Được biết anh Vũ Quang Thắng vừa mới ứng tuyển thành công vị trí quản trị hệ thống mạng WAN của ngân hàng VietBank, VnPro có buổi phỏng vấn nhằm tập hợp những chia sẻ về bí quyết học mạng thành công của anh.
Chào anh Thắng, anh có thể mô tả một chút về vị trí quản trị hệ thống mạng WAN của anh được không?
Ở vị trí này mình sẽ làm việc với nhiều hãng thiết bị, nhiều chủng loại thiết bị. Công việc là xử lý các sự cố liên quan đến hệ thống mạng WAN, Internet; thiết kế, triển khai các phương án dự phòng đảm bảo hoạt động liên tục hệ thống mạng; vận hành các thiết bị như Router, Switch, Firewall của Cisco, Juniper, F5, Fortinet… và một số hệ thống firewall mềm song song.
Trường hợp mình học về Cisco nhưng đi làm việc lại gặp nhiều thiết hãng khác bị như vậy có gây khó khăn cho anh nhiều hay không?
Về phần này, nó chỉ ảnh hưởng một giai đoạn ngắn lúc đầu. Học mạng Cisco giúp bạn có được kiến thức nền vững chắc, bạn có thể đi vào nghiên cứu và vận hành thiết bị của những hãng khác một cách dễ dàng.
Thực ra, giữa các hãng chỉ khác nhau một chút ở bước triển khai cấu hình, còn những bước như đấu nối, cách đọc sơ đồ mạng, giao thức hoạt động, luồng dữ liệu, vận hành hệ thống thì giống nhau. Ngoài ra, đối với những bạn triển khai cho nhiều công ty thì cần chứ ý thêm chính sách (policy) của từng công ty để chọn ra cấu hình phù hợp nhất cho công ty đó.
Anh chia sẻ học và làm việc tốt ở lĩnh vực mạng tốt cần những yếu tố nào?
Mình đã học CCNA và CCNP ở VnPro và nhận ra rằng để học mạng tốt, kiến thức nền là quan trọng nhất. Trước tiên nên đọc slide PPT chính thống trước để nắm tổng quan, sau đó để hiểu sâu thì đọc sách gốc của khóa học chứ không nên vào google đọc bình luận từ các diễn đàn từ đầu bởi lẽ nếu hiểu sai cái gốc của vấn đề sẽ ảnh hưởng lớn đến hàng loạt kiến thức tiếp theo.
Ngoài ra, để học mạng tốt cần thì cũng cần phải tổng hợp kiến thức có hệ thống sau khi học để nhớ lâu và dễ dàng vận dụng. Ở đây mình thường dùng sơ đồ tư duy (mindmap) để tổng hợp những kiến thức mình được học một cách ngắn gọn, cô đọng nhất.
Đối với công việc triển khai hệ thống mạng, mình thường dùng file excel để note từng phần cấu hình, nó giúp mình đưa vào sử dụng khi cần thiết nhanh chóng (đối với cấu hình phức tạp thì có cả công thức với đầu vào là nhiều tham số sẽ giảm thiểu tối đa thời gian nhập liệu và nhận biết tức thời khi người sử dụng nhập sai).
Còn đối với việc xử lý sự số trong hệ thống mạng, mình phải giải quyết từng tầng 1, đảm bảo tầng này hoạt động tốt thì có thể lên tầng trên, giúp khắc phục sự cố dễ dàng. Tùy theo kinh nghiệm có thể linh động kiểm tra nhanh qua từng tầng, nhưng những bước cơ bản như ví dụ phía dưới:
Vd: kiểm tra lỗi dây cáp (tầng 1), kiểm tra VLAN hoặc STP (tầng 2), kiểm tra kết nối IP (tầng 3), kiểm tra dịch vụ mở port và phần mềm hoạt động hay chưa (tầng 4 và tầng 7).
Khi có lỗi đối với một dịch vụ nào đó mà mình không loại trừ nhanh được nguyên nhân do lỗi ở tầng vật lý hay không thì là một thiếu sót rất lớn. Điển hình như khi mạng chập chờn, chúng ta cứ loay hoay xử lý ở các tầng trên nhưng cuối cùng lỗi lại do các nguyên nhân khác như đấu nối, nguồn, nhiệt độ, hoặc độ ẩm ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.
Đặc biệt, bạn phải sao lưu hệ thống mạng thường xuyên và ghi log lại. Điều này giúp chúng ta có thể xử lý nhanh các sự cố về hệ thống mạng chỉ trong vòng 15 đến 30 phút để đưa hệ thống vào hoạt động bình thường trở lại theo chính sách của công ty.
Ngoài ra, trong hệ thống mạng sẽ thường có 4 nhóm quan trọng nhất: System (Microsoft, Linux,…), Network (Router, Switch, Firewall, VoIP, Wireless, …), Database (Oracle, SQL), Ảo hóa (Vmware, HyperV). Đối những bạn muốn đứng vị trí teamleader thì cần phải biết mỗi thứ một chút để có thể giúp 4 đội nhóm này hoạt động tốt với nhau.
Dự định sắp tới của anh Thắng là gì?
Mình hiện tại ngoài Cisco cũng đã có chứng chỉ MCSE (system), VCP-DCV (ảo hóa) nên dự định sắp tới mình sẽ thi full chứng chỉ quốc tế CCNP RS và CCNP Security để bổ sung kiến thức phục vụ công việc hiện tại.
Điều mình luôn tâm niệm là “Cái duy nhất không thay đổi, chính là sự thay đổi”. Hãy thay đổi trước khi bắt buộc phải thay đổi để làm chủ quá trình thay đổi. Thay vì cải tạo những thay đổi, thì mình thích ứng với nó. Thay đổi 1 lần thì ngại, tới lần thứ 2, thứ 3 thì đã quen và không còn sợ nó nữa. Tất nhiên, thay đổi nhưng vẫn phải ổn định, ở đây là ổn định động nghĩa là hằng ngày chúng ta thay đổi một chút thì không xảy ra biến động.
Theo anh Thắng xu hướng công nghệ sắp tới trong tương lai là gì?
Ảo hóa hiện tại đang phát triển để giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động, tăng năng suất, giảm các hỏng hóc phần cứng, giúp giảm thời gian triển khai và quản trị rất nhiều ứng dụng, phần mềm, phần cứng trong doanh nghiệp.
Hiện tại và sắp tới ngoài ảo hóa server, việc ảo hóa hệ thống mạng cũng sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các dòng thiết bị Cisco hiện đại như Nexus cũng đang là tiên phong trong lĩnh vực này với nhiều công nghệ nổi trội hoặc dòng Catalyst với Stackwise, VSS.
Hiện tại, mình thấy VnPro cũng đã và đang đầu tư mạnh mẽ hệ thống switch hỗ trợ những công nghệ trên. Điều này mình thấy rất tốt, chúc VnPro luôn luôn là đầu tàu công nghệ của Việt Nam.
VnPro cảm ơn anh Thắng có những chia sẻ thú vị về công việc quản trị mạng, điều này giúp các bạn đã và đang bước chân vào con đường này có được tổng quan cần thiết về quản trị mạng, hệ thống mạng và định hướng tốt hơn trong tương lai.
VnPro chúc anh Thắng luôn gặt hai được nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp và cuộc sống!
Chào anh Thắng, anh có thể mô tả một chút về vị trí quản trị hệ thống mạng WAN của anh được không?
Ở vị trí này mình sẽ làm việc với nhiều hãng thiết bị, nhiều chủng loại thiết bị. Công việc là xử lý các sự cố liên quan đến hệ thống mạng WAN, Internet; thiết kế, triển khai các phương án dự phòng đảm bảo hoạt động liên tục hệ thống mạng; vận hành các thiết bị như Router, Switch, Firewall của Cisco, Juniper, F5, Fortinet… và một số hệ thống firewall mềm song song.
Trường hợp mình học về Cisco nhưng đi làm việc lại gặp nhiều thiết hãng khác bị như vậy có gây khó khăn cho anh nhiều hay không?
Về phần này, nó chỉ ảnh hưởng một giai đoạn ngắn lúc đầu. Học mạng Cisco giúp bạn có được kiến thức nền vững chắc, bạn có thể đi vào nghiên cứu và vận hành thiết bị của những hãng khác một cách dễ dàng.
Thực ra, giữa các hãng chỉ khác nhau một chút ở bước triển khai cấu hình, còn những bước như đấu nối, cách đọc sơ đồ mạng, giao thức hoạt động, luồng dữ liệu, vận hành hệ thống thì giống nhau. Ngoài ra, đối với những bạn triển khai cho nhiều công ty thì cần chứ ý thêm chính sách (policy) của từng công ty để chọn ra cấu hình phù hợp nhất cho công ty đó.
Anh chia sẻ học và làm việc tốt ở lĩnh vực mạng tốt cần những yếu tố nào?
Mình đã học CCNA và CCNP ở VnPro và nhận ra rằng để học mạng tốt, kiến thức nền là quan trọng nhất. Trước tiên nên đọc slide PPT chính thống trước để nắm tổng quan, sau đó để hiểu sâu thì đọc sách gốc của khóa học chứ không nên vào google đọc bình luận từ các diễn đàn từ đầu bởi lẽ nếu hiểu sai cái gốc của vấn đề sẽ ảnh hưởng lớn đến hàng loạt kiến thức tiếp theo.
Ngoài ra, để học mạng tốt cần thì cũng cần phải tổng hợp kiến thức có hệ thống sau khi học để nhớ lâu và dễ dàng vận dụng. Ở đây mình thường dùng sơ đồ tư duy (mindmap) để tổng hợp những kiến thức mình được học một cách ngắn gọn, cô đọng nhất.
Đối với công việc triển khai hệ thống mạng, mình thường dùng file excel để note từng phần cấu hình, nó giúp mình đưa vào sử dụng khi cần thiết nhanh chóng (đối với cấu hình phức tạp thì có cả công thức với đầu vào là nhiều tham số sẽ giảm thiểu tối đa thời gian nhập liệu và nhận biết tức thời khi người sử dụng nhập sai).
Còn đối với việc xử lý sự số trong hệ thống mạng, mình phải giải quyết từng tầng 1, đảm bảo tầng này hoạt động tốt thì có thể lên tầng trên, giúp khắc phục sự cố dễ dàng. Tùy theo kinh nghiệm có thể linh động kiểm tra nhanh qua từng tầng, nhưng những bước cơ bản như ví dụ phía dưới:
Vd: kiểm tra lỗi dây cáp (tầng 1), kiểm tra VLAN hoặc STP (tầng 2), kiểm tra kết nối IP (tầng 3), kiểm tra dịch vụ mở port và phần mềm hoạt động hay chưa (tầng 4 và tầng 7).
Khi có lỗi đối với một dịch vụ nào đó mà mình không loại trừ nhanh được nguyên nhân do lỗi ở tầng vật lý hay không thì là một thiếu sót rất lớn. Điển hình như khi mạng chập chờn, chúng ta cứ loay hoay xử lý ở các tầng trên nhưng cuối cùng lỗi lại do các nguyên nhân khác như đấu nối, nguồn, nhiệt độ, hoặc độ ẩm ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.
Đặc biệt, bạn phải sao lưu hệ thống mạng thường xuyên và ghi log lại. Điều này giúp chúng ta có thể xử lý nhanh các sự cố về hệ thống mạng chỉ trong vòng 15 đến 30 phút để đưa hệ thống vào hoạt động bình thường trở lại theo chính sách của công ty.
Ngoài ra, trong hệ thống mạng sẽ thường có 4 nhóm quan trọng nhất: System (Microsoft, Linux,…), Network (Router, Switch, Firewall, VoIP, Wireless, …), Database (Oracle, SQL), Ảo hóa (Vmware, HyperV). Đối những bạn muốn đứng vị trí teamleader thì cần phải biết mỗi thứ một chút để có thể giúp 4 đội nhóm này hoạt động tốt với nhau.
Dự định sắp tới của anh Thắng là gì?
Mình hiện tại ngoài Cisco cũng đã có chứng chỉ MCSE (system), VCP-DCV (ảo hóa) nên dự định sắp tới mình sẽ thi full chứng chỉ quốc tế CCNP RS và CCNP Security để bổ sung kiến thức phục vụ công việc hiện tại.
Điều mình luôn tâm niệm là “Cái duy nhất không thay đổi, chính là sự thay đổi”. Hãy thay đổi trước khi bắt buộc phải thay đổi để làm chủ quá trình thay đổi. Thay vì cải tạo những thay đổi, thì mình thích ứng với nó. Thay đổi 1 lần thì ngại, tới lần thứ 2, thứ 3 thì đã quen và không còn sợ nó nữa. Tất nhiên, thay đổi nhưng vẫn phải ổn định, ở đây là ổn định động nghĩa là hằng ngày chúng ta thay đổi một chút thì không xảy ra biến động.
Theo anh Thắng xu hướng công nghệ sắp tới trong tương lai là gì?
Ảo hóa hiện tại đang phát triển để giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động, tăng năng suất, giảm các hỏng hóc phần cứng, giúp giảm thời gian triển khai và quản trị rất nhiều ứng dụng, phần mềm, phần cứng trong doanh nghiệp.
Hiện tại và sắp tới ngoài ảo hóa server, việc ảo hóa hệ thống mạng cũng sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các dòng thiết bị Cisco hiện đại như Nexus cũng đang là tiên phong trong lĩnh vực này với nhiều công nghệ nổi trội hoặc dòng Catalyst với Stackwise, VSS.
Hiện tại, mình thấy VnPro cũng đã và đang đầu tư mạnh mẽ hệ thống switch hỗ trợ những công nghệ trên. Điều này mình thấy rất tốt, chúc VnPro luôn luôn là đầu tàu công nghệ của Việt Nam.
VnPro cảm ơn anh Thắng có những chia sẻ thú vị về công việc quản trị mạng, điều này giúp các bạn đã và đang bước chân vào con đường này có được tổng quan cần thiết về quản trị mạng, hệ thống mạng và định hướng tốt hơn trong tương lai.
VnPro chúc anh Thắng luôn gặt hai được nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp và cuộc sống!
Comment