Viết CV không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, bất kể bạn đã làm việc được bao lâu hay bạn tự tin vào kỹ năng và kinh nghiệm của mình như thế nào. Tuy nhiên, có những cách bạn có thể thực hiện để làm cho nhiệm vụ này trở nên dễ dàng hơn và khiến CV của bạn được các nhà tuyển dụng chú ý
Nếu sơ yếu lý lịch của bạn không gây được sự chú ý như mong muốn, thì rất có thể bạn đã mắc phải ít nhất một trong các lỗi phổ biến này.
1. Sự mâu thuẫn
Một thông tin gì đó bạn cảm thấy không quan trọng ví dụ như ngày bắt đầu làm việc nếu không được sắp xếp chính xác và hợp lý có thể khiến các nhà tuyển dụng đặt dấu chấm hỏi.
Đảm bảo tất cả các chi tiết trong CV trùng khớp với các hồ sơ công khai khác của bạn. Ví dụ: thời gian làm việc bạn để trên LinkedIn phải trùng khớp với thời gian trong CV của bạn. Tương tự với chức danh công việc, hãy bám sát chức danh thực tế và đảm bảo trùng khóp trên tất cả các nền tảng chuyên môn của bạn. Đó là một sơ suất nhỏ có thể cảnh báo cho nhà tuyển dụng rằng bạn không hoàn toàn trung thực trong CV mình.
Cách Khắc phục lỗi này: Trước khi bạn gửi CV, kiểm tra thật kĩ mọi chi tiết để đảm bảo rằng tất cả thông tin đều khớp với nhau.
2. CV quá dài
Độ dài chuẩn của một CV khoảng từ 1 đến 2 trang tùy thuộc vào nếu bạn là người chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì CV của bạn sẽ ở khoảng một trang, nhưng khi bạn đi làm nhiều nơi và có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, bạn sẽ có nhiều thông tin có giá trị hơn để làm dài chiếc CV. CV của một chuyên gia IT dày dạn kinh nghiệm có thể lên đến 3 trang, ngay cả sau khi loại bỏ các kỹ năng và kinh nghiệm lỗi thời.
Khắc phục sai lầm này: Hãy học cách làm cho CV của bạn ngắn gọn, hấp dẫn, đi vào trọng tâm. Hãy nói khái quát những kỹ năng, lời khen và thành tích ấn tượng nhất của bạn để thu hút nhà tuyển dụng.
3. Chia sẻ thông tin quá mức
Thật là sai lầm khi đưa quá nhiều thông tin vào CV của bạn. Nếu bạn có một quá trình công việc dày đặc trong nhiều năm, bạn có thể mắc sai lầm khi đưa thông tin lỗi thời vào CV của bạn.
Khắc phục sai lầm này: Xem qua lịch sử nghề nghiệp của bạn và tìm ra những kỹ năng, kiến thức hoặc chuyên môn không còn phù hợp nữa. Cố gắng loại bỏ bất kỳ kỹ năng, bằng cấp lỗi thời nào không còn được săn đón trong ngành của bạn nữa. Cắt những thông tin đó khỏi sơ yếu lý lịch của bạn và chỉ thêm lại nếu nó liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển. Đây là một cách dễ dàng khác để cắt giảm độ dài và làm mới CV của bạn
4. Không có trọng tâm
Một chiếc CV có nội dung trọng tâm có thể giúp bạn gắn kết mọi thông tin khi bạn viết và chỉnh sửa và sẽ giúp tạo ra cảm giác trôi chảy giữa kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và thành tích của bạn.
Tìm tiêu điểm cho CV của bạn dễ dàng hơn bạn nghĩ. Hãy nghĩ xem điều gì khiến bạn trở nên độc đáo với vị trí là một nhân viên và bạn khác biệt như thế nào so với những người khác trong lĩnh vực của mình. Hoặc bạn có thể tìm cách làm nổi bật kinh nghiệm và thành tích trong quá khứ để chứng minh bạn sẽ phù hợp với yêu cầu và kỹ năng công việc mới.
Khắc phục sai lầm này: JM Auron, một người viết CV và chủ sở hữu của Quantum Tech Resumes, sử dụng phương pháp “thử thách, hành động và kết quả” để sắp xếp lịch sử nghề nghiệp và phát triển chủ đề cho CV. Bạn có thể thấy kỹ thuật này hoạt động trong một bản CV, trong đó Auron làm cho một chiếc CV vô tổ chức trở nên gắn kết hơn bằng cách tập trung vào những thách thức mà bạn phải đối mặt và chứng minh cách bạn phản ứng với tình huống và tạo ra kết quả có giá trị.
5. Sử dụng từ thông dụng và từ ngữ kỹ thuật
Nhà tuyển dụng có thể không có kinh nghiệm trong chuyên ngành cụ thể của bạn. Ngay cả khi bạn làm việc với một nhà tuyển dụng công nghệ, bạn không thể mong đợi họ quen thuộc với các từ ngữ kỹ thuật. Mục tiêu của bạn là làm cho CV dễ đọc và dễ hiểu mà vẫn thể hiện các kỹ năng và kinh nghiệm có liên quan.
Ngoài từ ngữ kỹ thuật, bạn cần tránh sử dụng quá nhiều từ ngữ thông dụng. Một CV chứa đầy những từ thông dụng cũng có nguy cơ bị bỏ qua bởi hệ thống theo dõi ứng viên được lập trình để bỏ qua các cụm từ được sử dụng quá mức.
Theo một nghiên cứu năm 2017 từ LinkedIn, 10 từ thông dụng trong CV được sử dụng nhiều nhất bao gồm: chuyên ngành, lãnh đạo, kinh nghiệm, đam mê, chiến lược, xuất sắc, tập trung, sáng tạo, nhiệt tình và thành công.
Khắc phục sai lầm này: Là một phần của nghiên cứu năm 2017, Darain Faraz của LinkedIn nói rằng bạn nên tránh bất kỳ từ ngữ nào “khái quát hóa” những gì bạn làm, bao gồm cả từ ngữ chuyên ngành. Thay vào đó, hãy làm nổi bật các kỹ năng và thành tích bằng cái cách bạn thể hiện những từ thông dụng đó. Ví dụ: Thay vì bạn nói bạn đam mê gì đó thì hãy thể hiện niềm đam mê của bạn bằng cách đưa bất kỳ công việc tình nguyện hoặc phi lợi nhuận có liên quan vào CV của bạn.
6. Gửi cùng một CV cho mọi vị trí tuyển dụng
Bạn có gửi cùng một CV cho mọi vị trí tuyển dụng mà bạn ứng tuyển không? Cũng giống như bạn thay đổi cover letter cho mỗi công việc bạn ứng tuyển, bạn cũng nên xem xét cách bạn có thể thay đổi CV của mình cho vị trí đó.
Khắc phục sai lầm này: Khi bạn ứng tuyển vào một vị trí, hãy dành thời gian đọc mô tả công việc và xác định bất kỳ kỹ năng, chuyên môn hoặc kiến thức cụ thể nào cần thiết cho công việc. Nếu bạn có kinh nghiệm hoặc kiến thức về bất kỳ lĩnh vực nào được liệt kê, hãy đảm bảo rằng chúng được đưa vào CV của bạn.
7. Thất bại trong việc kể câu chuyện nghề nghiệp
Câu chuyện sự nghiệp của bạn bắt đầu với công việc đầu tiên và không ngừng phát triển. Nó là duy nhất và mang tính cá nhân đối với bạn, đồng thời cũng là thứ khiến bạn khác biệt với những người khác. Đây là cách bạn cho nhà tuyển dụng biết họ sẽ nhận được gì nếu tuyển bạn vào làm việc mà họ không thể nhận được từ người khác. Nếu không có một câu chuyện tốt về nghề nghiệp, bạn không thể chứng minh bạn đã đạt được những kỹ năng và kinh nghiệm như thế nào cũng như cách chúng đã giúp bạn phát triển trong sự nghiệp của mình.
Khắc phục sai lầm này: Hãy nhìn vào thành tích của bạn để xem chúng liên quan với mục tiêu nghề nghiệp hiện tại của bạn như thế nào. Nhấn mạnh vào kinh nghiệm mà bạn nghĩ sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn có kỹ năng và chuyên môn phù hợp cho công việc. Bạn thậm chí có thể quyết định loại bỏ một số kỹ năng hoặc thành tích nhất định khỏi CV nếu chúng không phù hợp với con đường sự nghiệp của bạn. Jennifer Hay, người viết CV cho ITResumeService.com, cho biết: “Hãy nhớ rằng kinh nghiệm cũ sẽ là nền tảng để giải thích tại sao một người làm tốt những việc họ làm bây giờ.
8. Trình bày về khoảng thời gian trống trong lịch sử nghề nghiệp:
Nếu bạn có khoảng thời gian trống dành để “xả hơi” trong lịch sử công việc của mình, bạn không cần phải đưa nó vào CV một cách rõ ràng. Mặc dù điều quan trọng là phải cởi mở và trung thực về lịch sử nghề nghiệp nhưng khoảng thời gian trống đó bạn có thể nói dành để trau dồi các kỹ năng chuyên môn và kiến thức có giá trị cho CV của bạn.
Khắc phục sai lầm này: Ví dụ bạn có những khoảng thời gian trống nhưng bạn cũng dành phần lớn thời gian đó để làm việc cho các dự án liên quan đến CNTT, giữ một chân trong ngành trong khi chăm sóc người thân bị bệnh. Thay vì dán nhãn thời gian nghỉ đó là "nghỉ phép", bạn sẽ nhấn mạnh các kỹ năng chuyên môn và kiến thức mà bạn đã đạt được trong khoảng thời gian đó áp dụng vào công việc của mình hiện tại như thế nào.
9. Không xây dựng thương hiệu cho bản thân
Nếu bạn không xây dựng thương hiệu của riêng mình, bạn có nguy cơ để người khác làm điều đó cho mình.
Một phần của thương hiệu bao gồm nơi bạn nhìn thấy sự nghiệp của mình - nếu bạn muốn trở thành một CIO, bạn cần bắt đầu xây dựng thương hiệu cho mình với tư cách là một giám đốc điều hành từ rất sớm. Hãy ghi nhớ thương hiệu này khi bạn viết CV - và hãy nhớ viết CV với nội dung cho công việc bạn muốn, không phải công việc bạn có.
Thương hiệu khác với câu chuyện nghề nghiệp; nó đề cập đến bạn là ai, bạn coi trọng điều gì và cách bạn thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp. Đó là cách bạn xây dựng bản thân và tạo dựng uy tín trong ngành. Đừng ngại đưa một số tính cách vào CV của bạn – đó cũng là 1 cách cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ai.
Khắc phục sai lầm này: “Ngày nay, thương hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng và điều này được thể hiện thông qua sự kết hợp thông minh giữa các đoạn tóm tắt, lời nhận xét, thành tích và năng lực cốt lõi. Những điều này đều thu hút sự tập trung vào kinh nghiệm, thành tích và khả năng độc đáo của nhà tuyển dụng, ”Cheryl Simpson, chủ tịch của Executive Resume Rescue, cho biết.
10. Bỏ qua bước định dạng và kiểm tra lỗi chính tả
Đảm bảo rằng thư xin việc và CV của bạn không có lỗi chính tả. Mặc dù bỏ ra hàng giờ nhìn chằm chằm vào CV, bạn cũng có thể dễ dàng bỏ sót những lỗi nhỏ. Giao tiếp và các kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng đối với hầu hết các công việc CNTT, vì vậy hãy đảm bảo rằng các nhà tuyển dụng không có lý do bỏ qua CV của bạn bởi những lỗi đơn giản có thể được sửa trước khi gửi. Hãy nhờ một người mà bạn tin tưởng xem qua CV khi bạn hoàn thành.
Khắc phục lỗi này: Giữ cho phong cách viết của bạn nhất quán và nếu có thể, hãy nhờ người khác xem qua sơ yếu lý lịch của bạn – người khác có thể giúp bạn biết được bất kỳ lỗi nào bạn đã bỏ qua.
11. Khiêm tốn quá mức
Nhiều người né tránh việc tự quảng cáo, nhưng bạn đừng ngại khoe khoang một chút trong CV của mình. Bạn muốn bán các kỹ năng và thành tích của mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và vượt lên trước bất kỳ cuộc cạnh tranh nào.
Mr. Hay nói: “Khi một chuyên gia CNTT không chỉ dừng lại ở kết quả cuối cùng và nghĩ về cách họ có thể đạt được kết quả trong bối cảnh kinh doanh và kỹ thuật đầy thách thức, thì họ sẽ trở nên độc nhất.
Khắc phục sai lầm này: Phần tóm tắt ở đầu CV của bạn là nơi hoàn hảo để giới thiệu các kỹ năng, tài năng và thành tích lớn nhất của bạn. Thay vì chôn vùi các kỹ năng, thành tích và danh hiệu dưới các chức danh công việc khác nhau, bạn có thể chọn những thành tựu từ mỗi công việc và đưa chúng vào đầu CV của mình. Hãy coi tóm tắt ở đầu CV là ấn tượng đầu tiên của bạn; nó giới thiệu bạn như một ứng viên tiềm năng và tạo ra âm hưởng cho phần còn lại của CV.
12. Hòa mình vào đám đông
Các nhà tuyển dụng và người quản lý tuyển dụng xem xét hàng trăm hồ sơ khi nộp một vị trí, vì vậy, bạn nên dành thêm thời gian để đảm bảo hồ sơ của bạn nổi bật giữa đám đông. Nếu CV của bạn là một tài liệu đơn giản, với các danh sách được đánh dấu đầu dòng và định dạng cơ bản, bạn có thể đang tự làm mình thất vọng.
Khắc phục sai lầm này: Bạn không cần phải quá cầu kỳ, nhưng việc thêm các tiêu đề và một số dòng đơn giản và sử dụng màu sắc để đánh dấu các phần khác nhau có thể mang lại cho CV của bạn một nét riêng. Bạn có thể tìm kiếm các mẫu CV trực tuyến hoặc thuê một nhà thiết kế CV cho bạn. Bạn có thể thêm ảnh, ngắt trang, tiêu đề và thậm chí là mã QR vào sơ yếu lý lịch dẫn đến trang LinkedIn của bạn.
Nếu sơ yếu lý lịch của bạn không gây được sự chú ý như mong muốn, thì rất có thể bạn đã mắc phải ít nhất một trong các lỗi phổ biến này.
1. Sự mâu thuẫn
Một thông tin gì đó bạn cảm thấy không quan trọng ví dụ như ngày bắt đầu làm việc nếu không được sắp xếp chính xác và hợp lý có thể khiến các nhà tuyển dụng đặt dấu chấm hỏi.
Đảm bảo tất cả các chi tiết trong CV trùng khớp với các hồ sơ công khai khác của bạn. Ví dụ: thời gian làm việc bạn để trên LinkedIn phải trùng khớp với thời gian trong CV của bạn. Tương tự với chức danh công việc, hãy bám sát chức danh thực tế và đảm bảo trùng khóp trên tất cả các nền tảng chuyên môn của bạn. Đó là một sơ suất nhỏ có thể cảnh báo cho nhà tuyển dụng rằng bạn không hoàn toàn trung thực trong CV mình.
Cách Khắc phục lỗi này: Trước khi bạn gửi CV, kiểm tra thật kĩ mọi chi tiết để đảm bảo rằng tất cả thông tin đều khớp với nhau.
2. CV quá dài
Độ dài chuẩn của một CV khoảng từ 1 đến 2 trang tùy thuộc vào nếu bạn là người chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì CV của bạn sẽ ở khoảng một trang, nhưng khi bạn đi làm nhiều nơi và có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, bạn sẽ có nhiều thông tin có giá trị hơn để làm dài chiếc CV. CV của một chuyên gia IT dày dạn kinh nghiệm có thể lên đến 3 trang, ngay cả sau khi loại bỏ các kỹ năng và kinh nghiệm lỗi thời.
Khắc phục sai lầm này: Hãy học cách làm cho CV của bạn ngắn gọn, hấp dẫn, đi vào trọng tâm. Hãy nói khái quát những kỹ năng, lời khen và thành tích ấn tượng nhất của bạn để thu hút nhà tuyển dụng.
3. Chia sẻ thông tin quá mức
Thật là sai lầm khi đưa quá nhiều thông tin vào CV của bạn. Nếu bạn có một quá trình công việc dày đặc trong nhiều năm, bạn có thể mắc sai lầm khi đưa thông tin lỗi thời vào CV của bạn.
Khắc phục sai lầm này: Xem qua lịch sử nghề nghiệp của bạn và tìm ra những kỹ năng, kiến thức hoặc chuyên môn không còn phù hợp nữa. Cố gắng loại bỏ bất kỳ kỹ năng, bằng cấp lỗi thời nào không còn được săn đón trong ngành của bạn nữa. Cắt những thông tin đó khỏi sơ yếu lý lịch của bạn và chỉ thêm lại nếu nó liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển. Đây là một cách dễ dàng khác để cắt giảm độ dài và làm mới CV của bạn
4. Không có trọng tâm
Một chiếc CV có nội dung trọng tâm có thể giúp bạn gắn kết mọi thông tin khi bạn viết và chỉnh sửa và sẽ giúp tạo ra cảm giác trôi chảy giữa kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và thành tích của bạn.
Tìm tiêu điểm cho CV của bạn dễ dàng hơn bạn nghĩ. Hãy nghĩ xem điều gì khiến bạn trở nên độc đáo với vị trí là một nhân viên và bạn khác biệt như thế nào so với những người khác trong lĩnh vực của mình. Hoặc bạn có thể tìm cách làm nổi bật kinh nghiệm và thành tích trong quá khứ để chứng minh bạn sẽ phù hợp với yêu cầu và kỹ năng công việc mới.
Khắc phục sai lầm này: JM Auron, một người viết CV và chủ sở hữu của Quantum Tech Resumes, sử dụng phương pháp “thử thách, hành động và kết quả” để sắp xếp lịch sử nghề nghiệp và phát triển chủ đề cho CV. Bạn có thể thấy kỹ thuật này hoạt động trong một bản CV, trong đó Auron làm cho một chiếc CV vô tổ chức trở nên gắn kết hơn bằng cách tập trung vào những thách thức mà bạn phải đối mặt và chứng minh cách bạn phản ứng với tình huống và tạo ra kết quả có giá trị.
5. Sử dụng từ thông dụng và từ ngữ kỹ thuật
Nhà tuyển dụng có thể không có kinh nghiệm trong chuyên ngành cụ thể của bạn. Ngay cả khi bạn làm việc với một nhà tuyển dụng công nghệ, bạn không thể mong đợi họ quen thuộc với các từ ngữ kỹ thuật. Mục tiêu của bạn là làm cho CV dễ đọc và dễ hiểu mà vẫn thể hiện các kỹ năng và kinh nghiệm có liên quan.
Ngoài từ ngữ kỹ thuật, bạn cần tránh sử dụng quá nhiều từ ngữ thông dụng. Một CV chứa đầy những từ thông dụng cũng có nguy cơ bị bỏ qua bởi hệ thống theo dõi ứng viên được lập trình để bỏ qua các cụm từ được sử dụng quá mức.
Theo một nghiên cứu năm 2017 từ LinkedIn, 10 từ thông dụng trong CV được sử dụng nhiều nhất bao gồm: chuyên ngành, lãnh đạo, kinh nghiệm, đam mê, chiến lược, xuất sắc, tập trung, sáng tạo, nhiệt tình và thành công.
Khắc phục sai lầm này: Là một phần của nghiên cứu năm 2017, Darain Faraz của LinkedIn nói rằng bạn nên tránh bất kỳ từ ngữ nào “khái quát hóa” những gì bạn làm, bao gồm cả từ ngữ chuyên ngành. Thay vào đó, hãy làm nổi bật các kỹ năng và thành tích bằng cái cách bạn thể hiện những từ thông dụng đó. Ví dụ: Thay vì bạn nói bạn đam mê gì đó thì hãy thể hiện niềm đam mê của bạn bằng cách đưa bất kỳ công việc tình nguyện hoặc phi lợi nhuận có liên quan vào CV của bạn.
6. Gửi cùng một CV cho mọi vị trí tuyển dụng
Bạn có gửi cùng một CV cho mọi vị trí tuyển dụng mà bạn ứng tuyển không? Cũng giống như bạn thay đổi cover letter cho mỗi công việc bạn ứng tuyển, bạn cũng nên xem xét cách bạn có thể thay đổi CV của mình cho vị trí đó.
Khắc phục sai lầm này: Khi bạn ứng tuyển vào một vị trí, hãy dành thời gian đọc mô tả công việc và xác định bất kỳ kỹ năng, chuyên môn hoặc kiến thức cụ thể nào cần thiết cho công việc. Nếu bạn có kinh nghiệm hoặc kiến thức về bất kỳ lĩnh vực nào được liệt kê, hãy đảm bảo rằng chúng được đưa vào CV của bạn.
7. Thất bại trong việc kể câu chuyện nghề nghiệp
Câu chuyện sự nghiệp của bạn bắt đầu với công việc đầu tiên và không ngừng phát triển. Nó là duy nhất và mang tính cá nhân đối với bạn, đồng thời cũng là thứ khiến bạn khác biệt với những người khác. Đây là cách bạn cho nhà tuyển dụng biết họ sẽ nhận được gì nếu tuyển bạn vào làm việc mà họ không thể nhận được từ người khác. Nếu không có một câu chuyện tốt về nghề nghiệp, bạn không thể chứng minh bạn đã đạt được những kỹ năng và kinh nghiệm như thế nào cũng như cách chúng đã giúp bạn phát triển trong sự nghiệp của mình.
Khắc phục sai lầm này: Hãy nhìn vào thành tích của bạn để xem chúng liên quan với mục tiêu nghề nghiệp hiện tại của bạn như thế nào. Nhấn mạnh vào kinh nghiệm mà bạn nghĩ sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn có kỹ năng và chuyên môn phù hợp cho công việc. Bạn thậm chí có thể quyết định loại bỏ một số kỹ năng hoặc thành tích nhất định khỏi CV nếu chúng không phù hợp với con đường sự nghiệp của bạn. Jennifer Hay, người viết CV cho ITResumeService.com, cho biết: “Hãy nhớ rằng kinh nghiệm cũ sẽ là nền tảng để giải thích tại sao một người làm tốt những việc họ làm bây giờ.
8. Trình bày về khoảng thời gian trống trong lịch sử nghề nghiệp:
Nếu bạn có khoảng thời gian trống dành để “xả hơi” trong lịch sử công việc của mình, bạn không cần phải đưa nó vào CV một cách rõ ràng. Mặc dù điều quan trọng là phải cởi mở và trung thực về lịch sử nghề nghiệp nhưng khoảng thời gian trống đó bạn có thể nói dành để trau dồi các kỹ năng chuyên môn và kiến thức có giá trị cho CV của bạn.
Khắc phục sai lầm này: Ví dụ bạn có những khoảng thời gian trống nhưng bạn cũng dành phần lớn thời gian đó để làm việc cho các dự án liên quan đến CNTT, giữ một chân trong ngành trong khi chăm sóc người thân bị bệnh. Thay vì dán nhãn thời gian nghỉ đó là "nghỉ phép", bạn sẽ nhấn mạnh các kỹ năng chuyên môn và kiến thức mà bạn đã đạt được trong khoảng thời gian đó áp dụng vào công việc của mình hiện tại như thế nào.
9. Không xây dựng thương hiệu cho bản thân
Nếu bạn không xây dựng thương hiệu của riêng mình, bạn có nguy cơ để người khác làm điều đó cho mình.
Một phần của thương hiệu bao gồm nơi bạn nhìn thấy sự nghiệp của mình - nếu bạn muốn trở thành một CIO, bạn cần bắt đầu xây dựng thương hiệu cho mình với tư cách là một giám đốc điều hành từ rất sớm. Hãy ghi nhớ thương hiệu này khi bạn viết CV - và hãy nhớ viết CV với nội dung cho công việc bạn muốn, không phải công việc bạn có.
Thương hiệu khác với câu chuyện nghề nghiệp; nó đề cập đến bạn là ai, bạn coi trọng điều gì và cách bạn thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp. Đó là cách bạn xây dựng bản thân và tạo dựng uy tín trong ngành. Đừng ngại đưa một số tính cách vào CV của bạn – đó cũng là 1 cách cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ai.
Khắc phục sai lầm này: “Ngày nay, thương hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng và điều này được thể hiện thông qua sự kết hợp thông minh giữa các đoạn tóm tắt, lời nhận xét, thành tích và năng lực cốt lõi. Những điều này đều thu hút sự tập trung vào kinh nghiệm, thành tích và khả năng độc đáo của nhà tuyển dụng, ”Cheryl Simpson, chủ tịch của Executive Resume Rescue, cho biết.
10. Bỏ qua bước định dạng và kiểm tra lỗi chính tả
Đảm bảo rằng thư xin việc và CV của bạn không có lỗi chính tả. Mặc dù bỏ ra hàng giờ nhìn chằm chằm vào CV, bạn cũng có thể dễ dàng bỏ sót những lỗi nhỏ. Giao tiếp và các kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng đối với hầu hết các công việc CNTT, vì vậy hãy đảm bảo rằng các nhà tuyển dụng không có lý do bỏ qua CV của bạn bởi những lỗi đơn giản có thể được sửa trước khi gửi. Hãy nhờ một người mà bạn tin tưởng xem qua CV khi bạn hoàn thành.
Khắc phục lỗi này: Giữ cho phong cách viết của bạn nhất quán và nếu có thể, hãy nhờ người khác xem qua sơ yếu lý lịch của bạn – người khác có thể giúp bạn biết được bất kỳ lỗi nào bạn đã bỏ qua.
11. Khiêm tốn quá mức
Nhiều người né tránh việc tự quảng cáo, nhưng bạn đừng ngại khoe khoang một chút trong CV của mình. Bạn muốn bán các kỹ năng và thành tích của mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và vượt lên trước bất kỳ cuộc cạnh tranh nào.
Mr. Hay nói: “Khi một chuyên gia CNTT không chỉ dừng lại ở kết quả cuối cùng và nghĩ về cách họ có thể đạt được kết quả trong bối cảnh kinh doanh và kỹ thuật đầy thách thức, thì họ sẽ trở nên độc nhất.
Khắc phục sai lầm này: Phần tóm tắt ở đầu CV của bạn là nơi hoàn hảo để giới thiệu các kỹ năng, tài năng và thành tích lớn nhất của bạn. Thay vì chôn vùi các kỹ năng, thành tích và danh hiệu dưới các chức danh công việc khác nhau, bạn có thể chọn những thành tựu từ mỗi công việc và đưa chúng vào đầu CV của mình. Hãy coi tóm tắt ở đầu CV là ấn tượng đầu tiên của bạn; nó giới thiệu bạn như một ứng viên tiềm năng và tạo ra âm hưởng cho phần còn lại của CV.
12. Hòa mình vào đám đông
Các nhà tuyển dụng và người quản lý tuyển dụng xem xét hàng trăm hồ sơ khi nộp một vị trí, vì vậy, bạn nên dành thêm thời gian để đảm bảo hồ sơ của bạn nổi bật giữa đám đông. Nếu CV của bạn là một tài liệu đơn giản, với các danh sách được đánh dấu đầu dòng và định dạng cơ bản, bạn có thể đang tự làm mình thất vọng.
Khắc phục sai lầm này: Bạn không cần phải quá cầu kỳ, nhưng việc thêm các tiêu đề và một số dòng đơn giản và sử dụng màu sắc để đánh dấu các phần khác nhau có thể mang lại cho CV của bạn một nét riêng. Bạn có thể tìm kiếm các mẫu CV trực tuyến hoặc thuê một nhà thiết kế CV cho bạn. Bạn có thể thêm ảnh, ngắt trang, tiêu đề và thậm chí là mã QR vào sơ yếu lý lịch dẫn đến trang LinkedIn của bạn.
Comment