Tony Buzan – một bộ não siêu phàm về tư duy sáng tạo
Tony Buzan đạt danh hiệu người có trí thông minh sáng tạo cao nhất thế giới (Creativity IQ). Không chỉ nổi tiếng là một tác giả, diễn giả hàng đầu thế giới về não bộ và phương pháp học, cha đẻ của kĩ thuật Mindmap (công cụ tư duy đa năng cho não), ông còn được biết đến là biên tập viên của tạp chí Mensa, tư vấn viên , cố vấn cho chính phủ của Anh, Singapore, Mexico…, một huấn luyện viên của Olympic, một vận động viên tài năng, một nhà thơ đã được nhận giải thưởng thi ca.
Tony Buzan Sinh năm 1942 tại London, Anh. Năm 13 tuổi, ông tham gia dự một bài kiểm tra đọc nhanh và đứng thứ hai sau một bạn gái trong lớp, ngay lập tức ông đã hỏi cô giáo của mình làm thế nào để có thể tăng khả năng đọc nhanh và nhận được câu trả lời là không thể. Lý do là ông đã có khả năng phát triển thế mạnh về cơ bắp và thể chất thì sẽ hạn chế về khả năng tư duy và đọc nhanh. Ông đã không chấp nhận lý do đó và tìm cách rèn luyện trí nhớ của mình, ông phát hiện ra bộ não cũng giống như cơ bắp, có thể rèn luyện được. Điều này đã giúp ông hoàn tất chương trình học phổ thông nhanh gấp hai lần so với bình thường. Ông khẳng định, kỹ thuật Mindmap mang đến sự hỗ trợ tốt nhất cho giáo dục, vì giáo dục phải dạy những môn cơ bản như đọc, số, viết, sử dụng công cụ Mindmap se giúp những đứa trẻ suy nghĩ tốt hơn trên bình diện tổng quát, học nhanh hơn, nhớ nhiều và kĩ hơn.
Tony Buzan cho rằng: quan điểm chỉ có những ông bố bà mẹ thông minh mới sinh ra được những thiên tài là một sai lầm. Chính việc ông thành công trong rèn luyện khả năng tư duy của bộ não đã cho thấy, những ông bố bà mẹ không phải là thiên tài, nhưng nếu họ tạo ra cho con cái họ một môi trường tốt để phát huy tư duy sáng tạo của trẻ thì họ cũng sẽ có được những thiên tài . Kích thích sự sáng tạo cho trẻ trong lứa tuổi mà khả năng sáng tạo đạt mức độ cao nhất là một việc quan trọng, nó đòi hỏi có sự gắn kết của gia đình, nhà trường và xã hội. Một đứa trẻ cũng giống như một cây con được mọc lên từ một hạt giống, nếu như cây con cần ánh sáng, khoáng chất và nước để lớn lên khỏe mạnh, thì muốn một đứa trẻ phát triển toàn diện hãy cho nó tình yêu thương, sự khuyến khích động viên, sự giáo dục đúng phương pháp.
Tony Buzan đã xây dựng tên tuổi của mình từ một ý tưởng về cơ bản rất đơn giản mà ông gọi là Bản đồ Tư duy (Mind Maps) – công cụ hỗ trợ tư duy được mô tả là “Công cụ của bộ não” với hơn 250 triệu người sử dụng trên thế giới.
Bạn đang tự hỏi: Bản đồ Tư duy là gì? Nó hoạt động ra sao? Thực tế, Bản đồ Tư duy là một công cụ cho mọi hoạt động tư duy. Có thể miêu tả nó là một kỹ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp bạn khai phá tiềm năng vô tận của bộ não. Bản đồ Tư duy công cụ giúp bạn làm chủ cuộc sống: ghi nhớ, quản lý, sáng tạo, lập kế hoạch… và thành công. Tony Buzan tin rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ bao la rộng lớn, nhưng trong mỗi chúng ta cũng có một vụ trụ khác chưa được khai phá – bộ não. Đi sâu khám phá “tiểu vũ trụ” này, chúng ta cũng sẽ thu được những điều vô cùng kỳ diệu về tiềm năng không giới hạn của chúng ta như sự kỳ diệu của vũ trụ vậy.
Tony Buzan đi nhiều nước trên thế giới để thực hiện sứ mệnh của mình. Sứ mệnh đó là giải phóng sức mạnh của não bộ nhằm khám phá và sử dụng tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người một cách dễ dàng nhất. Phần lớn các lý thuyết của ông được chia theo các chủ đề: nhận thức chung về năng lực, công suất to lớn của não bộ con người và cách thức hoạt động của nó; kỹ năng ghi nhớ; kỹ năng đọc; cách thức ghi chép theo phương pháp Mind Map; sự sáng tạo; và cách thức cải thiện hoạt động của não bộ theo thời gian. Tờ Thời báo London đã dự báo rằng “những gì Buzan làm cho tư duy nhân loại giống như Stephen Hawking đã làm cho vũ trụ”. Buzan dạy chúng ta phương pháp “Học cách thức tư duy nhanh chóng và tự nhiên”. Những công trình của ông dựa một phần vào các nghiên cứu về não bộ – một xu hướng bùng nổ từ những năm 1950 – và các nghiên cứu về não trái, não phải của Rober Ornstein và Roger Wolcott Sperry. Tony Buzan cùng với Raymond Keene đã tổ chức Đại Hội Thi Đấu Não Bộ (Mind Sports Olympiad) lần đầu tiên trên thế giới tại Royal Festival Hall, London (tháng 8 năm 1997). Những hoạt động trên là tất cả cống hiến của Tony Buzan trong việc giúp con người giải phóng được nhiều sức mạnh phi thường của não bộ.
Download : iMindMap_4.1.2_ve ban do tu duy.rar
Tony Buzan đạt danh hiệu người có trí thông minh sáng tạo cao nhất thế giới (Creativity IQ). Không chỉ nổi tiếng là một tác giả, diễn giả hàng đầu thế giới về não bộ và phương pháp học, cha đẻ của kĩ thuật Mindmap (công cụ tư duy đa năng cho não), ông còn được biết đến là biên tập viên của tạp chí Mensa, tư vấn viên , cố vấn cho chính phủ của Anh, Singapore, Mexico…, một huấn luyện viên của Olympic, một vận động viên tài năng, một nhà thơ đã được nhận giải thưởng thi ca.
Tony Buzan Sinh năm 1942 tại London, Anh. Năm 13 tuổi, ông tham gia dự một bài kiểm tra đọc nhanh và đứng thứ hai sau một bạn gái trong lớp, ngay lập tức ông đã hỏi cô giáo của mình làm thế nào để có thể tăng khả năng đọc nhanh và nhận được câu trả lời là không thể. Lý do là ông đã có khả năng phát triển thế mạnh về cơ bắp và thể chất thì sẽ hạn chế về khả năng tư duy và đọc nhanh. Ông đã không chấp nhận lý do đó và tìm cách rèn luyện trí nhớ của mình, ông phát hiện ra bộ não cũng giống như cơ bắp, có thể rèn luyện được. Điều này đã giúp ông hoàn tất chương trình học phổ thông nhanh gấp hai lần so với bình thường. Ông khẳng định, kỹ thuật Mindmap mang đến sự hỗ trợ tốt nhất cho giáo dục, vì giáo dục phải dạy những môn cơ bản như đọc, số, viết, sử dụng công cụ Mindmap se giúp những đứa trẻ suy nghĩ tốt hơn trên bình diện tổng quát, học nhanh hơn, nhớ nhiều và kĩ hơn.
Tony Buzan cho rằng: quan điểm chỉ có những ông bố bà mẹ thông minh mới sinh ra được những thiên tài là một sai lầm. Chính việc ông thành công trong rèn luyện khả năng tư duy của bộ não đã cho thấy, những ông bố bà mẹ không phải là thiên tài, nhưng nếu họ tạo ra cho con cái họ một môi trường tốt để phát huy tư duy sáng tạo của trẻ thì họ cũng sẽ có được những thiên tài . Kích thích sự sáng tạo cho trẻ trong lứa tuổi mà khả năng sáng tạo đạt mức độ cao nhất là một việc quan trọng, nó đòi hỏi có sự gắn kết của gia đình, nhà trường và xã hội. Một đứa trẻ cũng giống như một cây con được mọc lên từ một hạt giống, nếu như cây con cần ánh sáng, khoáng chất và nước để lớn lên khỏe mạnh, thì muốn một đứa trẻ phát triển toàn diện hãy cho nó tình yêu thương, sự khuyến khích động viên, sự giáo dục đúng phương pháp.
Tony Buzan đã xây dựng tên tuổi của mình từ một ý tưởng về cơ bản rất đơn giản mà ông gọi là Bản đồ Tư duy (Mind Maps) – công cụ hỗ trợ tư duy được mô tả là “Công cụ của bộ não” với hơn 250 triệu người sử dụng trên thế giới.
Bạn đang tự hỏi: Bản đồ Tư duy là gì? Nó hoạt động ra sao? Thực tế, Bản đồ Tư duy là một công cụ cho mọi hoạt động tư duy. Có thể miêu tả nó là một kỹ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp bạn khai phá tiềm năng vô tận của bộ não. Bản đồ Tư duy công cụ giúp bạn làm chủ cuộc sống: ghi nhớ, quản lý, sáng tạo, lập kế hoạch… và thành công. Tony Buzan tin rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ bao la rộng lớn, nhưng trong mỗi chúng ta cũng có một vụ trụ khác chưa được khai phá – bộ não. Đi sâu khám phá “tiểu vũ trụ” này, chúng ta cũng sẽ thu được những điều vô cùng kỳ diệu về tiềm năng không giới hạn của chúng ta như sự kỳ diệu của vũ trụ vậy.
Tony Buzan đi nhiều nước trên thế giới để thực hiện sứ mệnh của mình. Sứ mệnh đó là giải phóng sức mạnh của não bộ nhằm khám phá và sử dụng tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người một cách dễ dàng nhất. Phần lớn các lý thuyết của ông được chia theo các chủ đề: nhận thức chung về năng lực, công suất to lớn của não bộ con người và cách thức hoạt động của nó; kỹ năng ghi nhớ; kỹ năng đọc; cách thức ghi chép theo phương pháp Mind Map; sự sáng tạo; và cách thức cải thiện hoạt động của não bộ theo thời gian. Tờ Thời báo London đã dự báo rằng “những gì Buzan làm cho tư duy nhân loại giống như Stephen Hawking đã làm cho vũ trụ”. Buzan dạy chúng ta phương pháp “Học cách thức tư duy nhanh chóng và tự nhiên”. Những công trình của ông dựa một phần vào các nghiên cứu về não bộ – một xu hướng bùng nổ từ những năm 1950 – và các nghiên cứu về não trái, não phải của Rober Ornstein và Roger Wolcott Sperry. Tony Buzan cùng với Raymond Keene đã tổ chức Đại Hội Thi Đấu Não Bộ (Mind Sports Olympiad) lần đầu tiên trên thế giới tại Royal Festival Hall, London (tháng 8 năm 1997). Những hoạt động trên là tất cả cống hiến của Tony Buzan trong việc giúp con người giải phóng được nhiều sức mạnh phi thường của não bộ.
Download : iMindMap_4.1.2_ve ban do tu duy.rar
Comment