Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Các loại giao diện trung kế công cộng (T1, E1, BRI, PRI, SIP)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Các loại giao diện trung kế công cộng (T1, E1, BRI, PRI, SIP)


    Mô hình tổng đài kết nối mọi loại trung kế


    1. Giao diện trung kế tương tự


    Giao diện trung kế mà chúng ta thường gặp nhất là giao diện tương tự 2 dây. Loại giao diện này mỗi đường dây cho phép 1 kênh thoại và có 1 số điện thoại duy nhất để liên lạc đi và đến (gọi đi thì hiện số, và số đó để người khác gọi đến).


    Sơ đồ kết nối






    Ưu điểm của loại này là sự đơn giản và sự phổ biến của thiết bị tương thích. Các thiết bị có thể đấu nối vào đường dây này để sử dụng là các điện thoại tương tự 2 dây (nhiều loại vô kể ), máy Fax, Modem tương tự. Ngoài ra các thiết bị đầu cuối kể trên còn các hệ thống tổng đài riêng có giao diện trung kế tương tự, hầu hết các hệ thốngtổng đài đều hỗn trợ giao diện trung kế này (một số loại chỉ hỗ trợ giao diện trung kế này như KX-TEB308/TES824).


    Nhược điểm của trung kế tương tự là chất lượng phụ thuộc vào đường dây và các mối nối và bị tác động của các sóng điện từ. Tiếng nói trên đường dây tương tự có nhiều nhiễu ồn. Độ bảo mật trên đường dây kém.

    Giao diện card trung kế tương tự


    2. Giao diện trung kế kĩ thuật số


    Các giao diện trung kế kĩ thuật số bao gồm các giao diện T1, E1, BRI và PRI30 (còn gọi là E1-ISDN). Mỗi một đường dây trung kế kỹ thuật số cho phép nhiều kênh thoại đồng thời (nên còn được gọi là trung kế luồng), cụ thể:


    - Giao diện T1: 24 kênh thoại / 1 đường
    – Giao diện E1: 30 Kênh thoại / 1 đường
    – Giao diện BRI: 2 kênh thoại / 1 đường
    – Giao diện PRI30 : 30 kênh thoại / 1 đường


    Không giống như đường dây trung kế tương tự, các đường dây trung kế số không đấu nối trực tiếp vàotổng đài mà thông qua một bộ kết cuối mạng (NT).


    Sơ đồ kết nối


    [Nhà cung cấp]>>———->>[Kết cuối mạng]>>———->>[Tổng đài]



    Đường truyền dẫn từ nhà cung cấp tới kết cuối mạng thường là cáp quang. Từ bộ kết cuối mạng tới cổng trung kế tương ứng trên tổng đài thường sử dụng cáp đồng 4 sợi và đầu đấu nối RJ45 (giống mạng máy tính)


    Mỗi một đường dây trung kế số được cấp một dải số tương ứng với số kênh, cụ thể
    - Giao diện T1: Dải 24 số
    – Giao diện E1: Dải 30 số
    – Giao diện BRI: Dải 2 số
    – Giao diện PRI: Dải 30 số


    Các giao diện trung kế số cho phép chúng ta tận dụng tối đa tài nguyên số.
    Đối với đường dây tương tự, khi chúng ta thuê nhiều đường dây và sử dụng dịch vụ trượt thì tài nguyên số thường được sử dụng một cách lãng phí, khi đó chỉ có số chính được sử dụng mà các số phụ thường không được sử dụng.


    Đối với đường dây thuê bao kĩ thuật số các số không được gán cố định cho bất cứ kênh thoại nào, khi chúng ta gọi tới các số máy trong dải cuộc gọi sẽ lần lượt chiếm từng kênh, như vậy chúng ta có sẵn dịch vụ trượt số cho cả dải số.


    Ngoài ra chúng ta có thể lập trình hệ thống tổng đài để tổng đài chuyển tiếp cuộc gọi tới đích theo từng số trong dải.

    Giao diện card trung kế số

    Ví dụ:


    Chúng ta thuê một đường E1 và chúng ta có dải 30 số từ xxxxxx11, xxxxxx12, … xxxxxx40
    Chúng ta có thể lập trình để các cuộc gọi tới số xxxxxx11 sẽ được chuyển tiếp tới máy nhánh 101 cho dù nó chiếm ở bất cứ kênh thoại nào, cuộc gọi tới số máy xxxxxx12 sẽ được chuyển tiếp tới máy 105, v.v… Tất nhiên là các máy nhánh có thể thay bằng một lời chào hướng dẫn truy cập (DISA), một nhóm máy (ICD Group) hay một hộp thư thoại (Voice Mail Box)
    Như vậy chúng ta có thể chọn một số trong dải để làm số FAX và chúng ta lập trình để cuộc gọi vào số máy này sẽ được chuyển tiếp tới máy nhánh cắm máy FAX.


    Trường hợp khác, chúng ta có thể cấp cho người dùng nào đó một số máy công cộng, chúng ta lập trình để các cuộc gọi vào số máy này sẽ được chuyển tiếp tới máy nhánh của người đó. Trường hợp này người đó có thể vừa liên lạc nội bộ vừa nhận trực tiếp từ mạng cộng cộng mà không cần phải sử dụng 2 đường dây: 1 đường dây máy nhánh và 1 đường dây trực tiếp.


    Một điều khác biệt nữa đó là chúng ta có thể thuê thêm dải số để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Ví dụ một đường dây giao diện E1 30 kênh thoại với một dải 60 số.


    Ưu điểm: Của trung kế giao diện kĩ thuật số đó là chất lượng thoại cao không bị nhiễu ồn. Ngoài ra sử dụng trung kế giao diện kĩ thuật số cho phép sử dụng các dịch vụ nâng cao như mô tả ở trên. Một ưu điểm nữa đó là độ bảo mật trên đường dây kĩ thuật số cao hơn so với đường dây tương tự


    Nhược điểm: Của trung kế giao diện kĩ thuật số: Tuy rằng tất cả các nhà cung cấp dịch vụ hiện tại đều có thể cung cấp các giao diện trung kế số nhưng vẫn phụ thuộc và vị trí địa lý nơi sử dụng. Nếu bạn muốn sử dụng giao diện trung kế kĩ thuật số hãy liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp để có thông tin chính xác về dịch vụ.


    3. Giao diện trung kế SIP (VoIP-Voice over IP)


    Khác với giao diện trung kế tương tự và kĩ thuật số, giao diện trung kế SIP không có đường truyền dẫn riêng mà sử dụng trên đường truyền Internet, chung với mạng máy tính.


    Nhà cung cấp dịch vụ SIP có các máy chủ trên mạng Internet, người dung muốn sử dụng giao diện trung kế SIP đăng kí số kênh thoại với nhà cung cấp và cần một đường truyền Internet với


    chất lượng dịch vụ và băng thông đủ cho số lượng kênh thoại đã đăng kí, cụ thể:
    - Yêu cầu băng thông cho 1 kênh trung kế chuẩn G.711 : 70.7 – 84kbps
    – Yêu cầu băng thông cho 1 kênh trung kế chuẩn G.729a : 14.7 – 28kbps


    Sơ đồ kết nối từ nhà cung cấp tới hệ thống tổng đài
    [Nhà cung cấp dịch vụ SIP]–Internet>>—>>[Modem/Router]>>—>>[Switch]>>–>>[Tổng đài]



    Ưu điểm của việc dùng giao diện trung kế SIP là hợp nhất được mạng thoại và mạng máy tính. Đồng thời chi phí thoại trên mạng SIP rất thấp, cỡ vài trăm VND / 1 phút, do trên mạng SIP không có cuộc gọi đường dài. Một ưu điểm nữa là ở thời điểm hiện tại các tài khoản SIP gọi cho nhau miễn phí.


    Nhược điểm của giao diện trung kế SIP là ở thời điểm hiện tại các tài khoản SIP ở Việt Nam “chưa được phép” gọi sang mạng thoại truyền thống ở Việt Nam (cái mạng mà hàng ngày chúng ta đang liên lạc). Các tài khoản SIP ở Việt Nam được phép gọi sang các mạng thoại truyền thống ở nước ngoài (một số nước nhất định) với chi phí rất thấp.

    Giao diện card trung kế SIP đã được tích hợp




    Nguồn từ: TID Co.Ltd



    Bài viết liên quan:




    Last edited by hung2g91090; 14-03-2013, 06:35 PM.
Working...
X