Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

BKAV Pro bị "tố" vi phạm bản quyền phần mềm?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • BKAV Pro bị "tố" vi phạm bản quyền phần mềm?

    - Một thành viên diễn đàn HVA Online sau khi "dịch ngược" phần mềm BKAV Pro đã đưa ra kết luận gây sốc: Trình diệt virus này của T.T An ninh mạng Bách Khoa (BKIS) sử dụng một số công cụ phần mềm trái phép và không liệt kê đầy đủ thông tin. Giám đốc BKIS khẳng định họ đã có đầy đủ quyền sử dụng hợp pháp các phần mềm đó.
    Những phân tích của thành viên có nick TQN trên diễn đàn HVA Online cho rằng phần mềm BKAV sử dụng Rar.exe, một phần mềm nén file phổ biến của RarLab, để nén các thông tin về mẫu virus thu thập được và máy tính của người dùng. Thông tin này sau đó được upload lên máy chủ của BKAV để xử lý.
    Dấu vết của Rar.exe phiên bản 3.6 được tìm thấy trong SysInfo.dll của bộ BKAV Pro. Ảnh chụp màn hình.Rar.exe là phần mềm nén dạng chia sẻ (shareware), người dùng có thể dùng thử trước khi quyết định trả tiền để mua. Trong điều khoản sử dụng (Term of Use) của phần mềm này ghi rõ không được tái phân phối bản dùng thử (free trial), hoặc đưa vào thành một thành phần của bất kỳ phần mềm nào khác nếu không có sự đồng thuận bằng văn bản của chủ sở hữu.
    Nếu là bản đã đăng ký sử dụng, mỗi file Rar.exe sẽ có kèm 1 file Rarreg.key. Tuy nhiên, phân tích bộ phần mềm BKAV Pro hoàn toàn không thấy file này. Trong khi file Rar.exe có thể trích ra từ SysInfo.dll, một thành phần của BKAV Pro, để chạy độc lập hoàn toàn.
    Cũng theo lời phân tích của thành viên TQN, trong gói phần mềm BKAV Pro còn sử dụng một số mã nguồn mở hoặc miễn phí, đơn cử như bộ thư việc BSD Lib của idStorm hoặc TeLock - sản phẩm miễn phí của nhóm chuyên bẻ khóa phần mềm TMG. Tuy vậy, cả hai thành phần này không được công bố trong phần Giới thiệu hoặc mục thông tin về bản quyền phần mềm như thông lệ.
    Trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc BKIS, khẳng định những nhận định trên là "sự hiểu lầm đáng tiếc" xuất phát từ việc chính thành viên của HVA sử dụng bản BKAV Pro chưa đăng ký, không bản quyền nên không thể hiện đầy đủ.
    "Cả 2 thành phần được các bạn HVA nhắc đến đều nằm trong module về hỗ trợ kỹ thuật khách hàng chứ không nằm trong module diệt virus. Việc hỗ trợ khách hàng của BKAV được thực hiện khi họ có bản quyền. Các bạn đó sử dụng các bản BKAV Pro chưa có bản quyền nên không đầy đủ tính năng. Chỉ khi đã có mã kích hoạt (key) thì phần mềm mới đầy đủ tính năng. Khi đó, toàn bộ thông tin về việc chúng tôi sử dụng những thành phần nào sẽ được cung cấp đầy đủ", ông Quảng trả lời.
    Giám đốc BKIS cho rằng việc cho rằng họ vi phạm bản quyền với Rar.exe là không chính xác. Trung tâm này đã mua bản quyền phần mềm WinRAR từ giữa năm 2007 cùng nhiều phần mềm khác để phục vụ công việc của mình. Vai trò của Rar.exe trong BKAV Pro nhằm đóng gói dữ liệu thu thập từ máy khách hàng gửi về trung tâm để xử lý. Quá trình đó do chuyên gia kỹ thuật của BKIS xử lý và người dùng hoàn toàn không sử dụng phần mềm này. Nếu cố tình tách file Rar.exe từ BKAV Pro để sử dụng vào việc khác thì người dùng cố tình vi phạm bản quyền với RarLab.
    Ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc TT BKIS."Bản chất về luật phân phối của WinRAR là nhằm hạn chế việc lạm dụng phần mềm shareware này làm tổn hại đến RarLab. Vì thế, những bản dùng thử (trial unregistered) không được chỉnh sửa hoặc phân phối từng phần nếu không có sự cho phép của tác giả. Tuy nhiên, chúng tôi đã mua bản quyền và chúng tôi được phép làm điều đó", ông Quảng phân tích. "Hơn thế, việc sử dụng thành phần được đóng gói trong BKAV Pro cũng hoàn toàn do kỹ thuật viên của BKIS thực hiện chứ không phải khách hàng. Khi dịch ngược (reverse) BKAV Pro sẽ không thấy người dùng được sử dụng trực tiếp đến Rar.exe".
    Theo ông Quảng, những thông tin liên quan đến 2 công cụ nguồn mở và miễn phí được đăng tải trên phần hỗ trợ khách hàng của BKAV Pro. Người dùng có thể xem nội dung này trên website của BKAV qua các bước sau: Bấm nút Trợ giúp trên BKAV Pro, chọn nút Trợ giúp trên menu hiện ra. Click chuột tiếp vào phần Diệt virus để hiện văn bản, chọn mục Các câu hỏi khác trong phần Hỏi đáp về Diệt virus. Đây là đường link dẫn đến website hỗ trợ của BKAV trên Internet. Tại đây, người dùng phải nhập mã ghi trên thẻ của mình vào. Sau khi kiểm tra mã khách hàng thành công, bảng câu hỏi sẽ hiện ra và người xem có thể thấy thông tin về TeLock và idStorm tại câu hỏi đáp số 10 trong số hàng chục câu hỏi tại đây.
    Giám đốc BKIS giải thích BKAV Pro gồm 2 thành phần đặt trên máy khách hàng và máy chủ hỗ trợ của BKIS. Đây là 2 thành phần gắn kết chặt chẽ tạo nên sản phẩm. Vì thế, trung tâm quyết định đặt hiển thị thông tin trên website của BKIS chứ không phải trên máy của khách hàng như thông lệ.
    "Chúng tôi phân phối phần mềm bản quyền, và như vậy chúng tôi tôn trọng những điều liên quan đến phần mềm", ông Quảng kết luận. "Đáng tiếc rằng các bạn (HVA Online) đã chưa có đầy đủ thông tin và sử dụng phần mềm không đầy đủ do chưa có bản quyền để phân tích, từ đó dẫn đến những kết luận mang tính chụp mũ. Những trao đổi trên diễn đàn chúng tôi quan tâm, nhưng tại đó mọi người đều giấu mặt và trao đổi không đi đến đâu cả".
    Hưng Hải


    ================
    Nguyển Tử quảng đả cạo đầu có phải anh ta đang sám hối A di đà phật

  • #2
    Mấy cái này để sau mọi thông tin và xem BKAV có bị xử lý nếu vi phạm thật k, nhưng có thêm 1 scandal thì BKAV lại thêm tiếng thôi
    ....Rồi cuộc vui tàn, mọi người bước đi
    một mình tôi về, nhiều lần ướt mi
    chờ tình yêu đến trong ánh nắng mai
    xóa tan màn đêm u tối
    cho tôi biến đổi tâm hồn
    thành một người mới ...

    :54::115:

    Comment


    • #3
      BKAV có vi phạm bản quyền không ?

      BKAV Pro vi phạm bản quyền?
      RarLab nói vi phạm, Bkis nói không

      Câu chuyện phần mềm diệt virus Bkav Pro có vi phạm bản quyền hay không đang được bàn tán sôi nổi trên một số diễn đàn. “Chủ nhân” của Bkav Pro là Bkis thì phủ nhận điều này, trong khi “nguyên đơn” RarLab có thể sẽ khiếu kiện.

      >> BKAV Pro vi phạm bản quyền?

      Người phát hiện là ở nước ngoài

      Đó là một nick name là TQN của diễn đàn HVA online và cho rằng phần mềm Bkav Pro vi phạm bản quyền. Theo đó là sự phân tích: Bkav Pro đang sử dụng trái phép chương trình rar.exe (một tiện ích nén dữ liệu của RarLab). Tập tin rar.exe được sử dụng trong phần mềm Bkav Pro tại máy tính của người dùng cuối để nén các dữ liệu và thông tin các loại virus tại máy tính người dùng và gửi về máy chủ trung tâm của Bkis để xử lý. Ngoài ra, thành viên có biệt danh TQN này cũng cho rằng Bkis đã sử dụng thư viện diStorm64 của BSD mà không tuân thủ các quy định của BSD đưa ra.

      Tại trang web của RarLab, phần mềm này được ghi rõ đây là phần mềm chia sẻ có thể được phép sử dụng 40 ngày để dùng thử, và sau đó sẽ bắt đầu đăng ký bản quyền nếu tiếp tục sử dụng. Phần mềm Rar/WinRar là một sản phẩm của Rarlab được tác giả Alexander L.Roshal phát triển.

      Theo điều khoản 4a và 4b về vấn đề liên quan đến bản quyền của người sử dụng, cá nhân hay tổ chức đều không thể sử dụng phần mềm hoặc các thành phần của phần mềm này khi không được sự đồng ý của tác giả. Phiên bản dùng thử (chưa đăng ký) không được thể hiện “bên trong” bất kỳ gói phần mềm nào khi chưa được sự đồng ý của tác giả.

      Kinh doanh Bkav Pro có vi phạm bản quyền?

      Về sử dụng bản quyền của các thư viện của tổ chức mã nguồn mở BSD, bản quyền BSD là hệ thống ghi rõ việc cho phép sử dụng bản quyền của các phần mềm được sử dụng miễn phí. BSD được viết tắt bởi Berkeley Software Distribution là một bản của hệ điều hành Unix được phát triển và đưa vào sử dụng bởi nhóm nghiên cứu hệ thống máy tính của trường đại học Carlifonia từ năm 1977 đến 1995.

      Điều lệ có ghi rõ khi sử dụng các thư viện của BSD phải ghi chú về nguồn sử dụng những thư viện dù sử dụng một phần, có hoặc không có thay đổi cấu trúc của thư viện. Cụ thể như: Copyright (c) , . All rights reserved.

      Như trên diễn đàn HVA online, thành viên TQN cho rằng Bkav Pro đã vi phạm luật bản quyền phần mềm từ các sản phẩm khác của nước ngoài. Và đại diện của RarLab khẳng định: Bkis hoàn toàn không có quyền sử dụng các phiên bản của Winrar phục vụ cho mục đích kinh doanh.

      Có phải là sự hiểu nhầm?

      Ông Nguyễn Tử Quảng, GĐ trung tâm Bkis thì lại cho rằng Bkav Pro hoàn toàn không vi phạm bản quyền phần mềm đối với chương trình rar.exe của RarLab. Bkav sử dụng chương trình nén trên hệ thống máy chủ của trung tâm chứ không thể hiện trên máy tính của khách hàng sử dụng Bkav Pro.

      Liên quan đến điều khoản sử dụng hệ thống thư viện nguồn mã mở BSD, ông Quảng giải thích: việc sử dụng thư viện diStorm64 của BSD được ghi rõ trong phần “hỏi đáp” của người sử dụng. Những thông tin trên diễn đàn HVA của thành viên TQN có thể là sự “hiểu nhầm đáng tiếc”! và đây là kiểu “chụp mũ” của các thành viên trong diễn đàn này.

      Cần thận trọng hơn với vấn đề bản quyền
      Khi thông tin trên mạng ngày càng nhiều, chúng tôi đã gửi mail cho bộ phận PR của TT an ninh mạng Bkis (Cô Đ.T.T H), nhưng đến ngày 3/7/2008 vẫn chưa nhận được hồi âm và công khai lên tiến vấn đề này. Trong khi hãng RarLab-công ty xây dựng phần mềm Winrar đang khẩn trương tìm hiểu những thông tin mà diễn đàn HVA online đang nêu vấn đề trên mạng.



      Sau khi Báo Bưu điện Việt Nam số 51 (924) có bài “Bkav có vi phạm bản quyền phần mềm”, tại diễn đàn tin học hai anh Lê Nguyên và Nguyễn Bá Thanh có lời khuyên: nếu Bkav sử dụng chương trình rar.exe cho mục đích kinh doanh của mình như thành viên TQN của diễn đàn HVA online mô tả, thì Bkav nên thương lượng với chính tác giả của RarLab để thỏa thuận.

      Còn nếu thành viên TQN nói sai, “chụp mũ” thì đã bị mọi người phản bác trong các bài bình luận (trên mạng) tiếp theo rồi. Đằng này, một số thành viên khác trong topic sau khi sự kiểm chứng cũng xác nhận sự việc.

      Một biệt danh khác là conmale - đảm nhận chức Moderator của diễn đàn HVA nói: phần mềm Bkav Pro đã “phá lệ”. Tuy nhiên, một thành viên khác là Look2Me của diễn đàn HVA bàn luận: “Tôi không khẳng định phần mềm Bkav Pro có vi phạm bản quyền hay không, nhưng khi làm thương mại, thì vấn đề bản quyền là một vấn đề lớn, Bkis phải để ý và phải tìm hiểu kỹ điều này.

      Việt Nam đã vào WTO rồi, vấn đề bản quyền càng cần phải được xem trọng, sân chơi nào cũng có luật. Ở một số nước, chỉ việc photo sách cũng là phạm pháp và có thể phải ra điều trần trước luật pháp. Trở lại việc của Bkis, nếu vẫn cứ cho rằng “chuyện trên mạng chẳng của riêng ai”, thì cư dân mạng còn “diễn đàn” dài dài. Hoặc khi một tổ chức hay công ty nước ngoài nào đó khiếu kiện thì rất mệt.

      (source: http://tintuconline.com.vn/vn/cuocsongso/210217)
      no car...no house...no money, but have only a sharing and friendly heart. What's the most important thing in this life "Heart or Money ?". Anything else can stead money ?

      :32::53::X:106:

      Nothing last forever...

      Comment


      • #4
        1 vote cho bác Quảng (không phải vote không vi phạm mà là vi phạm nha :;)
        http://ldakvn1.forumgogo.com - My new home

        Comment


        • #5
          Số tiền đó giờ bác Quảng bán đc bây giờ bồi thường lại cho RarLab chắc cũng còn thừa! :P
          Att ~¿ 21°00.00N , HCMC

          Comment


          • #6
            Vụ này không bàn tán nữa à??
            Mai Anh Tuấn:)

            Comment


            • #7
              Lại một chuyện động trời về anh hùng Ng tử quảng

              Đăng lên đây bài báo trên trang của báo Tiền Phong :
              Trích:
              Lộ đề Toán: Chỉ là chuyện lừa đảo!
              TPO – Chiều nay 8/7, Bà Trần Thị Hà - Vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH (Bộ Giáo dục Đào tạo) - tuyên bố không có chuyện lộ đề thi Đại học môn Toán khối A, đợt I, năm 2008 như tin đồn. Trung tâm An ninh mạng Bkis khẳng định việc lộ đề toán chỉ là trò lừa đảo.
              Ngay sau khi có thông tin về việc website: www.toanthpt.net đưa 2 bài toán trùng với 2 ý trong 2 câu của đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ môn Toán khối A năm 2008 và đặt ra câu hỏi liệu có phải đề thi Toán năm 2008 bị lộ trước ngày thi hơn 10 ngày, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Trung tâm an ninh mạng Bkis (trường ĐH Bách khoa Hà Nội) khoanh vùng, xác minh đối tượng đã tung tin trên website này.
              Ông Nguyễn Tử Quảng - Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Bkis - cho biết: Qua những lần xác minh bằng server thì đã khoanh vùng được đối tượng đã đưa lên mạng những thông tin về đề toán nói trên hiện sống ở Đà Lạt và từng là giáo viên. Đối tượng này nắm quyền quản trị trang web www.toanthpt.net và có nickname PhúKhánh.
              Theo ông Quảng, thông tin ban đầu về diễn biến của sự việc như sau:
              Ngày 21/6/2008, nickname PhúKhánh có đưa lên diễn đàn www.toanthpt.net trong đó có bài trùng với ý 2 câu 2 của đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ môn Toán khối A năm 2008.
              Sau đó đến ngày 2/7/2008, nickname này lại đưa tiếp lên diễn đàn đề thi (dự đoán) một đề bài, có bài trùng với ý 1 câu 4 của đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ môn Toán khối A năm 2008.
              Tuy nhiên, kết quả xác minh ban đầu của Bkis cho thấy trong thực tế các câu hỏi của đề thi toán trên trang mạng của PhúKhánh ngày ngày 21/6 và 2/7 đều không có câu nào trùng với đề thi Toán khối A (diễn ra sáng 4/7).
              Từ 12 giờ 42 phút đến 13 giờ 30 phút ngày 4/7, thời điểm thi xong môn Toán, PhúKhánh do nắm quyền quản trị của trang web, mới chèn thêm các câu có trong đề thi vào bài (entry) đã có trên trang mạng này từ ngày 21/6.
              Như vậy có nghĩa, khi có đề thi Toán (lấy được sau khi môn thi Toán kết thúc vào sáng 4/7), PhúKhánh mới chèn vào entry về đề toán mà đối tượng đã đưa lên mạng trước đó (ngày 21/6).
              Việc lộ đề toán, như vậy chỉ là một trò lừa đảo của đối tượng PhúKhánh nhờ vào công nghệ thông tin cũng như quyền admin đối với trang web www.toanthpt.net.
              Ông Quảng cho biết: Có thể mục đích của việc chèn thêm câu trùng với đề thi vào trang web chỉ là để cho oai, gây danh tiếng cho trang web trong khi đối tượng có nickname PhúKhánh không lường trước được hậu quả.
              Hiện Trung tâm An ninh mạng Bkis đang hoàn thành hồ sơ vụ việc đề bàn giao cho công an.
              Lời khẳng định của ông Nguyễn Tử Quảng, giám đốc trung tâm an ninh mạng bkis có vẻ rất chắc chắn. Nhưng nếu như bạn chỉ đọc bài viết này thì vô tình đã bỏ sót một tình tiết rất quan trọng, cũng được đăng trên báo Tiền Phong, nhưng là báo Tiến Phong loại in ra giấy chứ không phải báo điện tử.
              Theo như thông tin đăng tải trên báo Tiền Phong (loại in trên giấy) số 190, ra ngày thứ 3, 8/7/2008 thì vụ việc bắt nguồn từ một lớp học ở Đồ Sơn. Đây là lớp học tập trung nhưng giáo viên cốt cán đang dạy Toán lớp 12 ở các tình, thành phố phía Bắc, người đứng lớp là GS Văn Như Cương. Chiều 6/7 khi GS đang giảng bài cho các thầy (nội dung bài học là bàn về SGK mới), GS có lấy đề Toán ĐH khối A 2008 ra làm ví dụ cho các thầy về cách ra đề đánh đố, kô hợp lý của đề thi. Lúc ấy, trong những thầy giáo đang nghe giảng phía dưới, có một người khẳng định rằng ông ta đã lấy được 4 bài toán (4 câu này sau đó có ra y chang trong đề thi ĐH 2008 khối A) trên trang web www.toanthpt.net để luyện thi cho học sinh. Để làm bằng chứng thì thầy giáo này đã đưa ra cái USB của mình, có lưu lại trang web (theo như báo Tiền Phong là đủ cả giao diện, thời gian). Cái USB đó đã được một số thầy giáo copy lại.
              Vậy thì cách trả lời của bác Nguyễn Tử Quảng và lời khẳng định của bà Trần Thị Hà quả là có một lỗ hổng rất lớn, đó là chưa "giải quyết" được cái USB và người thấy giáo kia.
              Phải chăng cách trả lời của Bộ là một cách nói lấp liếm cho một sự việc mà nếu phanh phui ra sẽ là một scandal chấn động. Các bkiters nghĩ sao về việc này?
              PS : 1/hiện nay website www.toanthpt.net đang đóng cửa 2 ngày để "nâng cấp server".
              2/trung tâm BKIS đã dùng phương pháp gì để xác minh?Trong nhữn phương pháp của trung tâm BKIS, ai dám bảo rằng trung tâm này đã không vi phạm vào vấn đề nói nôm na là hack hoặc đột nhập bất hợp pháp website của người khác (tui kô rành về mạng nên nói nôm na thôi nhé).

              Comment


              • #8
                cung hay day!
                DUYKHUONG
                ----------------------------
                Mobile: 0904 349 849
                Skype: stonyduykhuong

                Comment


                • #9
                  Vậy BKAV chỉ là hư danh
                  Thật buồn vì là 1 trung tâm lớn của 1 trường Đại Học nổi tiếng

                  Comment


                  • #10
                    Tôi sử dụng bkav của bác quảng thiệt pó tay. quét nó xong rồi lấy avg free quét lại ra cả đống.

                    Thua bác quảng. Từ nay chừa bác quảng ra. xài avg free mà ngon chán!

                    Comment


                    • #11
                      Hãy suy nghĩ kỹ những gì các bạn nói trước khi up lên forum chứ, Anh Quảng ( BKIS ) là thần tượng của biết bao nhiêu ngừoi Kỹ thuật như chúng ta, Bkis hiện nay có thể xem như là trung tâm hàng đầu ở Việt Nam, họ là đại diện cho thế lực Hacker mũi trắng, tất cả mọi việc liên quan dến an ninh mạng tại VN khi có sự cố, vấn đè gì họ đều là nhân tố đầu tiên tham gia ứng cứu, nếu không có họ, thì ai sẽ làm được những điều như vậy, các bạn chăng ? hãy suy nghĩ thật kỹ những gì các bạn viết nhé. AVG free và BKAV pro khác nhau và gióng nhau như thế nào, bạn là ngừoi làm IT mà kiến thức như vậy cũng không biết thì sao mà đi che bai này nọ.

                      Comment


                      • #12
                        BKAV hiện nay được đánh giá là 1 trong các phần mềm có mã độc nhất VN :-SS:-SS
                        no car...no house...no money, but have only a sharing and friendly heart. What's the most important thing in this life "Heart or Money ?". Anything else can stead money ?

                        :32::53::X:106:

                        Nothing last forever...

                        Comment


                        • #13
                          Originally posted by thietnha View Post
                          Tôi sử dụng bkav của bác quảng thiệt pó tay. quét nó xong rồi lấy avg free quét lại ra cả đống.

                          Thua bác quảng. Từ nay chừa bác quảng ra. xài avg free mà ngon chán!
                          Đừng vội kết luận vậy chứ. Có mấy loại virus mà các chương trình khác ko diệt được nhưng bkav lại diệt được đấy. Em ko đứng về phía ai cả, nếu trường hợp BKAV Pro vi phạm bản quyền thật thì như vậy là BKIS đã sai nhưng cũng ko vì vậy mà chúng ta phủ nhận những đóng góp của BKIS từ trước đến nay.

                          Comment


                          • #14
                            @-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)
                            nghe soc

                            Tóc chưa bạc đừng ngăn dòng nhiệt huyết,
                            Người còn xuân đừng tính việc đi tu.
                            Dẫu đời người tỉ như cánh phù du,
                            Nhưng còn sống ta vẫn còn tranh đấu.

                            Comment


                            • #15
                              Originally posted by thietnha View Post
                              Tôi sử dụng bkav của bác quảng thiệt pó tay. quét nó xong rồi lấy avg free quét lại ra cả đống.

                              Thua bác quảng. Từ nay chừa bác quảng ra. xài avg free mà ngon chán!
                              Đúng là đồ nhảm nhí.Chắc ông dùng bảng bkav cũ để quét vius chứ gì!Dùng AVG free thì chắc cũng chưa mua BKPro để mà cập nhật.Tôi hoàn toàn ủng hộ Bkis, những gì nổi tiếng thì luôn bị những kẻ khác ghanh tị thôi!

                              Comment

                              Working...
                              X