Cuộc đối thoại mặc cả chỗ ở (*)
trong Góp nhặt cát đá (Thạch Sa Tập) của thiền sư Muju (Vô Trú )
Trong thời Minh Trị ở nước Nhật, bất cứ nhà sư lang thang nào cũng có thể được ở lại trong một ngôi đền Thiền, miễn là thắng trong cuộc tranh luận về giáo lý Phật giáo với những vị đang ở nơi đó. Người thắng được ở lại còn người thua phải ra đi.
Có hai sư huynh đệ cùng đang sổng trong một ngôi đền ở miền Bắc nước Nhật. Vị sư huynh là người điềm đạm, ham học. Còn vị sư đệ là người có một khuyết tật là hư mất một con mắt, tính tình còn rất nóng nảy.
Ngày kia, một nhà sư lang thang đến xin ở lại và đề nghị tranh luận về giáo lý thượng thừa của Phật giáo. Hôm đó, vị sư huynh mệt quá vì học nhiều, nào là duy thức học, đạo đức học, … Tối hôm qua phải thức khuya để học automata và ngôn ngữ hình thức, tổ chức cấu trúc máy tính. Ngoài ra còn đánh vật với cấu trúc dữ liệu và giải thuật, lại còn phải làm đồ án môn học thiết kế hệ thống số và đặc biệt phải soạn slide báo cáo cho môn nhập môn công tác tu sĩ, … Chưa kể là phải tự học lập trình java, C++, rồi còn chuẩn bị tiếng anh cho kỳ thi toefl xắp tới.
“Ối trời ơi, ta mệt và bận quá ! sư đệ hãy thay ta mà tiếp vị sư kia” - vị sư huynh bảo với sư đệ.
Và còn dặn thêm : “Hãy đề nghị một cuộc đối thoại im lặng”.
Sau đó chẳng bao lâu, nhà sư lang thang đến nói với vị sư huynh :
- Sư đệ của thầy thật là tuyệt. Tôi đã thua rồi. Vị sư huynh bảo :
- Thầy có thể thuật lại cuộc đối thoại được không ?.
Nhà sư lang thang trả lời :
- “Ðầu tiên, tôi giơ một ngón tay, tượng trưng cho Ðức Phật, một người đã giác ngộ. Sư đệ của thầy giơ lên hai ngón tay, nghĩa là Ðức Phật và giáo lý của ngài. Tôi giơ lên ba ngón tay, ngụ ý là Ðức Phật, giáo lý của Ngài và những chúng sinh theo Ngài, sống một cuộc đời an nhiên tự tại. Sư đệ của thầy đưa ra một nắm tay siết chặt, hướng thẳng vào mặt tôi, chứng tỏ rằng cả ba xuất phát từ sự chứng ngộ. Sư đệ của thầy đã thắng và tôi không có quyền ở lại đây”.
Nhà sư lang thang lẩm bẩm : “Biết vậy mình đã đề nghị tranh luận về cấu trúc dữ liệu rồi”, và bỏ đi. Vị sư huynh nghe qua chỉ tũm tỉm cười.
- “Sư huynh có thấy ông sư hồi nảy không ?“, vị sư đệ vừa chạy đến vừa hỏi.
Vị sư huynh nói :
_ “Ta biết sư đệ đã thắng“.
Vị sư đệ nói :
_ “Đệ sẽ đánh hắn“.
Vị sư huynh bảo :
_ “Sư đệ hãy bình tĩnh và thuật lại cho ta nghe cuộc tranh luận“ .
Vị sư đệ trả lời :
_ “Đệ nghe lời sư huynh đề nghị cuộc đối thoại im lặng. Nể hắn là khách, đệ đề nghị hắn ra dấu trước.
Hắn đưa lên một ngón tay, ám chỉ rằng đệ chỉ có một con mắt. Đệ nghe lời dạy của sư huynh : người tu phải thực hành được chữ nhẫn. Đệ cố nhịn và giơ lên hai ngón tay, khen ngợi hắn là người hạnh phúc có đầy đủ hai con mắt. Hắn lại tiếp tục lăng nhục đệ, hắn giơ lên ba ngón tay, bảo rằng giữa hắn và đệ chỉ có ba con mắt. Đệ giận quá đấm hắn, nhưng hắn bỏ chạy “.
· Lời bình
o Nhà logic học bảo rằng : Một ngón tay, hai ngón tay, ba ngón tay, một nắm đấm là 4 ký hiệu của một hệ thống. Hệ thống này được “dịch” vào trong một “thế giới thực” là vị sư đệ có nghĩa là một mắt, hai mắt, ba mắt, nắm đấm. Còn khi được “dịch” vào trong “thế giới thực” là vị sư lang thang thì mang ý nghĩa là Đức Phật, giáo lý, chúng sanh, sự chứng ngộ.
o Nhà xã hội học bảo : đem sự khiếm khuyết của con người ra cười cợt là không nhân bản, nếu không muốn nói là …
o Một vị sư già đang quét lá trước sân chùa nghe qua câu chuyện bèn đi xuống bếp nấu cơm.
o Chú tiểu lơ đãng nhìn lên táng lá cây đa trước sân chùa nghe chim hót.
o Anh sinh viên máy tính ngâm nga :
“Bách khoa thăng trầm quân mạc vấn”.
”Yên ba thâm xứ hữu hư khoa”.(**)
o Một người đang quết dọn sau hậu liêu của ngôi chùa thấy 3 người đang ngồi bên bếp lửa uống trà và nói chuyện với nhau. Một người nói : “Nếu ta không chạy nhanh thì đã ăn phải nắm đấm của huynh rồi”. Người thứ 2 nói : “Đệ không tin vào công phu của ta à, nếu đệ không chạy ta cũng thu hồi kịp mà”. Người thứ 3 thêm vào : “Hai huynh không cho đệ nói một lời nào, lần sau cho đệ đóng vai của nhị sư huynh nhé”.
o (*) câu chuyện được viết lại bởi NTS với một ít chi tiết được sửa đổi).
o (**) Sửa lại từ bài Ngán đời của CBQ
“Thế sự thăng trầm quân mạc vấn”.
”Yên ba thâm xứ hữu hư châu”.
(tạm dịch : thế sự lên xuống anh hỏi tôi làm gì, ở nơi xa xăm có khói sóng có con thuyền mờ ảo)
trong Góp nhặt cát đá (Thạch Sa Tập) của thiền sư Muju (Vô Trú )
Trong thời Minh Trị ở nước Nhật, bất cứ nhà sư lang thang nào cũng có thể được ở lại trong một ngôi đền Thiền, miễn là thắng trong cuộc tranh luận về giáo lý Phật giáo với những vị đang ở nơi đó. Người thắng được ở lại còn người thua phải ra đi.
Có hai sư huynh đệ cùng đang sổng trong một ngôi đền ở miền Bắc nước Nhật. Vị sư huynh là người điềm đạm, ham học. Còn vị sư đệ là người có một khuyết tật là hư mất một con mắt, tính tình còn rất nóng nảy.
Ngày kia, một nhà sư lang thang đến xin ở lại và đề nghị tranh luận về giáo lý thượng thừa của Phật giáo. Hôm đó, vị sư huynh mệt quá vì học nhiều, nào là duy thức học, đạo đức học, … Tối hôm qua phải thức khuya để học automata và ngôn ngữ hình thức, tổ chức cấu trúc máy tính. Ngoài ra còn đánh vật với cấu trúc dữ liệu và giải thuật, lại còn phải làm đồ án môn học thiết kế hệ thống số và đặc biệt phải soạn slide báo cáo cho môn nhập môn công tác tu sĩ, … Chưa kể là phải tự học lập trình java, C++, rồi còn chuẩn bị tiếng anh cho kỳ thi toefl xắp tới.
“Ối trời ơi, ta mệt và bận quá ! sư đệ hãy thay ta mà tiếp vị sư kia” - vị sư huynh bảo với sư đệ.
Và còn dặn thêm : “Hãy đề nghị một cuộc đối thoại im lặng”.
Sau đó chẳng bao lâu, nhà sư lang thang đến nói với vị sư huynh :
- Sư đệ của thầy thật là tuyệt. Tôi đã thua rồi. Vị sư huynh bảo :
- Thầy có thể thuật lại cuộc đối thoại được không ?.
Nhà sư lang thang trả lời :
- “Ðầu tiên, tôi giơ một ngón tay, tượng trưng cho Ðức Phật, một người đã giác ngộ. Sư đệ của thầy giơ lên hai ngón tay, nghĩa là Ðức Phật và giáo lý của ngài. Tôi giơ lên ba ngón tay, ngụ ý là Ðức Phật, giáo lý của Ngài và những chúng sinh theo Ngài, sống một cuộc đời an nhiên tự tại. Sư đệ của thầy đưa ra một nắm tay siết chặt, hướng thẳng vào mặt tôi, chứng tỏ rằng cả ba xuất phát từ sự chứng ngộ. Sư đệ của thầy đã thắng và tôi không có quyền ở lại đây”.
Nhà sư lang thang lẩm bẩm : “Biết vậy mình đã đề nghị tranh luận về cấu trúc dữ liệu rồi”, và bỏ đi. Vị sư huynh nghe qua chỉ tũm tỉm cười.
- “Sư huynh có thấy ông sư hồi nảy không ?“, vị sư đệ vừa chạy đến vừa hỏi.
Vị sư huynh nói :
_ “Ta biết sư đệ đã thắng“.
Vị sư đệ nói :
_ “Đệ sẽ đánh hắn“.
Vị sư huynh bảo :
_ “Sư đệ hãy bình tĩnh và thuật lại cho ta nghe cuộc tranh luận“ .
Vị sư đệ trả lời :
_ “Đệ nghe lời sư huynh đề nghị cuộc đối thoại im lặng. Nể hắn là khách, đệ đề nghị hắn ra dấu trước.
Hắn đưa lên một ngón tay, ám chỉ rằng đệ chỉ có một con mắt. Đệ nghe lời dạy của sư huynh : người tu phải thực hành được chữ nhẫn. Đệ cố nhịn và giơ lên hai ngón tay, khen ngợi hắn là người hạnh phúc có đầy đủ hai con mắt. Hắn lại tiếp tục lăng nhục đệ, hắn giơ lên ba ngón tay, bảo rằng giữa hắn và đệ chỉ có ba con mắt. Đệ giận quá đấm hắn, nhưng hắn bỏ chạy “.
· Lời bình
o Nhà logic học bảo rằng : Một ngón tay, hai ngón tay, ba ngón tay, một nắm đấm là 4 ký hiệu của một hệ thống. Hệ thống này được “dịch” vào trong một “thế giới thực” là vị sư đệ có nghĩa là một mắt, hai mắt, ba mắt, nắm đấm. Còn khi được “dịch” vào trong “thế giới thực” là vị sư lang thang thì mang ý nghĩa là Đức Phật, giáo lý, chúng sanh, sự chứng ngộ.
o Nhà xã hội học bảo : đem sự khiếm khuyết của con người ra cười cợt là không nhân bản, nếu không muốn nói là …
o Một vị sư già đang quét lá trước sân chùa nghe qua câu chuyện bèn đi xuống bếp nấu cơm.
o Chú tiểu lơ đãng nhìn lên táng lá cây đa trước sân chùa nghe chim hót.
o Anh sinh viên máy tính ngâm nga :
“Bách khoa thăng trầm quân mạc vấn”.
”Yên ba thâm xứ hữu hư khoa”.(**)
o Một người đang quết dọn sau hậu liêu của ngôi chùa thấy 3 người đang ngồi bên bếp lửa uống trà và nói chuyện với nhau. Một người nói : “Nếu ta không chạy nhanh thì đã ăn phải nắm đấm của huynh rồi”. Người thứ 2 nói : “Đệ không tin vào công phu của ta à, nếu đệ không chạy ta cũng thu hồi kịp mà”. Người thứ 3 thêm vào : “Hai huynh không cho đệ nói một lời nào, lần sau cho đệ đóng vai của nhị sư huynh nhé”.
o (*) câu chuyện được viết lại bởi NTS với một ít chi tiết được sửa đổi).
o (**) Sửa lại từ bài Ngán đời của CBQ
“Thế sự thăng trầm quân mạc vấn”.
”Yên ba thâm xứ hữu hư châu”.
(tạm dịch : thế sự lên xuống anh hỏi tôi làm gì, ở nơi xa xăm có khói sóng có con thuyền mờ ảo)
Comment