Tình hình là sau nhiều năm trời vật vã với con GTX 460 rồi 560 cuối cùng thì mình cũng quyết định lên đời GTX 770. Lúc đầu nhìn vào rổ giá ngoài HN và HCM giá con này quả là rất chát (gần 10 tr) so với số tiền mà mình đã tống đi 2 con 460 và 560 chỉ mới vào mức 5 tr thôi. Lượn qua vài vòng các lái buôn ở Voz và Tinhte thì mình quyết định hốt con GTX 770 như trên tiêu đề từ bác revolver_ocelot bên Tinhte với cái giá rẻ bất ngờ chỉ có 4tr5 hàng xách chân. Do nhu cầu chơi game quá lớn cũng như muốn dùng ShadowPlay của NVIDIA quay phim nên mình quyết định chơi liều cú này. Thấy mình có vẻ dè dặt, bác ấy cho mình bao test luôn 2 tuần cho đảm bảo an tâm, thôi thì phóng lao thì cũng theo lao luôn vậy.
Trước khi bóc hộp con này thì các bác lướt sơ cấu hình của nó mà mình chụp lại từ TechPowerUp nhé:
Tất nhiên giá này tụi trên TechPowerUp nó cập nhật lâu lắm rồi nên cũng không còn chính xác nữa, còn nếu các bác cần giá bán bên VN thì theo mình tìm hiểu thì con này được bán ở khúc giữa 10tr và 9tr tùy nơi bán. Giá này cũng khá là chát nhưng có lẽ với tầm cỡ sức mạnh của GTX 770 đã được khẳng định ở các bài review nước ngoài thì chắc nó cũng đáng đồng tiền bát gạo. Còn mình mua hàng xách chân thì giá cũng mềm nhưng có hít được hương thơm từ con này không thì qua bài viết này các bác sẽ rõ thôi.
Như thường lệ bên ngoài hộp chỉ là một số thông tin PR sản phẩm của ASUS thôi nên không có gì quan trọng đáng để lưu tâm. Soi đi soi lại hình như cái hộp này hơi bị cũ kỹ, có lẽ thím ocelot bên Tinhte hơi bị cẩu thả trong quá trình bóc hộp hay sao ấy. Mà thôi cái quan trọng vẫn là con hàng bên trong làm ăn thế nào thôi chứ bề ngoài thì ra sao chả được.
Phụ kiện con này bao gồm sách hướng dẫn, dĩa driver và cáp nguồn chuyển từ 2 đầu 6 pin thành 1 đầu 8 pin.
Phía trước vẫn là bộ tản DirectCU 2 quen thuộc với 2 quạt làm mát 8cm và 3 ống heatpipe truyền nhiệt lòi ra ở phía trên và dưới. Tiếc là đang trong thời gian test hàng nên mình không được mổ card ra xem. Do đó mình đành cho các bác xem hình mổ trên TechPowerUp vậy.
Phía sau GTX 770 DC2 OC được backplate bảo vệ do đó tránh cho người dùng gây tổn hại bo mạch phía sau khi tháo lắp card, túm cái váy lại là nó bao trầy.
Cũng ở mặt sau ở phía trái, ASUS cho phép người dùng là overclocker có thể mod thêm điện vào để có được khả năng ép xung cao hơn và ổn định hơn. Tuy nhiên mình không phải overclocker nên cái này có thêm cũng chỉ cho đẹp thôi chứ không sử dụng bao giờ.
Để lắp con này vào thì bo mạch chủ của mình sẽ bị hốt mất 2 khe PCI.
GTX 770 DC2 OC sử dụng 2 đầu nguồn 8 pin và 6 pin để hoạt động, nếu nguồn thiếu đầu 8 pin các bác có thể dùng 1 dây cáp nguồn chuyển đầu có trong hộp phụ kiện để dùng cũng được.
Với 2 đầu cắm SLI thì GTX 770 OC có thể chạy max là Quad SLI với 3 con GTX 770 nữa.
Khu vực cổng kết nối bao gồm 2 cổng DVI và 2 cổng HDMI, Display Port full size.
Test Setup
Kết quả benchmark của một số trình bench và game phổ biến:
3DMark 11 Extreme Preset
3DMark Fire Strike
3DMark Fire Strike Extreme
Heaven 4 Extreme 1080p
Valley Extreme HD
Battlefield 3 Ultra Settings 1080p, FOV 90, No Vsync
Frames: 19197 - Time: 206124ms - Avg: 93.133 - Min: 77 - Max: 147
Battlefield 4 Ultra Settings 1080p, FOV 120, No Vsync
Frames: 8676 - Time: 128139ms - Avg: 67.708 - Min: 51 - Max: 110
Batman AC Max Settings 1080p, FXAA High, No Vsync, PhysX High
Batman AO Max Settings 1080p, FXAA High, No Vsync, PhysX High
Bioshock Infinite
Borderlands 2 Max Settings 1080p, No Vsync, PhysX High
Call of Duty Ghosts Max Settings 1080p, FXAA On, Dynamic Fur High
Frames: 6464 - Time: 102055ms - Avg: 63.338 - Min: 36 - Max: 100
Crysis 3 Max Settings 1080p, FXAA On, No Vsync
Frames: 6108 - Time: 116922ms - Avg: 52.240 - Min: 37 - Max: 81
DMC Devil May Cry Max Settings 1080p, No Vsync
GRID 2 Ultra Settings 1080p, MSAA 8x, No Vsync
Hitman Absolution Ultra Settings, MSAA 0x, No Vsync
Metro Last Light Max Settings, SSAA On, Advanced PhysX On
Sleeping Dogs
Thief 2014 Very High Settings 1080p, No Vsync
Tomb Raider Ultimate Settings, No Vsync
Trước khi bóc hộp con này thì các bác lướt sơ cấu hình của nó mà mình chụp lại từ TechPowerUp nhé:
Tất nhiên giá này tụi trên TechPowerUp nó cập nhật lâu lắm rồi nên cũng không còn chính xác nữa, còn nếu các bác cần giá bán bên VN thì theo mình tìm hiểu thì con này được bán ở khúc giữa 10tr và 9tr tùy nơi bán. Giá này cũng khá là chát nhưng có lẽ với tầm cỡ sức mạnh của GTX 770 đã được khẳng định ở các bài review nước ngoài thì chắc nó cũng đáng đồng tiền bát gạo. Còn mình mua hàng xách chân thì giá cũng mềm nhưng có hít được hương thơm từ con này không thì qua bài viết này các bác sẽ rõ thôi.
Như thường lệ bên ngoài hộp chỉ là một số thông tin PR sản phẩm của ASUS thôi nên không có gì quan trọng đáng để lưu tâm. Soi đi soi lại hình như cái hộp này hơi bị cũ kỹ, có lẽ thím ocelot bên Tinhte hơi bị cẩu thả trong quá trình bóc hộp hay sao ấy. Mà thôi cái quan trọng vẫn là con hàng bên trong làm ăn thế nào thôi chứ bề ngoài thì ra sao chả được.
Phụ kiện con này bao gồm sách hướng dẫn, dĩa driver và cáp nguồn chuyển từ 2 đầu 6 pin thành 1 đầu 8 pin.
Phía trước vẫn là bộ tản DirectCU 2 quen thuộc với 2 quạt làm mát 8cm và 3 ống heatpipe truyền nhiệt lòi ra ở phía trên và dưới. Tiếc là đang trong thời gian test hàng nên mình không được mổ card ra xem. Do đó mình đành cho các bác xem hình mổ trên TechPowerUp vậy.
Phía sau GTX 770 DC2 OC được backplate bảo vệ do đó tránh cho người dùng gây tổn hại bo mạch phía sau khi tháo lắp card, túm cái váy lại là nó bao trầy.
Cũng ở mặt sau ở phía trái, ASUS cho phép người dùng là overclocker có thể mod thêm điện vào để có được khả năng ép xung cao hơn và ổn định hơn. Tuy nhiên mình không phải overclocker nên cái này có thêm cũng chỉ cho đẹp thôi chứ không sử dụng bao giờ.
Để lắp con này vào thì bo mạch chủ của mình sẽ bị hốt mất 2 khe PCI.
GTX 770 DC2 OC sử dụng 2 đầu nguồn 8 pin và 6 pin để hoạt động, nếu nguồn thiếu đầu 8 pin các bác có thể dùng 1 dây cáp nguồn chuyển đầu có trong hộp phụ kiện để dùng cũng được.
Với 2 đầu cắm SLI thì GTX 770 OC có thể chạy max là Quad SLI với 3 con GTX 770 nữa.
Khu vực cổng kết nối bao gồm 2 cổng DVI và 2 cổng HDMI, Display Port full size.
Test Setup
Kết quả benchmark của một số trình bench và game phổ biến:
3DMark 11 Extreme Preset
3DMark Fire Strike
3DMark Fire Strike Extreme
Heaven 4 Extreme 1080p
Valley Extreme HD
Battlefield 3 Ultra Settings 1080p, FOV 90, No Vsync
Frames: 19197 - Time: 206124ms - Avg: 93.133 - Min: 77 - Max: 147
Battlefield 4 Ultra Settings 1080p, FOV 120, No Vsync
Frames: 8676 - Time: 128139ms - Avg: 67.708 - Min: 51 - Max: 110
Batman AC Max Settings 1080p, FXAA High, No Vsync, PhysX High
Bioshock Infinite
Borderlands 2 Max Settings 1080p, No Vsync, PhysX High
Frames: 46276 - Time: 316979ms - Avg: 145.991 - Min: 114 - Max: 193
Call of Duty Ghosts Max Settings 1080p, FXAA On, Dynamic Fur High
Frames: 6464 - Time: 102055ms - Avg: 63.338 - Min: 36 - Max: 100
Frames: 6108 - Time: 116922ms - Avg: 52.240 - Min: 37 - Max: 81
DMC Devil May Cry Max Settings 1080p, No Vsync
GRID 2 Ultra Settings 1080p, MSAA 8x, No Vsync
Hitman Absolution Ultra Settings, MSAA 0x, No Vsync
Metro Last Light Max Settings, SSAA On, Advanced PhysX On
Sleeping Dogs
Thief 2014 Very High Settings 1080p, No Vsync
Tomb Raider Ultimate Settings, No Vsync
Comment