính bức ảnh này có thể có ở đâu. Hiện tần suất tìm miễn phí được giới hạn ở 50 lượt tìm kiếm/ngày. Trong trường hợp bạn thấy dịch vụ này hữu ích thì hãy tải add-on tương ứng với trình duyệt của mình để sử dụng.
Hy vọng các mẹo và các công cụ hữu ích trên sẽ giúp cho việc lướt web của bạn thêm hiệu quả.
Nguồn PCW
Comment