Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Về việc thiết bị không tìm thấy địa chỉ DNS Server ?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Về việc thiết bị không tìm thấy địa chỉ DNS Server ?

    Chào các thầy và mọi người, em có 1 thắc mắc liên quan đến lý thuyết, đó là ví dụ trong 1 mạng nội bộ, nếu dùng DNS Server và DHCP Server triển khai trên máy DC Windows Server thì tất cả các thiết bị, máy tính trong mạng sẽ xin IP từ đây. Vấn đề em đang băn khoăn là trong mạng nội bộ, ở cấp độ con nếu em có triển khai 1 số thiết bị phát Wifi. Về cấu hình thì em thấy line mạng đi vào thiết bị Wifi sẽ gắn vào 1 trong các cổng LAN chứ không phải là cổng WAN của thiết bị, còn lại việc quan trọng trong cấu hình các thiết bị phát Wifi này theo em được biết là tắt chức năng DHCP của nó đi (Disable).

    Thêm 1 ý nữa, nếu 1 thiết bị vd như Laptop sau khi bắt Wifi, đã được cấp IP và vào mạng bình thường thì nếu ta cmd -> config /all sẽ thấy để đủ các thông tin như hình dưới.
    Vấn đề ở đây là em thấy có tình trạng là 1 số Laptop kết nối 1 cột sóng Wifi nào đó thì bị báo chấm than vàng (Limitted Access) hoặc bị báo “DNS Server is Not Responding”, hình dưới. Thì không hiểu tình trạng này sảy ra do đâu ? do phía DNS Server, DHCP Server hay do mình cấu hình thiết bị phát Wifi chưa đúng ? Mong các thầy và các bạn giúp đỡ.


  • #2
    hi

    Một thiết bị phát wifi - AP thì cũng giống như 1 bridge hoặc 1 switch có 2 hoặc ba giao tiếp (interface). Interface đầu tiên thì sẽ gắn vào mạng LAN. Interface này dùng để xin một địa chỉ IP từ trong mạng LAN. Interface thứ hai của AP chính là radio interface - miền không dây. Nhiệm vụ của Access Point sẽ là kết nối giữa miền không dây - radio và có dây (cổng LAN). Cổng WAN trên một số AP thường dùng để đấu nối vào các mạng bên ngoài - outside network để sau đó đi ra ngoài Internet. Do đó ta thường gắn AP vào hệ thống mạng qua cổng LAN.

    Ta thường tắt chức năng DHCP trên AP vì các client có thể xin địa chỉ IP từ dịch vụ DHCP của AP. Khi đó, các máy client có thể không truy cập được Internet hoặc không truy cập được các máy chủ khác trong mạng do thông số IP được cấp không chính xác.

    Dấu chấm than trong các laptop có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân. Có thể là do các wifi-client chưa xác thực thành công khi truy cập mạng wifi hoặc đã xác thực thành công như vì lý do nào đó không truy cập được DNS server.

    Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

    Email : dangquangminh@vnpro.org
    https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

    Comment


    • #3
      Originally posted by dangquangminh View Post
      hi

      Một thiết bị phát wifi - AP thì cũng giống như 1 bridge hoặc 1 switch có 2 hoặc ba giao tiếp (interface). Interface đầu tiên thì sẽ gắn vào mạng LAN. Interface này dùng để xin một địa chỉ IP từ trong mạng LAN. Interface thứ hai của AP chính là radio interface - miền không dây. Nhiệm vụ của Access Point sẽ là kết nối giữa miền không dây - radio và có dây (cổng LAN). Cổng WAN trên một số AP thường dùng để đấu nối vào các mạng bên ngoài - outside network để sau đó đi ra ngoài Internet. Do đó ta thường gắn AP vào hệ thống mạng qua cổng LAN.
      Ta thường tắt chức năng DHCP trên AP vì các client có thể xin địa chỉ IP từ dịch vụ DHCP của AP. Khi đó, các máy client có thể không truy cập được Internet hoặc không truy cập được các máy chủ khác trong mạng do thông số IP được cấp không chính xác.
      Dấu chấm than trong các laptop có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân. Có thể là do các wifi-client chưa xác thực thành công khi truy cập mạng wifi hoặc đã xác thực thành công như vì lý do nào đó không truy cập được DNS server.
      Thấy nói cũng phải, việc thiết bị có ra được internet hay không chỉ phụ thuộc vào Ip và Gateway chứ không hề phụ thuộc DNS, nhưng ý cuối của thầy "Dấu chấm than trong các laptop có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân. Có thể là do các wifi-client chưa xác thực thành công khi truy cập mạng wifi hoặc đã xác thực thành công như vì lý do nào đó không truy cập được DNS server. " sao em thấy nó chung chung quá, có 1 nguyên nhân cụ thể nào không thầy ?

      Comment


      • #4
        Khi kết nối wireless trong máy của em có dấu chấm than ("!"), điều đó có thể là do máy tính của em không xin được địa chỉ IP từ DHCP server. Hoặc nếu máy có địa chỉ IP thì máy của em không thể đi đến được địa chỉ gateway; hoặc nếu có đi đến gateway thì gateway là không chính xác.

        Khi một máy Windows kết nối đến một hệ thống mạng, WIndows dùng hai giao thức. Network Location Awareness (NLA) và Network Connection status Indicator NCSI để tự động nhận dạng ra mạng mà máy tính đang kết nối vào và xác định xem mạng này có kết nối với Internet hay không.

        NLA tập hợp các thông tin về network mà PC đang có và tạo ra một ID duy nhất để xác định từng network. Trong khi đó, NCSI giúp kiểm tra kết nối của mạng dưới nhiều hình thức khác nhai. Nó thu thập các thông tin chẳng hạn như DNS suffix, địa chỉ gateway, tên của Windows forest....

        Quay trở lại trường hợp của em, dấu chấm ! xuất hiện trên Windows có thể là do DNS server, do DHCP server và thậm chí là do cả Wireless AP cấu hình chưa chính xác.

        Chúc em vui vẻ, mong em tiếp tục ủng hộ diễn đàn VnPro.

        Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

        Email : dangquangminh@vnpro.org
        https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

        Comment


        • #5
          Originally posted by dangquangminh View Post
          Khi kết nối wireless trong máy của em có dấu chấm than ("!"), điều đó có thể là do máy tính của em không xin được địa chỉ IP từ DHCP server. Hoặc nếu máy có địa chỉ IP thì máy của em không thể đi đến được địa chỉ gateway; hoặc nếu có đi đến gateway thì gateway là không chính xác.

          Khi một máy Windows kết nối đến một hệ thống mạng, WIndows dùng hai giao thức. Network Location Awareness (NLA) và Network Connection status Indicator NCSI để tự động nhận dạng ra mạng mà máy tính đang kết nối vào và xác định xem mạng này có kết nối với Internet hay không.

          NLA tập hợp các thông tin về network mà PC đang có và tạo ra một ID duy nhất để xác định từng network. Trong khi đó, NCSI giúp kiểm tra kết nối của mạng dưới nhiều hình thức khác nhai. Nó thu thập các thông tin chẳng hạn như DNS suffix, địa chỉ gateway, tên của Windows forest....

          Quay trở lại trường hợp của em, dấu chấm ! xuất hiện trên Windows có thể là do DNS server, do DHCP server và thậm chí là do cả Wireless AP cấu hình chưa chính xác.

          Chúc em vui vẻ, mong em tiếp tục ủng hộ diễn đàn VnPro.
          Thấy chỉ hay quá, cám ơn thầy, để em xem lại xem.

          Comment


          • #6
            Nhân đây có vẻ là em cấu hình thiết bị phát Wifi chưa đúng, thầy hay bạn nào biết cách cấu hình chính xác cho các thiết bị phát Wifi trong trường hợp mà nó không cấp phát IP không ? tắt DHCP như ý mô hình trên đầu bài em nói ấy, chỉ em với ? có link tham khảo ví dụ hay hướng dẫn thì càng tốt ạ ?

            Comment


            • #7
              cấu hình AP để tắt chức năng DHCP server thì sẽ tùy thuộc vào loại AP cụ thể, của từng hãng cụ thể.

              Chúc em thành công nha,
              Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

              Email : dangquangminh@vnpro.org
              https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

              Comment

              Working...
              X