Sau POSEIDON 780 và MARS 760, ASUS tiếp tục trình làng dân chơi VGA một con hàng khủng nữa là MATRIX R9 290X, và tất nhiên MATRIX còn có phiên bản NVIDIA nữa là GTX 780 Ti được nằm trong lồng kiếng bên gánh hàng ASUS trong sự kiện NVIDIA Day 2014. Lẽ ra mình đã có thể mượn luôn con MATRIX GTX 780 Ti cho nó có đôi có cặp nhưng mấy thím bên ASUS nhất quyết không cho mượn, chắc là cho ngâm giấm mấy ngày. Thôi thì trở về nhà với con MATRIX R9 290X còn hơn là về tay không.
Với một số hình ảnh lấy về từ Google thì ASUS đã từ bỏ thiết kế bộ tản heo mập từng xuất hiện trên bản MATRIX R9 280X và mang đến bộ tản gọn gàng hơn. Chưa hết, MATRIX R9 290X được ASUS thiết kế nhắm tới đối tượng là game thủ và các tay ép xung chuyên nghiệp vì đi kèm theo nó là khá nhiều các tính năng khá hấp dẫn cho các nhu cầu của 2 đối tượng trên. Trước khi unbox con này, mình xin phép mượn tạm một vài thông tin specs từ TechPowerUp để vẽ cái bảng sau cho anh em dễ tham khảo:
Về cấu hình thì MATRIX R9 290X không khác gì một con R9 290X thông thường ngoài việc được hãng SX ép xung sẵn lên mức xung tương đối khá cao. Chắc chắn đó không phải những gì mà MATRIX R9 290X đem đến cho người dùng, vì nếu như thế thì bác nào đang dùng card R9 290X bất kì nếu ép xung lên bằng mức con MATRIX R9 290X là được rồi. Con này nhất định phải có gì đó đặc biệt để cuốn hút người dùng VGA mà chúng ta sẽ biết được vào phần sau của chương trình. Hiện tại thì trên newegg chưa có bán con này nên mình cũng chưa biết giá nó như thế nào, nhưng thuộc dòng ROG thì chắc giá cũng khá là chát – đây cũng là một trong những lý do lớn khiến cho dòng ROG khó tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. Ok, vào vấn đề chính đi nào!
Ấn tượng đầu tiên của mình về MATRIX R9 290X là cái hộp rất to của nó, và như các bác thấy thì motto của nó “I rule my game – Record breaking performance” mà theo quan điểm của mình là nó nhắm rõ ràng tới 2 đối tượng người sử dụng chính là game thủ và các tay ép xung chuyên nghiệp như mình có nhắc ở trên. Hãy mở cái nắp hộp ra xem coi còn có gì tiếp.
Con MATRIX R9 290X được nằm ở phía trong bao bọc bên ngoài là lớp kính nhựa trong, còn phía trên giới thiệu một số công nghệ nổi bật mà trong số đó là 3 tính năng mà mình cho là cool nhất:
GPU Loading At-A-Glance: Thay vì phải vào trong GPU-Z hay bật MSI Afterburner OSD lên để xem mức độ sử dụng tài nguyên card như thế nào thì các bác chỉ cần nhìn vào màu trên đèn LED để nhận biết (xanh-vàng-đỏ-xanh lá tương đương với các mức tải nhẹ, trung bình, nặng và chế độ an toàn Safe mode (mình sẽ đề cập cái này sau).
Memory Defroster hay tạm dịch là bộ rã băng bộ nhớ, các thím nào hay chơi ép xung LN2 sẽ nhận thấy là card đồ họa của mình hay bị lỗi lạnh quá bị treo (cold bugs) thì với con MATRIX này thì nó có bộ Memory Defroster thì tỷ lệ card bị cold bugs sẽ bị giảm xuống.
Cũng như bản ref R9 290X với gạc chuyển 2 chế độ standard và uber, MATRIX R9 290X cũng có 2 chế độ là standard và LN2, khác với uber thì LN2 chuyên về ép xung hơn.
Phía sau hộp là hình ảnh mà con MATRIX R9 290X bị xả tản nhiệt và được sắp xếp theo 3D dành cho các bác nào thích khám phá nội tạng mà không có gan tự mở hay bị cấm mở ra như mình.
Phần phụ kiện đã bị tối giản hết mức có thể khi chi có sách hướng dẫn, dĩa driver (2 thứ này nằm trong bao đen) và bộ đôi cáp nguồn chuyển từ 2 đầu 6 pin sang 1 đầu 8 pin.
Phía trước ASUS vẫn sử dụng bộ tản DC2 truyền thống được mod cover lại theo phong cách ROG đỏ đen, các heatpipe và bộ heatsink được mạ nikel phủ đen khá giống tản nhiệt Prolimatech Megahalems RevC Black Edition và 2 quạt làm mát 10cm trong đó quạt trái sử dụng công nghệ CoolTech nhằm tăng thêm luồng gió mạnh thổi vào bộ heatsink khu vực GPU. Khác với kiểu tản nhiệt đồ sộ mạnh mẽ của MATRIX R9 280X, con tản này trong có vẻ yếu ớt chưa làm nổi bật được các yếu tố làm nên thương hiệu ROG. Theo mình là vậy, còn các bác nghĩ sao?
Phía sau cũng như các sản phẩm tầm cao khác của mình thì ASUS trang bị cho MATRIX R9 290X một bộ backplate chống trầy. Và ở phía trên bên trái của card là khu vực dành cho các tay overclocker có thể hotwire nhằm tăng điện thế cấp cho card. Tất nhiên mình không phải là ocer nên cũng chẳng quan tâm lắm đến cái này.
Ở cạnh phải card là 2 chức năng nữa dành cho ocer là nút Safe Mode và gạc Memory Defroster. Ở phần trên mình có nói là đèn LED xanh lá thể hiện cho Safe Mode. Đây chính là Safe Mode mà mình đang muốn nói tới. Chức năng của nó có thể nói là tương tự như nút Clear BIOS trên các mobo, nghĩa là sẽ có trường hợp các bác ép xung con MATRIX R9 290X kinh quá tới nỗi không boot lên được thì có thể nhấn nút Safe Mode và giữ trong vòng 10s để clear hết tất cả các thiết lập về VGA, giúp nó hoạt động lại bình thường. Ngoài ra kế dưới nó là nút gạc Memory Defroster giúp giảm tình trạng card bị cold bugs khi ép xung LN2. Một chức năng không thể thiếu đối với 1 tay ép xung chuyên nghiệp.
Ở dưới có đầu cắm nguồn molex 4 pin nhằm tăng thêm điện thế sử dụng cho card. Tuy nhiên nếu sử dụng trên air thì việc cắm thêm molex 4 pin cũng không có ý nghĩa lắm.
Nguồn điện cấp cho con này là 2 đầu 8 pin PCIe, với dòng ROG chuyện này chẳng có gì là lạ cả, nhất là sản phẩm hỗ trợ ép xung LN2 như MATRIX R9 290X.
Cũng như bản ref R9 290X, con này không sử dụng cáp CrossFire nữa mà chuyển sang CF bằng PCIe bus do đó nếu muốn chạy đa card thì các bác chỉ cần gắn thêm 1 con R9 290X nữa là được rồi. Gần khu vực đó có 1 nút gạc chuyển chế độ card standard/LN2 tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng.
MATRIX R9 290X sẽ chiếm mất 2 slot PCI trên mobo.
Khu vực cổng kết nối gồm 2 cổng DVI kỹ thuật số và 2 cổng Display Port, HDMI full size.
Test Setup
Kết quả benchmark của một số trình bench và game phổ biến:
3DMark 11 Extreme Preset
3DMark Fire Strike
3DMark Fire Strike Extreme
Heaven 4 Extreme 1080p
Valley Extreme HD
Battlefield 3 Ultra Settings 1080p, FOV 90, No Vsync
Frames: 24280 - Time: 204829ms - Avg: 118.538 - Min: 96 - Max: 176
Tới phần test Battlefield 4 thì do driver mới nhất của AMD là Catalyst 14-3 beta và patch mới nhất của Battlefield 4 có mở ra cho người dùng 2 lựa chọn về tập lệnh đồ họa sử dụng cho game (API) là Mantle và DirectX 11 nên mình sẽ test luôn cả 2 API này. Và đây là game hỗ trợ Mantle đầu tiên của AMD do đó người dùng card NVIDIA sẽ không có cơ hội trải nghiệm bộ API mới này.
Battlefield 4 Ultra Settings 1080p, FOV 120, No Vsync, DirectX 11 API
Frames: 10880 - Time: 126767ms - Avg: 85.827 - Min: 70 - Max: 119
Battlefield 4 Ultra Settings 1080p, FOV 120, No Vsync, Mantle API
Frames: 10774 - Time: 126439ms - Avg: 85.211 - Min: 70 - Max: 117
Batman AC Max Settings 1080p, FXAA High, No Vsync, PhysX High
Batman AO Max Settings 1080p, FXAA High, No Vsync, PhysX Normal
Bioshock Infinite
Frames: 54298 - Time: 323110ms - Avg: 168.048 - Min: 136 - Max: 205
Với một số hình ảnh lấy về từ Google thì ASUS đã từ bỏ thiết kế bộ tản heo mập từng xuất hiện trên bản MATRIX R9 280X và mang đến bộ tản gọn gàng hơn. Chưa hết, MATRIX R9 290X được ASUS thiết kế nhắm tới đối tượng là game thủ và các tay ép xung chuyên nghiệp vì đi kèm theo nó là khá nhiều các tính năng khá hấp dẫn cho các nhu cầu của 2 đối tượng trên. Trước khi unbox con này, mình xin phép mượn tạm một vài thông tin specs từ TechPowerUp để vẽ cái bảng sau cho anh em dễ tham khảo:
Về cấu hình thì MATRIX R9 290X không khác gì một con R9 290X thông thường ngoài việc được hãng SX ép xung sẵn lên mức xung tương đối khá cao. Chắc chắn đó không phải những gì mà MATRIX R9 290X đem đến cho người dùng, vì nếu như thế thì bác nào đang dùng card R9 290X bất kì nếu ép xung lên bằng mức con MATRIX R9 290X là được rồi. Con này nhất định phải có gì đó đặc biệt để cuốn hút người dùng VGA mà chúng ta sẽ biết được vào phần sau của chương trình. Hiện tại thì trên newegg chưa có bán con này nên mình cũng chưa biết giá nó như thế nào, nhưng thuộc dòng ROG thì chắc giá cũng khá là chát – đây cũng là một trong những lý do lớn khiến cho dòng ROG khó tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. Ok, vào vấn đề chính đi nào!
Ấn tượng đầu tiên của mình về MATRIX R9 290X là cái hộp rất to của nó, và như các bác thấy thì motto của nó “I rule my game – Record breaking performance” mà theo quan điểm của mình là nó nhắm rõ ràng tới 2 đối tượng người sử dụng chính là game thủ và các tay ép xung chuyên nghiệp như mình có nhắc ở trên. Hãy mở cái nắp hộp ra xem coi còn có gì tiếp.
Con MATRIX R9 290X được nằm ở phía trong bao bọc bên ngoài là lớp kính nhựa trong, còn phía trên giới thiệu một số công nghệ nổi bật mà trong số đó là 3 tính năng mà mình cho là cool nhất:
GPU Loading At-A-Glance: Thay vì phải vào trong GPU-Z hay bật MSI Afterburner OSD lên để xem mức độ sử dụng tài nguyên card như thế nào thì các bác chỉ cần nhìn vào màu trên đèn LED để nhận biết (xanh-vàng-đỏ-xanh lá tương đương với các mức tải nhẹ, trung bình, nặng và chế độ an toàn Safe mode (mình sẽ đề cập cái này sau).
Memory Defroster hay tạm dịch là bộ rã băng bộ nhớ, các thím nào hay chơi ép xung LN2 sẽ nhận thấy là card đồ họa của mình hay bị lỗi lạnh quá bị treo (cold bugs) thì với con MATRIX này thì nó có bộ Memory Defroster thì tỷ lệ card bị cold bugs sẽ bị giảm xuống.
Cũng như bản ref R9 290X với gạc chuyển 2 chế độ standard và uber, MATRIX R9 290X cũng có 2 chế độ là standard và LN2, khác với uber thì LN2 chuyên về ép xung hơn.
Phía sau hộp là hình ảnh mà con MATRIX R9 290X bị xả tản nhiệt và được sắp xếp theo 3D dành cho các bác nào thích khám phá nội tạng mà không có gan tự mở hay bị cấm mở ra như mình.
Phần phụ kiện đã bị tối giản hết mức có thể khi chi có sách hướng dẫn, dĩa driver (2 thứ này nằm trong bao đen) và bộ đôi cáp nguồn chuyển từ 2 đầu 6 pin sang 1 đầu 8 pin.
Phía trước ASUS vẫn sử dụng bộ tản DC2 truyền thống được mod cover lại theo phong cách ROG đỏ đen, các heatpipe và bộ heatsink được mạ nikel phủ đen khá giống tản nhiệt Prolimatech Megahalems RevC Black Edition và 2 quạt làm mát 10cm trong đó quạt trái sử dụng công nghệ CoolTech nhằm tăng thêm luồng gió mạnh thổi vào bộ heatsink khu vực GPU. Khác với kiểu tản nhiệt đồ sộ mạnh mẽ của MATRIX R9 280X, con tản này trong có vẻ yếu ớt chưa làm nổi bật được các yếu tố làm nên thương hiệu ROG. Theo mình là vậy, còn các bác nghĩ sao?
Phía sau cũng như các sản phẩm tầm cao khác của mình thì ASUS trang bị cho MATRIX R9 290X một bộ backplate chống trầy. Và ở phía trên bên trái của card là khu vực dành cho các tay overclocker có thể hotwire nhằm tăng điện thế cấp cho card. Tất nhiên mình không phải là ocer nên cũng chẳng quan tâm lắm đến cái này.
Ở cạnh phải card là 2 chức năng nữa dành cho ocer là nút Safe Mode và gạc Memory Defroster. Ở phần trên mình có nói là đèn LED xanh lá thể hiện cho Safe Mode. Đây chính là Safe Mode mà mình đang muốn nói tới. Chức năng của nó có thể nói là tương tự như nút Clear BIOS trên các mobo, nghĩa là sẽ có trường hợp các bác ép xung con MATRIX R9 290X kinh quá tới nỗi không boot lên được thì có thể nhấn nút Safe Mode và giữ trong vòng 10s để clear hết tất cả các thiết lập về VGA, giúp nó hoạt động lại bình thường. Ngoài ra kế dưới nó là nút gạc Memory Defroster giúp giảm tình trạng card bị cold bugs khi ép xung LN2. Một chức năng không thể thiếu đối với 1 tay ép xung chuyên nghiệp.
Ở dưới có đầu cắm nguồn molex 4 pin nhằm tăng thêm điện thế sử dụng cho card. Tuy nhiên nếu sử dụng trên air thì việc cắm thêm molex 4 pin cũng không có ý nghĩa lắm.
Nguồn điện cấp cho con này là 2 đầu 8 pin PCIe, với dòng ROG chuyện này chẳng có gì là lạ cả, nhất là sản phẩm hỗ trợ ép xung LN2 như MATRIX R9 290X.
Cũng như bản ref R9 290X, con này không sử dụng cáp CrossFire nữa mà chuyển sang CF bằng PCIe bus do đó nếu muốn chạy đa card thì các bác chỉ cần gắn thêm 1 con R9 290X nữa là được rồi. Gần khu vực đó có 1 nút gạc chuyển chế độ card standard/LN2 tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng.
MATRIX R9 290X sẽ chiếm mất 2 slot PCI trên mobo.
Khu vực cổng kết nối gồm 2 cổng DVI kỹ thuật số và 2 cổng Display Port, HDMI full size.
Test Setup
Kết quả benchmark của một số trình bench và game phổ biến:
3DMark 11 Extreme Preset
3DMark Fire Strike
3DMark Fire Strike Extreme
Heaven 4 Extreme 1080p
Valley Extreme HD
Battlefield 3 Ultra Settings 1080p, FOV 90, No Vsync
Frames: 24280 - Time: 204829ms - Avg: 118.538 - Min: 96 - Max: 176
Tới phần test Battlefield 4 thì do driver mới nhất của AMD là Catalyst 14-3 beta và patch mới nhất của Battlefield 4 có mở ra cho người dùng 2 lựa chọn về tập lệnh đồ họa sử dụng cho game (API) là Mantle và DirectX 11 nên mình sẽ test luôn cả 2 API này. Và đây là game hỗ trợ Mantle đầu tiên của AMD do đó người dùng card NVIDIA sẽ không có cơ hội trải nghiệm bộ API mới này.
Battlefield 4 Ultra Settings 1080p, FOV 120, No Vsync, DirectX 11 API
Frames: 10880 - Time: 126767ms - Avg: 85.827 - Min: 70 - Max: 119
Battlefield 4 Ultra Settings 1080p, FOV 120, No Vsync, Mantle API
Frames: 10774 - Time: 126439ms - Avg: 85.211 - Min: 70 - Max: 117
Batman AC Max Settings 1080p, FXAA High, No Vsync, PhysX High
Batman AO Max Settings 1080p, FXAA High, No Vsync, PhysX Normal
Bioshock Infinite
Frames: 54298 - Time: 323110ms - Avg: 168.048 - Min: 136 - Max: 205
Comment