Chứng chỉ chuyên môn là thành quả từ sự nỗ lực hết mình của những chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT). Họ phải bỏ ra rất nhiều thời gian, sự nỗ lực và nguồn lực để chuẩn bị cho các kì thi CNTT cơ bản và nâng cao. Mặc dù vậy nhưng rất nhiều nhân viên công nghệ thông tin đã tự tham gia vào quá trình ôn luyện khó khăn để đạt được chứng chỉ.
Việc bắt kịp những công nghệ mới, nâng cao kiến thức và kĩ năng đặc biệt quan trọng cho sự phát triển nghề nghiệp trong ngành CNTT. Đạt được các chứng chỉ đầu vào hoặc các chứng chỉ chuyên môn uy tín là một trong những cách thể hiện chuyên môn chuẩn hiện hành trong ngành công nghệ và nền tảng đặc trưng cũng như cam kết chắc chắn cho sự phát triển nghề nghiệp.
Việc thi lấy chứng chỉ hành nghề theo chuyên môn công việc đôi khi cũng là một điều khá khó khăn ngay cả đối với những người có chuyên môn cao, vì họ phải vượt qua nhiều bài thi thực hành rất khó nhằn. Điều này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm thực tiễn toàn diện về các chủ đề được kiểm tra trong bài thi.
Nếu bạn không có cơ hội để phát triển các kĩ năng thực tiễn cần thiết tại nơi làm việc, hãy cân nhắc tham gia các khóa Lab Training từ những nơi cung cấp chứng chỉ hoặc những đối tác đào tạo được ủy quyền. Mặc dù việc vừa trang bị kiến thức và kĩ năng để thi các chứng chỉ và vừa đi làm là một việc rất vất vả, nhưng bạn có thể dành thời gian để đạt được mục tiêu nếu bạn có kế hoạch cụ thể và tính tự kỉ luật cao.
Để giúp bạn quản lí thời gian một cách hợp lý, chúng tôi đã nghiên cứu ra 8 phương pháp giúp bạn có thể cân bằng công việc của mình xung quanh các vấn đề như học tập, gia đình và các vấn đề khác.
Có thời gian chuẩn bị kĩ trước khi chọn ngày thi phù hợp:
Việc chuẩn bị cho kì thi thật sự tốn rất nhiều thời gian kể cả đối với những chuyên gia ngành đầy kinh nghiệm. Theo một bài báo của Emily Matzelle trên blog chính thức của Hiệp hội công nghiệp công nghệ máy tính (CompTIA), thí sinh mất tám tuần để chuẩn bị cho các kì thi của CompTIA, chẳng hạn như kì thi CompTIA A+, CompTIA Network+, CompTIA Security+.
Đối với các chứng chỉ nâng cao hơn, thí sinh có thể chỉ cần ba tháng hoặc hơn tùy vào độ khó, số lượng bài thi, và kinh nghiệm thực tiễn liên quan mà mỗi thí sinh có. Và tất nhiên, việc bạn có đủ thời gian để chuẩn bị là rất quan trọng.
Các yếu tố quyết định lớn nhất ở đây là mức độ kinh nghiệm thực tiễn bạn có trong lĩnh vực mà bạn đang muốn thi lấy chứng chỉ, số lượng bài thi mà bạn cần phải đậu, và cấp độ của chứng chỉ mà bạn đang thi là cấp độ đầu vào, cấp độ chuyên môn hay cấp độ chuyên gia.
Chọn ra phương thức học tập phù hợp nhất:
Khi đã quyết định được thời gian cần có để chuẩn bị cho kì thi, bạn cần phải chọn ra cách học phù hợp nhất: tự học hoặc tham gia lớp học. Điều này phụ thuộc vào khung thời gian, tài chính, phong cách học tập và đạo đức làm việc của bạn.
Nếu bạn đang cân nhắc việc tự học, bạn cần phải có tính tự kĩ luật thật tốt để đảm bảo rằng bạn sẽ làm theo kế hoạch học tập mà bạn đặt ra. Có nhiều sự lựa chọn để bạn tự học dễ dàng hơn như học qua video và sách hướng dẫn, phòng thí nghiệm ảo, các bài kiểm tra thực hành hay các gói Elearning. Ví dụ như CompTIA’s Cermaster là một trải nghiệm trực tuyến toàn diện được thiết kế cho những thí sinh tự học để thi các chứng chỉ như CompTIA A+, Network+ hoặc Security+.
Nếu bạn được hướng dẫn sẽ học tốt hơn và bạn có điều kiện kinh tế thì hình thức đào tạo có giảng viên hướng dẫn ILT ( Instrutor-Led Training) phù hợp với những thí sinh thi các chứng chỉ như CompTIA, Microsolf, CISCO và các chứng chỉ khác theo yêu cầu. Những nơi cấp chứng chỉ và các đối tác học tập được ủy quyền có cả hai hình thức đào tạo, gồm hình thức đào tạo được giảng viên hướng dẫn ILT và đào tạo hướng dẫn ảo VILT (Virtual Instructror-Led Training)
Tự lập nên kế hoạch học tập đúng đắn:
Việc lập ra kế hoạch phù hợp với lịch trình bận rộn của bạn và kiên trì làm theo kế hoạch đó sẽ giúp bạn vượt qua được tất cả các bài thi. Khi lập ra kế hoạch đó, bạn phải nhớ đến các yếu tố như: gia đình, công việc, và các vấn đề cần thiết khác. Hãy lập kế hoạch theo ngày, theo tuần và theo tháng cho những mục tiêu khác nhau. Trong kế hoạch đó cần bao gồm bài tập thực hành và các bài kiểm tra thực hành.
Tốt nhất bạn nên xem lại các kế hoạch đó mỗi ngày hoặc ít nhất là mỗi tuần để theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của bạn. Khi bạn tự tin rằng bạn đã nắm bắt kĩ 1 kế hoạch cụ thể nào đó, hãy gạch nó ra khỏi kế hoạch của bạn.
Sắp xếp khoa học để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kì thi:
Những người làm việc chuyên nghiệp thường sắp xếp công việc của họ một cách khoa học và luôn cố gắng làm theo như kế hoạch. Bởi vì họ có rất ít thời gian nên phải tận dụng một cách tốt nhất.
Bạn nên sắp xếp không gian làm việc gọn gàng để có đủ chỗ để 1 hoặc 2 máy tính. Vì khi bạn cần đọc tài liệu, bạn sẽ có sẵn máy tính, việc này còn giúp bạn làm việc dễ dàng hơn.
Để bản thân trở nên có tổ chức, bạn nên có một cuốn lịch. Hãy chọn 1 loại lịch phù hợp với bạn nhất, như lịch để bàn, lịch trên điện thoại hoặc lịch số. Khi bạn đã chọn ra loại lịch phù hợp, hãy thêm kế hoạch học tập của bạn vào lịch.
Tận dụng tối ưu thời gian học tập của bạn:
Hiệu suất học tập phụ thuộc vào phương pháp học, hoặc với một số người, nó còn phụ thuộc vào thời gian học trong ngày. Một vài người trong chúng ta có thể tập trung tốt nhất vào sáng sớm, một số người khác thì vào buồi trưa, hoặc buổi tối hoặc thậm chí là đêm khuya. Nếu như bạn đang làm một công việc giờ hành chính, bạn chỉ có thể học vào sáng sớm, buổi tối hoặc đêm khuya. Hãy chọn khoảng thời gian hiệu quả nhất với bạn.
Phương pháp học tập được cho là ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và phạm vi kiến thức của bạn. Nếu bạn chưa thể xác định đâu là phương pháp phù hợp với bạn, hãy thử nhiều cách khác nhau và chọn ra cách hiệu quả với bạn nhất.
Theo một bài báo của Tony Schwarzt trong tạp chí Havard Business Review, phương pháp “less is more” có thể giúp bạn đạt được hiệu suất học tập tối ưu. Ông ấy đã đề cập đến sự quan sát của nhà nghiên cứu giấc ngủ Nathaniel Kleitman rằng trong suốt quá trình thức, đầu óc của chúng ta giữ một chu kì duy chuyển 90 phút từ trạng thái tập trung cao độ đến trạng thái lơ là. Nhiều nhà nghiên cứu khác gọi đây là nhịp điệu Ultradian (chu kì hoạt động nghỉ ngơi cơ bản).
Sau khi hoạt động với tần suất cao trong vòng 90 phút, bộ não cần nghĩ ngơi trong vài phút và lặp lại quy trình 90 phút đó lần nữa. Bạn cũng có thể thử phương pháp Pomodoro (phương pháp quản trị thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung), bao gồm thời gian học khoảng 25 đến 30 phút, sau đó nghỉ ngơi 5 phút và tiếp tục thực hiện qui trình đó một vài lần rồi sau đó nghỉ ngơi lâu hơn.
Ngoài ra còn có phương pháp để tối ưu hóa sự tập trung và trí nhớ khác là phương pháp Feynman. Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng một người có thể nhanh chóng nắm rõ một khái niệm bằng cách giải thích khái niệm đó theo một ngôn ngữ dễ hiểu và sơ đồ tư duy (phương pháp học qua thị giác bao gồm việc sắp xếp thông tin qua biểu đồ).
Sử dụng flashcard là một cách hữu ích để nhớ lại thông tin. Bạn có thể thử nhớ và viết câu trả lời của một câu hỏi ra, tiếp theo hãy lật ngược flashcard lại để kiểm tra.
Chia những chủ đề phức tạp thành những phần nhỏ dễ hiểu:
Có một cách hữu ích để hiểu được những khái niệm phức tạp đó là chia một chủ đề thành những phần nhỏ và nghiên cứu một hoặc hai phần cùng một lúc có thể giúp bạn hiểu được chủ đề hiệu quả.
Giảm thiểu sự phân tâm nhiều nhất có thể:
Hạn chế sự phân tâm được coi là cách giúp bạn tận dụng thời gian học tập một cách tốt nhất. Bạn nên yêu cầu thành viên trong gia đình bạn không được làm gián đoạn việc học của bạn trừ khi có việc khẩn cấp. Hãy tắt chuông điện thoại, tắt thông báo của máy tính và các thiết bị khác.
Hãy thực hành:
Nếu bạn không có đủ kinh nghiệm chuyên môn thực tiễn tại nơi làm việc hãy tham gia khóa Lab Trainning dù là khóa đào tạo ảo hay thật. Hiện nay, nhiều thí sinh thi các chứng chỉ mạng cũng thiết lập phòng Labs của họ tại nhà để thực hành.
Bạn không thể tự tạo thêm nhiều thời gian hơn cho mình. Vì vậy, cách tốt nhất để có nhiều thời gian cho việc ôn luyện thi lấy chứng chỉ đó là tận dụng thời gian học của bạn một cách tối ưu nhất. Hi vọng rằng 8 cách trên sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Chúc các bạn may mắn!
Việc bắt kịp những công nghệ mới, nâng cao kiến thức và kĩ năng đặc biệt quan trọng cho sự phát triển nghề nghiệp trong ngành CNTT. Đạt được các chứng chỉ đầu vào hoặc các chứng chỉ chuyên môn uy tín là một trong những cách thể hiện chuyên môn chuẩn hiện hành trong ngành công nghệ và nền tảng đặc trưng cũng như cam kết chắc chắn cho sự phát triển nghề nghiệp.
Việc thi lấy chứng chỉ hành nghề theo chuyên môn công việc đôi khi cũng là một điều khá khó khăn ngay cả đối với những người có chuyên môn cao, vì họ phải vượt qua nhiều bài thi thực hành rất khó nhằn. Điều này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm thực tiễn toàn diện về các chủ đề được kiểm tra trong bài thi.
Nếu bạn không có cơ hội để phát triển các kĩ năng thực tiễn cần thiết tại nơi làm việc, hãy cân nhắc tham gia các khóa Lab Training từ những nơi cung cấp chứng chỉ hoặc những đối tác đào tạo được ủy quyền. Mặc dù việc vừa trang bị kiến thức và kĩ năng để thi các chứng chỉ và vừa đi làm là một việc rất vất vả, nhưng bạn có thể dành thời gian để đạt được mục tiêu nếu bạn có kế hoạch cụ thể và tính tự kỉ luật cao.
Để giúp bạn quản lí thời gian một cách hợp lý, chúng tôi đã nghiên cứu ra 8 phương pháp giúp bạn có thể cân bằng công việc của mình xung quanh các vấn đề như học tập, gia đình và các vấn đề khác.
Có thời gian chuẩn bị kĩ trước khi chọn ngày thi phù hợp:
Việc chuẩn bị cho kì thi thật sự tốn rất nhiều thời gian kể cả đối với những chuyên gia ngành đầy kinh nghiệm. Theo một bài báo của Emily Matzelle trên blog chính thức của Hiệp hội công nghiệp công nghệ máy tính (CompTIA), thí sinh mất tám tuần để chuẩn bị cho các kì thi của CompTIA, chẳng hạn như kì thi CompTIA A+, CompTIA Network+, CompTIA Security+.
Đối với các chứng chỉ nâng cao hơn, thí sinh có thể chỉ cần ba tháng hoặc hơn tùy vào độ khó, số lượng bài thi, và kinh nghiệm thực tiễn liên quan mà mỗi thí sinh có. Và tất nhiên, việc bạn có đủ thời gian để chuẩn bị là rất quan trọng.
Các yếu tố quyết định lớn nhất ở đây là mức độ kinh nghiệm thực tiễn bạn có trong lĩnh vực mà bạn đang muốn thi lấy chứng chỉ, số lượng bài thi mà bạn cần phải đậu, và cấp độ của chứng chỉ mà bạn đang thi là cấp độ đầu vào, cấp độ chuyên môn hay cấp độ chuyên gia.
Chọn ra phương thức học tập phù hợp nhất:
Khi đã quyết định được thời gian cần có để chuẩn bị cho kì thi, bạn cần phải chọn ra cách học phù hợp nhất: tự học hoặc tham gia lớp học. Điều này phụ thuộc vào khung thời gian, tài chính, phong cách học tập và đạo đức làm việc của bạn.
Nếu bạn đang cân nhắc việc tự học, bạn cần phải có tính tự kĩ luật thật tốt để đảm bảo rằng bạn sẽ làm theo kế hoạch học tập mà bạn đặt ra. Có nhiều sự lựa chọn để bạn tự học dễ dàng hơn như học qua video và sách hướng dẫn, phòng thí nghiệm ảo, các bài kiểm tra thực hành hay các gói Elearning. Ví dụ như CompTIA’s Cermaster là một trải nghiệm trực tuyến toàn diện được thiết kế cho những thí sinh tự học để thi các chứng chỉ như CompTIA A+, Network+ hoặc Security+.
Nếu bạn được hướng dẫn sẽ học tốt hơn và bạn có điều kiện kinh tế thì hình thức đào tạo có giảng viên hướng dẫn ILT ( Instrutor-Led Training) phù hợp với những thí sinh thi các chứng chỉ như CompTIA, Microsolf, CISCO và các chứng chỉ khác theo yêu cầu. Những nơi cấp chứng chỉ và các đối tác học tập được ủy quyền có cả hai hình thức đào tạo, gồm hình thức đào tạo được giảng viên hướng dẫn ILT và đào tạo hướng dẫn ảo VILT (Virtual Instructror-Led Training)
Tự lập nên kế hoạch học tập đúng đắn:
Việc lập ra kế hoạch phù hợp với lịch trình bận rộn của bạn và kiên trì làm theo kế hoạch đó sẽ giúp bạn vượt qua được tất cả các bài thi. Khi lập ra kế hoạch đó, bạn phải nhớ đến các yếu tố như: gia đình, công việc, và các vấn đề cần thiết khác. Hãy lập kế hoạch theo ngày, theo tuần và theo tháng cho những mục tiêu khác nhau. Trong kế hoạch đó cần bao gồm bài tập thực hành và các bài kiểm tra thực hành.
Tốt nhất bạn nên xem lại các kế hoạch đó mỗi ngày hoặc ít nhất là mỗi tuần để theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của bạn. Khi bạn tự tin rằng bạn đã nắm bắt kĩ 1 kế hoạch cụ thể nào đó, hãy gạch nó ra khỏi kế hoạch của bạn.
Sắp xếp khoa học để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kì thi:
Những người làm việc chuyên nghiệp thường sắp xếp công việc của họ một cách khoa học và luôn cố gắng làm theo như kế hoạch. Bởi vì họ có rất ít thời gian nên phải tận dụng một cách tốt nhất.
Bạn nên sắp xếp không gian làm việc gọn gàng để có đủ chỗ để 1 hoặc 2 máy tính. Vì khi bạn cần đọc tài liệu, bạn sẽ có sẵn máy tính, việc này còn giúp bạn làm việc dễ dàng hơn.
Để bản thân trở nên có tổ chức, bạn nên có một cuốn lịch. Hãy chọn 1 loại lịch phù hợp với bạn nhất, như lịch để bàn, lịch trên điện thoại hoặc lịch số. Khi bạn đã chọn ra loại lịch phù hợp, hãy thêm kế hoạch học tập của bạn vào lịch.
Tận dụng tối ưu thời gian học tập của bạn:
Hiệu suất học tập phụ thuộc vào phương pháp học, hoặc với một số người, nó còn phụ thuộc vào thời gian học trong ngày. Một vài người trong chúng ta có thể tập trung tốt nhất vào sáng sớm, một số người khác thì vào buồi trưa, hoặc buổi tối hoặc thậm chí là đêm khuya. Nếu như bạn đang làm một công việc giờ hành chính, bạn chỉ có thể học vào sáng sớm, buổi tối hoặc đêm khuya. Hãy chọn khoảng thời gian hiệu quả nhất với bạn.
Phương pháp học tập được cho là ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và phạm vi kiến thức của bạn. Nếu bạn chưa thể xác định đâu là phương pháp phù hợp với bạn, hãy thử nhiều cách khác nhau và chọn ra cách hiệu quả với bạn nhất.
Theo một bài báo của Tony Schwarzt trong tạp chí Havard Business Review, phương pháp “less is more” có thể giúp bạn đạt được hiệu suất học tập tối ưu. Ông ấy đã đề cập đến sự quan sát của nhà nghiên cứu giấc ngủ Nathaniel Kleitman rằng trong suốt quá trình thức, đầu óc của chúng ta giữ một chu kì duy chuyển 90 phút từ trạng thái tập trung cao độ đến trạng thái lơ là. Nhiều nhà nghiên cứu khác gọi đây là nhịp điệu Ultradian (chu kì hoạt động nghỉ ngơi cơ bản).
Sau khi hoạt động với tần suất cao trong vòng 90 phút, bộ não cần nghĩ ngơi trong vài phút và lặp lại quy trình 90 phút đó lần nữa. Bạn cũng có thể thử phương pháp Pomodoro (phương pháp quản trị thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung), bao gồm thời gian học khoảng 25 đến 30 phút, sau đó nghỉ ngơi 5 phút và tiếp tục thực hiện qui trình đó một vài lần rồi sau đó nghỉ ngơi lâu hơn.
Ngoài ra còn có phương pháp để tối ưu hóa sự tập trung và trí nhớ khác là phương pháp Feynman. Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng một người có thể nhanh chóng nắm rõ một khái niệm bằng cách giải thích khái niệm đó theo một ngôn ngữ dễ hiểu và sơ đồ tư duy (phương pháp học qua thị giác bao gồm việc sắp xếp thông tin qua biểu đồ).
Sử dụng flashcard là một cách hữu ích để nhớ lại thông tin. Bạn có thể thử nhớ và viết câu trả lời của một câu hỏi ra, tiếp theo hãy lật ngược flashcard lại để kiểm tra.
Chia những chủ đề phức tạp thành những phần nhỏ dễ hiểu:
Có một cách hữu ích để hiểu được những khái niệm phức tạp đó là chia một chủ đề thành những phần nhỏ và nghiên cứu một hoặc hai phần cùng một lúc có thể giúp bạn hiểu được chủ đề hiệu quả.
Giảm thiểu sự phân tâm nhiều nhất có thể:
Hạn chế sự phân tâm được coi là cách giúp bạn tận dụng thời gian học tập một cách tốt nhất. Bạn nên yêu cầu thành viên trong gia đình bạn không được làm gián đoạn việc học của bạn trừ khi có việc khẩn cấp. Hãy tắt chuông điện thoại, tắt thông báo của máy tính và các thiết bị khác.
Hãy thực hành:
Nếu bạn không có đủ kinh nghiệm chuyên môn thực tiễn tại nơi làm việc hãy tham gia khóa Lab Trainning dù là khóa đào tạo ảo hay thật. Hiện nay, nhiều thí sinh thi các chứng chỉ mạng cũng thiết lập phòng Labs của họ tại nhà để thực hành.
Bạn không thể tự tạo thêm nhiều thời gian hơn cho mình. Vì vậy, cách tốt nhất để có nhiều thời gian cho việc ôn luyện thi lấy chứng chỉ đó là tận dụng thời gian học của bạn một cách tối ưu nhất. Hi vọng rằng 8 cách trên sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Chúc các bạn may mắn!