Một vài suy nghĩ và kinh nghiệm của tôi về việc tuyển dụng nhân sự của các công ty lớn trên thế giới.
Những vấn đề về tuyển dụng nhân sự của các công ty Công nghệ Thông tin lớn
Ngày nay, những sinh viên mới ra trường và những người khó tìm việc trong giới Công nghệ Thông tin thường nói về việc được tuyển vào làm cho những tập đoàn tên tuổi khổng lồ trong IT như Microsoft, IBM, Oracle, Google, Yahoo, Cisco ... như là giấc mơ một đời người.
Báo chí và những bài viết đần độn dành cho thông tin đại chúng đã làm cho những cuộc phỏng vấn vào các công ty lớn kể trên như là những cuộc phiêu lưu thú vị đầy những khó khăn, thử thách tuyệt vời về tư duy dành cho những lập trình viên trẻ tuổi, thiên tài và nhiều tham vọng.
Nhưng thực tế không phải toàn là màu hồng như những hình ảnh PR do các công ty đó và các tạp chí tay sai của họ cùng bọn bồi bút tạo nên. Thực ra việc tuyển dụng nhân sự vào các công ty khổng lồ có nhiều vấn đề nực cười và lố bịch hơn nhiều so với những hình ảnh họ cố gắng trưng bày ra trước công chúng.
Sau đây là một vài vấn đề chính.
1) Hiệu ứng "hàng hiệu"
Các bạn có thể thấy là những nhà sáng lập chính của các công ty IT thành công lớn trên thế giới như Bill Gates, Larry Ellison, Larry Page, Sergey Brin, Michael Dell ... là những người không có bằng cấp gì cho ra hồn người, nếu không bỏ học Đại học thì cũng bỏ làm Tiến sĩ.
Nhưng ít ai để ý là những người này đều là "hàng hiệu", nghĩa là ít nhất cũng đặt chân vào cổng trường những trường danh giá, ví dụ như Bill Gates từng đánh poker ở Harvard, còn Larry Page và Sergey Brin thì đã từng ngồi tễu ngắm gái trên ghế đá Đại học Standford, cùng nhau chỉ trỏ bàn tán thô bỉ.
Ngoài ra, các công ty lớn thường nhận được hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn hồ sơ xin việc mỗi ngày. Do đó, bất kể những gì mà họ rêu rao trước công chúng về chuyện "Khả năng quan trọng hơn bằng cấp", "Chúng tôi không tuyển chọn mọt sách mà tuyển chọn nhân tài" ..., nếu các bạn không tốt nghiệp hoặc đang học tại một trong những trường Đại học hàng đầu thế giới như Standford, MIT, Berkeley, Carnegie Melon ..., thì khả năng hồ sơ xin việc của các bạn được quẳng vào sọt rác trước khi có ai đó đọc tới dòng thứ hai là rất gần với 101%.
Cái này gọi là "Brand name effect", hay còn gọi là "Hiệu ứng sành điệu".
2) Hiệu ứng vực xoáy (Spiral effect)
Bất kể các khẩu hiệu về chuyện "tuyển chọn nhân tài", hoặc "công ty chúng tôi chỉ dành cho những người giỏi nhất", công ty lớn là công ty lớn, và trong môi trường đó, bao giờ cũng có cạnh tranh. Mà một trong những cạnh tranh lớn nhất, khốc liệt nhất là "job security".
Bây giờ không phải là những năm 80 của thế kỷ 20, khi mà lập trình viên như sao buổi sớm, quản trị mạng như lá mùa thu. Bây giờ bất kỳ con gián nào biết phân biệt phím Enter và ESC cũng có thể làm quản trị mạng, và bất kể ông kễnh bốc phét nào biết phân biệt "include <stdio.h>" và "import java.swing.*" cũng có thể vỗ ngực làm lập trình viên.
Vì thế tìm được việc làm trong ngành Công nghệ Thông tin đã khó, giữ được việc làm còn khó hơn. Nhất là những chỗ làm an nhàn, quyền lợi béo mà hầu như chả phải làm gì, đại khái như các vị trí management trong các công ty lớn. Và chính các vị làm ở các vị trí management này và các cộng sự của họ sẽ phỏng vấn về kỹ thuật và công nghệ để tuyển nhân viên mới.
Tất nhiên là họ không tuyển những thằng ngu, vì như thế thì không có ai làm tay sai cho họ, làm ra "tiền tươi, thóc thật", trong khi họ chỉ ngồi mát ăn bát vàng. Mặt khác, họ cũng không tuyển những thiên tài có khả năng đe dọa chiếc ghế của họ đang ngồi.
Vì thế, khởi đầu, công ty có thể là một tập hợp những người rất giỏi, có quyền lợi gắn bó với sự thành công và thất bại của công ty. Nhưng khi công ty bắt đầu lớn lên, các vị trí management chỉ là những người làm thuê, người làm thuê đầu tiên sẽ tuyển những người kém hơn mình một tí, rồi đến lượt những người kia lại tuyển những người khác kém hơn mình một tí nữa ... và cứ thế ... cứ thế ... vực xoáy cứ càng ngày càng sâu ... thế mới gọi là spiral effect.
Vì thế, ngày nay việc vượt qua vòng phỏng vấn kỹ thuật của các công ty lớn không phải là chuyện bạn có thực sự giỏi hay không, mà là bạn phải có "a right amount of stupidity", nghĩa là phải ngu xuẩn một cách đúng mức. Hoặc bạn phải là một diễn viên kịch nghệ xuất sắc kiêm lập trình viên siêu đẳng, để biết cách trả lời hoàn hảo một vài câu hỏi, trả lời đến mức 95% hoặc 97% cho một vài câu hỏi khác, và giả vờ fail một số câu hỏi đơn giản, để người phỏng vấn thấy rằng bạn không đe dọa chiếc ghế của họ.
Nếu bạn quá ngu xuẩn, thì tất nhiên là chả ai thèm tuyển bạn. Nhưng nếu bạn tỏ ra giỏi hơn những người đang phỏng vấn bạn, hoặc trả lời các câu hỏi một cách quá trôi chảy, hoàn hảo thì hãy coi chừng. Khả năng mà bạn bị từ chối tuyển dụng cũng sẽ rất gần với 101 %.
3) Hiệu ứng con khỉ (Monkey sees, monkey does)
Vào thời gian mới bắt đầu khởi nghiệp, các chuyên gia của Microsoft thường có cách phỏng vấn độc đáo là hỏi những câu hỏi ít liên quan, hoặc không liên quan tới Computer Science, nhằm mục đích loại trừ các con mọt sách, và thử xem các ứng viên có khả năng tư duy sáng tạo hay không.
Ví dụ như họ có thể hỏi: "Tại sao nắp cống có hình tròn?", hoặc "Có 3 công tắc ở trong một phòng, và có 3 bóng đèn ứng với 3 công tắc đó trong một phòng khác. Từ trong phòng này không thể nhìn thấy phòng kia. Làm thế nào để chỉ cần 1 lần đi từ phòng này sang phòng kia, bạn có thể biết được công tắc nào ứng với bóng đèn nào?".
Tất cả có vẻ tốt. Nhưng sau này, các công ty Công nghệ đã lạm dụng lối hỏi này, và thậm chí cứ hỏi một cách ngớ ngẩn, và chả hiểu tại sao lại làm thế.
Ví dụ có một người hỏi một ứng viên thế này: "Có bao nhiêu cây xăng ở bang Massachusetts?"
Ứng viên trả lời: "Có 5000 cây xăng."
Người phỏng vấn hỏi: "Tại sao lại 5000?".
Ứng viên trả lời: "Tất nhiên là thằng ngu nào cũng biết là khi hỏi câu này, người ta sẽ chờ đợi là ứng viên sẽ phân tích xem trung bình một người dùng một tuần bao nhiêu xăng, đổ xăng bao nhiều lần, rồi vùng này có bao nhiêu người ..., từ đó suy ra có bao nhiêu cây xăng. Nhưng sự thực là cuộc sống khác với xác suất thống kê trên giấy, nên ông hãy trả lời tôi câu này: Ông thuê tôi vào để lập trình, hay là để hack vào database quản lý xăng dầu của chính quyền bang?, rồi tôi sẽ trả lời nghiêm chỉnh câu hỏi của ông.
Ngoài ra, làm sao ông có thể chứng minh được là không phải là có 5000 cây xăng, mà chỉ có 3000 chẳng hạn? Hoặc việc suy ra là có 5000 cây xăng thì liên quan gì đến việc người trả lời có phải là một lập trình viên giỏi hay không?"
Tóm lại là nhân viên phỏng vấn của các công ty lớn hiện nay chỉ thi đua nhau xem ai đưa ra nhiều câu hỏi ngu xuẩn và ngớ ngẩn hơn, chứ không phải là tập trung vào việc tìm lập trình viên giỏi. Thấy Microsoft làm thế, họ cũng làm thế. Monkey sees, monkey does.
Đó là chưa kể là trong các trường Đại học tại Mỹ hiện nay, sinh viên thi nhau thu thập, in và chuyền tay nhau những bản hỏi-đáp của những câu hỏi phỏng vấn như vậy, gọi là "Cẩm nang Microsoft" hay "Những câu hỏi phỏng vấn ngu xuẩn nhất thế kỷ 20". (không có thế kỷ 21, vì về mặt cơ bản là các phỏng vấn hiện nay cũng chả có câu hỏi nào mới hơn các câu hỏi của Microsoft từ thế kỷ trước). Do đó, ý nghĩa của việc hỏi những câu hỏi nhằm kiểm tra tính suy luận "ngu" cũng giảm đi rất nhiều, và khoa học đã chỉ ra rằng chả có gì chứng tỏ khả năng trả lời những câu hỏi "dở hơi biết bơi" lại có liên quan đến khả năng lập trình hay phát minh, sáng tạo.
Vì vậy, các bạn trẻ có ý định tìm việc làm trong ngành Công nghệ Thông tin hãy thực tế hơn một chút.
Nếu các bạn thực sự giỏi, có khả năng sáng tạo cao, thì nên tìm môi trường start-up. Ở đó cơ hội để các bạn trở thành triệu phú hoặc tỷ phú nhiều hơn, và ít có thói quan liêu, lừa lọc lẫn nhau, ghen tỵ, tranh giành, đấu đá hơn.
Các bạn có thể thấy là các ngôi sao của ngành Công nghệ Thông tin như Yukihiro Matsumoto, David Hainemeier Hansson, Torvalds Linux, Martin Fowler, Bruce Tate, Justin Gehtland, David Black, Zed Shaw ... chả có ai đi làm thuê cho bọn địa chủ, cường hào ác bá hết, mà chỉ tự làm hoặc làm cho các công ty nhỏ.
Tuy nhiên nếu bạn chỉ có một trình độ tầm tầm, tốt nghiệp một trường hàng hiệu, có một "giấc mơ con" sắp sửa "đè nát cuộc đời con" là kiếm một đồng lương 6 chữ số USD hàng năm, vỗ ngực xưng tên với các nhãn hiệu lớn, giải quyết khâu oai, thì nên học thêm một lớp "diễn viên điện ảnh" và cố gắng luyện để biết thế nào là "a right amount of stupidity".
Làm thuê cho công ty lớn cũng chả có gì xấu, có khi cũng hay, trừ thói quan liêu cửa quyền của bọn nhân sự và nguy cơ biến thành một cái đinh ốc trong một cỗ máy lớn, năm này qua năm khác làm đi làm lại công việc của một cái đinh ốc hay một cái bánh răng.
Khi các bạn đọc xong bài này, rất có thể các bạn sẽ thắc mắc người viết là ai, có tư cách gì để nói thế. Hay đây chỉ là một thằng cha bất đắc chí, không phải "hàng hiệu" và chưa bao giờ xin được việc ở bất cứ công ty nào lớn, nên viết bậy cho hả giận? Rất có thể, nhỉ?
trích : http://www.hanoian.com/index.php?opt...d=47&Itemid=44
Những vấn đề về tuyển dụng nhân sự của các công ty Công nghệ Thông tin lớn
Ngày nay, những sinh viên mới ra trường và những người khó tìm việc trong giới Công nghệ Thông tin thường nói về việc được tuyển vào làm cho những tập đoàn tên tuổi khổng lồ trong IT như Microsoft, IBM, Oracle, Google, Yahoo, Cisco ... như là giấc mơ một đời người.
Báo chí và những bài viết đần độn dành cho thông tin đại chúng đã làm cho những cuộc phỏng vấn vào các công ty lớn kể trên như là những cuộc phiêu lưu thú vị đầy những khó khăn, thử thách tuyệt vời về tư duy dành cho những lập trình viên trẻ tuổi, thiên tài và nhiều tham vọng.
Nhưng thực tế không phải toàn là màu hồng như những hình ảnh PR do các công ty đó và các tạp chí tay sai của họ cùng bọn bồi bút tạo nên. Thực ra việc tuyển dụng nhân sự vào các công ty khổng lồ có nhiều vấn đề nực cười và lố bịch hơn nhiều so với những hình ảnh họ cố gắng trưng bày ra trước công chúng.
Sau đây là một vài vấn đề chính.
1) Hiệu ứng "hàng hiệu"
Các bạn có thể thấy là những nhà sáng lập chính của các công ty IT thành công lớn trên thế giới như Bill Gates, Larry Ellison, Larry Page, Sergey Brin, Michael Dell ... là những người không có bằng cấp gì cho ra hồn người, nếu không bỏ học Đại học thì cũng bỏ làm Tiến sĩ.
Nhưng ít ai để ý là những người này đều là "hàng hiệu", nghĩa là ít nhất cũng đặt chân vào cổng trường những trường danh giá, ví dụ như Bill Gates từng đánh poker ở Harvard, còn Larry Page và Sergey Brin thì đã từng ngồi tễu ngắm gái trên ghế đá Đại học Standford, cùng nhau chỉ trỏ bàn tán thô bỉ.
Ngoài ra, các công ty lớn thường nhận được hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn hồ sơ xin việc mỗi ngày. Do đó, bất kể những gì mà họ rêu rao trước công chúng về chuyện "Khả năng quan trọng hơn bằng cấp", "Chúng tôi không tuyển chọn mọt sách mà tuyển chọn nhân tài" ..., nếu các bạn không tốt nghiệp hoặc đang học tại một trong những trường Đại học hàng đầu thế giới như Standford, MIT, Berkeley, Carnegie Melon ..., thì khả năng hồ sơ xin việc của các bạn được quẳng vào sọt rác trước khi có ai đó đọc tới dòng thứ hai là rất gần với 101%.
Cái này gọi là "Brand name effect", hay còn gọi là "Hiệu ứng sành điệu".
2) Hiệu ứng vực xoáy (Spiral effect)
Bất kể các khẩu hiệu về chuyện "tuyển chọn nhân tài", hoặc "công ty chúng tôi chỉ dành cho những người giỏi nhất", công ty lớn là công ty lớn, và trong môi trường đó, bao giờ cũng có cạnh tranh. Mà một trong những cạnh tranh lớn nhất, khốc liệt nhất là "job security".
Bây giờ không phải là những năm 80 của thế kỷ 20, khi mà lập trình viên như sao buổi sớm, quản trị mạng như lá mùa thu. Bây giờ bất kỳ con gián nào biết phân biệt phím Enter và ESC cũng có thể làm quản trị mạng, và bất kể ông kễnh bốc phét nào biết phân biệt "include <stdio.h>" và "import java.swing.*" cũng có thể vỗ ngực làm lập trình viên.
Vì thế tìm được việc làm trong ngành Công nghệ Thông tin đã khó, giữ được việc làm còn khó hơn. Nhất là những chỗ làm an nhàn, quyền lợi béo mà hầu như chả phải làm gì, đại khái như các vị trí management trong các công ty lớn. Và chính các vị làm ở các vị trí management này và các cộng sự của họ sẽ phỏng vấn về kỹ thuật và công nghệ để tuyển nhân viên mới.
Tất nhiên là họ không tuyển những thằng ngu, vì như thế thì không có ai làm tay sai cho họ, làm ra "tiền tươi, thóc thật", trong khi họ chỉ ngồi mát ăn bát vàng. Mặt khác, họ cũng không tuyển những thiên tài có khả năng đe dọa chiếc ghế của họ đang ngồi.
Vì thế, khởi đầu, công ty có thể là một tập hợp những người rất giỏi, có quyền lợi gắn bó với sự thành công và thất bại của công ty. Nhưng khi công ty bắt đầu lớn lên, các vị trí management chỉ là những người làm thuê, người làm thuê đầu tiên sẽ tuyển những người kém hơn mình một tí, rồi đến lượt những người kia lại tuyển những người khác kém hơn mình một tí nữa ... và cứ thế ... cứ thế ... vực xoáy cứ càng ngày càng sâu ... thế mới gọi là spiral effect.
Vì thế, ngày nay việc vượt qua vòng phỏng vấn kỹ thuật của các công ty lớn không phải là chuyện bạn có thực sự giỏi hay không, mà là bạn phải có "a right amount of stupidity", nghĩa là phải ngu xuẩn một cách đúng mức. Hoặc bạn phải là một diễn viên kịch nghệ xuất sắc kiêm lập trình viên siêu đẳng, để biết cách trả lời hoàn hảo một vài câu hỏi, trả lời đến mức 95% hoặc 97% cho một vài câu hỏi khác, và giả vờ fail một số câu hỏi đơn giản, để người phỏng vấn thấy rằng bạn không đe dọa chiếc ghế của họ.
Nếu bạn quá ngu xuẩn, thì tất nhiên là chả ai thèm tuyển bạn. Nhưng nếu bạn tỏ ra giỏi hơn những người đang phỏng vấn bạn, hoặc trả lời các câu hỏi một cách quá trôi chảy, hoàn hảo thì hãy coi chừng. Khả năng mà bạn bị từ chối tuyển dụng cũng sẽ rất gần với 101 %.
3) Hiệu ứng con khỉ (Monkey sees, monkey does)
Vào thời gian mới bắt đầu khởi nghiệp, các chuyên gia của Microsoft thường có cách phỏng vấn độc đáo là hỏi những câu hỏi ít liên quan, hoặc không liên quan tới Computer Science, nhằm mục đích loại trừ các con mọt sách, và thử xem các ứng viên có khả năng tư duy sáng tạo hay không.
Ví dụ như họ có thể hỏi: "Tại sao nắp cống có hình tròn?", hoặc "Có 3 công tắc ở trong một phòng, và có 3 bóng đèn ứng với 3 công tắc đó trong một phòng khác. Từ trong phòng này không thể nhìn thấy phòng kia. Làm thế nào để chỉ cần 1 lần đi từ phòng này sang phòng kia, bạn có thể biết được công tắc nào ứng với bóng đèn nào?".
Tất cả có vẻ tốt. Nhưng sau này, các công ty Công nghệ đã lạm dụng lối hỏi này, và thậm chí cứ hỏi một cách ngớ ngẩn, và chả hiểu tại sao lại làm thế.
Ví dụ có một người hỏi một ứng viên thế này: "Có bao nhiêu cây xăng ở bang Massachusetts?"
Ứng viên trả lời: "Có 5000 cây xăng."
Người phỏng vấn hỏi: "Tại sao lại 5000?".
Ứng viên trả lời: "Tất nhiên là thằng ngu nào cũng biết là khi hỏi câu này, người ta sẽ chờ đợi là ứng viên sẽ phân tích xem trung bình một người dùng một tuần bao nhiêu xăng, đổ xăng bao nhiều lần, rồi vùng này có bao nhiêu người ..., từ đó suy ra có bao nhiêu cây xăng. Nhưng sự thực là cuộc sống khác với xác suất thống kê trên giấy, nên ông hãy trả lời tôi câu này: Ông thuê tôi vào để lập trình, hay là để hack vào database quản lý xăng dầu của chính quyền bang?, rồi tôi sẽ trả lời nghiêm chỉnh câu hỏi của ông.
Ngoài ra, làm sao ông có thể chứng minh được là không phải là có 5000 cây xăng, mà chỉ có 3000 chẳng hạn? Hoặc việc suy ra là có 5000 cây xăng thì liên quan gì đến việc người trả lời có phải là một lập trình viên giỏi hay không?"
Tóm lại là nhân viên phỏng vấn của các công ty lớn hiện nay chỉ thi đua nhau xem ai đưa ra nhiều câu hỏi ngu xuẩn và ngớ ngẩn hơn, chứ không phải là tập trung vào việc tìm lập trình viên giỏi. Thấy Microsoft làm thế, họ cũng làm thế. Monkey sees, monkey does.
Đó là chưa kể là trong các trường Đại học tại Mỹ hiện nay, sinh viên thi nhau thu thập, in và chuyền tay nhau những bản hỏi-đáp của những câu hỏi phỏng vấn như vậy, gọi là "Cẩm nang Microsoft" hay "Những câu hỏi phỏng vấn ngu xuẩn nhất thế kỷ 20". (không có thế kỷ 21, vì về mặt cơ bản là các phỏng vấn hiện nay cũng chả có câu hỏi nào mới hơn các câu hỏi của Microsoft từ thế kỷ trước). Do đó, ý nghĩa của việc hỏi những câu hỏi nhằm kiểm tra tính suy luận "ngu" cũng giảm đi rất nhiều, và khoa học đã chỉ ra rằng chả có gì chứng tỏ khả năng trả lời những câu hỏi "dở hơi biết bơi" lại có liên quan đến khả năng lập trình hay phát minh, sáng tạo.
Vì vậy, các bạn trẻ có ý định tìm việc làm trong ngành Công nghệ Thông tin hãy thực tế hơn một chút.
Nếu các bạn thực sự giỏi, có khả năng sáng tạo cao, thì nên tìm môi trường start-up. Ở đó cơ hội để các bạn trở thành triệu phú hoặc tỷ phú nhiều hơn, và ít có thói quan liêu, lừa lọc lẫn nhau, ghen tỵ, tranh giành, đấu đá hơn.
Các bạn có thể thấy là các ngôi sao của ngành Công nghệ Thông tin như Yukihiro Matsumoto, David Hainemeier Hansson, Torvalds Linux, Martin Fowler, Bruce Tate, Justin Gehtland, David Black, Zed Shaw ... chả có ai đi làm thuê cho bọn địa chủ, cường hào ác bá hết, mà chỉ tự làm hoặc làm cho các công ty nhỏ.
Tuy nhiên nếu bạn chỉ có một trình độ tầm tầm, tốt nghiệp một trường hàng hiệu, có một "giấc mơ con" sắp sửa "đè nát cuộc đời con" là kiếm một đồng lương 6 chữ số USD hàng năm, vỗ ngực xưng tên với các nhãn hiệu lớn, giải quyết khâu oai, thì nên học thêm một lớp "diễn viên điện ảnh" và cố gắng luyện để biết thế nào là "a right amount of stupidity".
Làm thuê cho công ty lớn cũng chả có gì xấu, có khi cũng hay, trừ thói quan liêu cửa quyền của bọn nhân sự và nguy cơ biến thành một cái đinh ốc trong một cỗ máy lớn, năm này qua năm khác làm đi làm lại công việc của một cái đinh ốc hay một cái bánh răng.
Khi các bạn đọc xong bài này, rất có thể các bạn sẽ thắc mắc người viết là ai, có tư cách gì để nói thế. Hay đây chỉ là một thằng cha bất đắc chí, không phải "hàng hiệu" và chưa bao giờ xin được việc ở bất cứ công ty nào lớn, nên viết bậy cho hả giận? Rất có thể, nhỉ?
trích : http://www.hanoian.com/index.php?opt...d=47&Itemid=44
Comment