Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Loạn cấp độ chứng chỉ rồi bà con ơi!!!@@

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Loạn cấp độ chứng chỉ rồi bà con ơi!!!@@

    CCNP, CCIP, CCDP, CCDA, CCNA, CCNA Security … Ak Ak loạn cả lên, mí cái này khác hay giống nhau mí bạn?giúp mình với

  • #2
    chắc bác này chưa học về mạng bao giờ à, mấy cái này nó giống như bác học võ, thi lên đai đó bác

    Comment


    • #3
      Design (CCDA)
      Routing and Switching (CCNA)
      Security (CCNA Security)
      Design (CCDP)
      Routing & Switching (CCNP)
      Security (CCSP)
      Service Provider (CCIP)
      SP Operations (CCNP SP Ops)
      Voice (CCVP)
      Wireless (CCNP Wireless)
      CCIE Voice ............
      ........................
      nói chung là nhiều. cố cái ccnp là tớ an phận rùi :-)
      :X + :X = $-)

      Comment


      • #4
        Theo đánh giá của Certification Magazine là tạp chí CNTT uy tín hàng đầu của Mỹ, thì các chứng chỉ của Cisco luôn lọt vào tốp 10 chứng chỉ nghề nghiệp tốt nhất trên thế giới trong nhiều năm qua. Trên các trang thông tin tuyển dụng nhân sự chuyên môn về Mạng máy tính, các chứng chỉ của Cisco luôn là một trong những lợi thế và đôi khi còn là yêu cầu bắt buộc phải có đối với ứng viên.

        Hệ thống chứng chỉ của Cisco được phân cấp như sau:

        * Cấp độ chuyên viên (Associate):

        CCNA (Cisco Certified Network Associate): chuyên về cấu hình và quản trị mạng

        CCDA (Cisco Certified Design Associate): chuyên về thiết kế mạng

        * Cấp độ chuyên gia (Professional):

        CCNP (Cisco Certified Network Professional): cấu hình và quản trị mạng mức cao

        CCDP (Cisco Certified Design Professional): thiết kế mạng mức cao

        CCSP (Cisco Certified Security Professional): bảo mật trên mạng

        CCVP (Cisco Certified Voice Professional): dịch vụ thoại trên mạng

        CCIP (Cisco Certified Internetwork Professional): các giải pháp mạng lõi

        * Cấp độ chuyên gia cao cấp (Expert):

        Chứng chỉ CCIE - Niềm mơ ước của mọi chuyên gia Mạng máy tính
        Chứng chỉ thuộc cấp độ này gọi là CCIE (Cisco Certified Internetwork Expert), đây được coi là một trong những chứng chỉ nghề CNTT có giá trị nhất trên thế giới và cũng là chứng chỉ khó đạt nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco.

        CCIE được chia ra thành các lĩnh vực chuyên môn sau:
        -Routing and Switching (Định tuyến và chuyển mạch)
        -Security (Bảo mật trên mạng)
        -Voice (Dịch vụ thoại trên mạng)

        -Service Provider (Hệ thống mạng của nhà cung cấp dịch vụ)
        -Storage (Hệ thống mạng lưu trữ)


        Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại: facebook.com/quantrimang

        Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn :)

        Comment


        • #5
          bạn có thể xem phần introduction của cuốn Sybex CCIP MPLS study guide, tác giả có nói rõ về các chứng chỉ và how to become CC**? hay bạn có thể liên hệ với các support team tại VNpro để được hướng dẫn về sơ đồ các chứng chỉ để thành một nhà quản trị theo lĩnh vực mà bạn yêu thích. thân.

          Comment


          • #6
            Các bạn tâng bốc chức danh tiếng Việt quá.
            Associate => gọi là kỹ thuật viên (tức là tương đương trình độ trung cấp hoặc cao đẳng 3 năm): Khả năng là làm đúng những gì người ta bảo, ko phát minh. Có thêm khả năng nhận biết thiết bị loại nào, các kết nối vật lý cắm như thế nào.
            Professional => gọi là chuyên viên (tương đương trình độ cao đẳng 3.5 năm hoặc đại học 4 năm): khả năng cao hơn 1 chút là kiểm soát và giải quyết lỗi, có thể tự tìm ra được phương thức kết nối hoặc chế độ hoạt động nào tốt nhất cho 1 mạng quy mô 10 router trở xuống.
            Expert => cái này mới gọi là chuyên gia (tương đương engineer 5 năm hoặc master 6 năm): đây mới là người biết hết, có khả năng thiết kế, tối ưu mạng cỡ lớn với các mô hình khác nhau. Anh này thường có thêm khả năng giải quyết mọi vấn đề (tức là cao hơn sự cố) đối với hệ thống mạng.
            Đó là cách xếp bảng lương ở chỗ tớ. Ngoài ra còn thêm chữ Senior nữa thì anh ta/cô ta được gọi thêm chữ "cao cấp" đằng sau, khi có 1 số kinh nghiệm nhất định và chứng tỏ mình trong các dự án, và chỉ áp dụng cho chuyên viên trở lên (tức là có chuyên viên cao cấp và chuyên gia cao cấp thôi).

            Comment


            • #7
              Originally posted by myquartz View Post
              Các bạn tâng bốc chức danh tiếng Việt quá.
              Associate => gọi là kỹ thuật viên (tức là tương đương trình độ trung cấp hoặc cao đẳng 3 năm): Khả năng là làm đúng những gì người ta bảo, ko phát minh. Có thêm khả năng nhận biết thiết bị loại nào, các kết nối vật lý cắm như thế nào.
              Professional => gọi là chuyên viên (tương đương trình độ cao đẳng 3.5 năm hoặc đại học 4 năm): khả năng cao hơn 1 chút là kiểm soát và giải quyết lỗi, có thể tự tìm ra được phương thức kết nối hoặc chế độ hoạt động nào tốt nhất cho 1 mạng quy mô 10 router trở xuống.
              Expert => cái này mới gọi là chuyên gia (tương đương engineer 5 năm hoặc master 6 năm): đây mới là người biết hết, có khả năng thiết kế, tối ưu mạng cỡ lớn với các mô hình khác nhau. Anh này thường có thêm khả năng giải quyết mọi vấn đề (tức là cao hơn sự cố) đối với hệ thống mạng.
              Đó là cách xếp bảng lương ở chỗ tớ. Ngoài ra còn thêm chữ Senior nữa thì anh ta/cô ta được gọi thêm chữ "cao cấp" đằng sau, khi có 1 số kinh nghiệm nhất định và chứng tỏ mình trong các dự án, và chỉ áp dụng cho chuyên viên trở lên (tức là có chuyên viên cao cấp và chuyên gia cao cấp thôi).
              Great !
              Tương đối chính xác.
              Last edited by TheGioiToThatTo; 21-09-2010, 12:43 PM.
              CCIE#...Waiting...

              Comment

              Working...
              X