LÀM SAO ĐỂ BIẾT ĐƯỢC LỖI ĐƯỜNG TRUYỀN ?
Bidirectional Forwarding Detection (BFD) là một giao thức hoạt động giữa các thành phần vSmart và vEdge nhằm mục đích kiểm tra và phát hiện các sự cố xảy ra trên đường truyền SD-WAN chẳng hạn như: Up/Down, Loss/Latency/Jitter và IPSec Tunnel MTU.
Một trong những giải pháp kiểm tra sự cố đường truyền giữa các Router nhanh chóng là điều chỉnh thời gian gửi các gói Hello và Keep-Alive trên các giao thức định tuyến đến một giá trị rất nhỏ. Tuy nhiên, thời gian phát hiện ra sự cố vẫn chưa thực sự nhanh lắm và số lượng các Hello quá nhiều sẽ làm tiêu tốn CPU và giải pháp này không hiệu quả khi số lượng Router mở rộng số lượng.
Giao thức BFD sử dụng dùng các gói Hello có kích thước nhỏ để phát hiện các sự cố mất đường truyền giữa hai vEdge Router càng sớm càng tốt, nhờ đó mà giúp các vEdge Router giảm thiểu các chu kỳ sử dụng CPU nhằm giúp cho thời gian hội tụ cũng diễn ra ở tốc độ rất nhanh.
VD: Đối với giao thức EIGRP khi gán các giá trị Hello và Hold-Time tương ứng là 1 giây và 3 giây. Các Router Neighbor sẽ phát hiện các sự cố trong vòng 3 giây và sau đó mạng sẽ hội tụ lại. Tuy nhiên điều này không đủ nhanh và cần nhiều chu kỳ xử lý CPU để quản lý tất cả các gói EIGRP Hello.
=> Nếu dùng BFD giữa các Router dù cho mặc định thời gian Hello Interval 5 giây và Hold-Time 15 giây thì nếu có bất kỳ sự cố xảy ra, BFD sẽ gửi cảnh báo cho EIGRP sao cho EIGRP có thể tiến hành hội tụ ngay mà không cần chờ thêm một khoảng thời gian Hold-Time nào cả.
Cơ chế này sẽ ít tiêu tốn tài nguyên CPU vì các gói tin BFD có kích thước nhỏ hơn, gửi nhanh hơn và thời gian để xử lý cũng ít hơn. Trong các hệ thống Router dùng định tuyến phân bố (Distributed Linecard), BFD thậm chí còn hiệu quả hơn vì các Linecard sẽ xử lý BFD chứ CPU không xử lý. Khoảng thời gian BFD có thể gán xuống các giá trị dưới 1 giây, vì vậy khả năng phát hiện các sự cố sẽ nhanh hơn rất nhiều hơn bất kỳ giao thức định tuyến nào khác.
Cisco SD WAN: BFD (Bidirectional Forwarding Detection) - IP With Ease
+ Cách thức hoạt động của BFD:
1. Cài đặt phiên: BFD thiết lập phiên giữa hai thiết bị mạng.
2. Gói chào: Mỗi thiết bị gửi các gói "chào" định kỳ cho thiết bị kia.
3. Phát hiện lỗi: Nếu một thiết bị không nhận được gói chào trong khoảng thời gian được xác định trước, nó sẽ coi đường dẫn là bị lỗi.
4. Phản ứng nhanh: Các giao thức định tuyến sau đó có thể phản ứng nhanh chóng bằng cách chuyển hướng lưu lượng xung quanh đường dẫn bị lỗi.
+ Lợi ích của BFD:
Chuyển đổi dự phòng nhanh hơn: BFD phát hiện lỗi đường dẫn nhanh hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống như chờ đợi hết thời gian hẹn giờ của giao thức định tuyến.
Hiệu suất mạng được cải thiện: Bằng cách cho phép chuyển đổi dự phòng nhanh hơn, BFD giúp duy trì hiệu suất mạng nhất quán và giảm thiểu thời gian chết.
Khắc phục sự cố đơn giản hóa: BFD giúp xác định vị trí lỗi đường dẫn, đơn giản hóa nỗ lực khắc phục sự cố.
+ Dưới đây là một số điểm bổ sung cần lưu ý:
BFD thường được bật theo mặc định trên các bộ định tuyến Cisco SD-WAN vEdge.
Bạn có thể cấu hình các tham số BFD như khoảng thời gian gói chào và ngưỡng phát hiện.
BFD hoạt động cùng với các giao thức định tuyến để đảm bảo lựa chọn đường dẫn tối ưu và chuyển đổi dự phòng trong mạng của bạn.
#vnpro
Bidirectional Forwarding Detection (BFD) là một giao thức hoạt động giữa các thành phần vSmart và vEdge nhằm mục đích kiểm tra và phát hiện các sự cố xảy ra trên đường truyền SD-WAN chẳng hạn như: Up/Down, Loss/Latency/Jitter và IPSec Tunnel MTU.
Một trong những giải pháp kiểm tra sự cố đường truyền giữa các Router nhanh chóng là điều chỉnh thời gian gửi các gói Hello và Keep-Alive trên các giao thức định tuyến đến một giá trị rất nhỏ. Tuy nhiên, thời gian phát hiện ra sự cố vẫn chưa thực sự nhanh lắm và số lượng các Hello quá nhiều sẽ làm tiêu tốn CPU và giải pháp này không hiệu quả khi số lượng Router mở rộng số lượng.
Giao thức BFD sử dụng dùng các gói Hello có kích thước nhỏ để phát hiện các sự cố mất đường truyền giữa hai vEdge Router càng sớm càng tốt, nhờ đó mà giúp các vEdge Router giảm thiểu các chu kỳ sử dụng CPU nhằm giúp cho thời gian hội tụ cũng diễn ra ở tốc độ rất nhanh.
VD: Đối với giao thức EIGRP khi gán các giá trị Hello và Hold-Time tương ứng là 1 giây và 3 giây. Các Router Neighbor sẽ phát hiện các sự cố trong vòng 3 giây và sau đó mạng sẽ hội tụ lại. Tuy nhiên điều này không đủ nhanh và cần nhiều chu kỳ xử lý CPU để quản lý tất cả các gói EIGRP Hello.
=> Nếu dùng BFD giữa các Router dù cho mặc định thời gian Hello Interval 5 giây và Hold-Time 15 giây thì nếu có bất kỳ sự cố xảy ra, BFD sẽ gửi cảnh báo cho EIGRP sao cho EIGRP có thể tiến hành hội tụ ngay mà không cần chờ thêm một khoảng thời gian Hold-Time nào cả.
Cơ chế này sẽ ít tiêu tốn tài nguyên CPU vì các gói tin BFD có kích thước nhỏ hơn, gửi nhanh hơn và thời gian để xử lý cũng ít hơn. Trong các hệ thống Router dùng định tuyến phân bố (Distributed Linecard), BFD thậm chí còn hiệu quả hơn vì các Linecard sẽ xử lý BFD chứ CPU không xử lý. Khoảng thời gian BFD có thể gán xuống các giá trị dưới 1 giây, vì vậy khả năng phát hiện các sự cố sẽ nhanh hơn rất nhiều hơn bất kỳ giao thức định tuyến nào khác.
Cisco SD WAN: BFD (Bidirectional Forwarding Detection) - IP With Ease
+ Cách thức hoạt động của BFD:
1. Cài đặt phiên: BFD thiết lập phiên giữa hai thiết bị mạng.
2. Gói chào: Mỗi thiết bị gửi các gói "chào" định kỳ cho thiết bị kia.
3. Phát hiện lỗi: Nếu một thiết bị không nhận được gói chào trong khoảng thời gian được xác định trước, nó sẽ coi đường dẫn là bị lỗi.
4. Phản ứng nhanh: Các giao thức định tuyến sau đó có thể phản ứng nhanh chóng bằng cách chuyển hướng lưu lượng xung quanh đường dẫn bị lỗi.
+ Lợi ích của BFD:
Chuyển đổi dự phòng nhanh hơn: BFD phát hiện lỗi đường dẫn nhanh hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống như chờ đợi hết thời gian hẹn giờ của giao thức định tuyến.
Hiệu suất mạng được cải thiện: Bằng cách cho phép chuyển đổi dự phòng nhanh hơn, BFD giúp duy trì hiệu suất mạng nhất quán và giảm thiểu thời gian chết.
Khắc phục sự cố đơn giản hóa: BFD giúp xác định vị trí lỗi đường dẫn, đơn giản hóa nỗ lực khắc phục sự cố.
+ Dưới đây là một số điểm bổ sung cần lưu ý:
BFD thường được bật theo mặc định trên các bộ định tuyến Cisco SD-WAN vEdge.
Bạn có thể cấu hình các tham số BFD như khoảng thời gian gói chào và ngưỡng phát hiện.
BFD hoạt động cùng với các giao thức định tuyến để đảm bảo lựa chọn đường dẫn tối ưu và chuyển đổi dự phòng trong mạng của bạn.
#vnpro