(Chuyện "Khai thác CABLE" được nhà nước cấp phép chắc chỉ có ở VN)
Cáp quang bị cắt trộm: Việt Nam có nguy cơ bị cô lập thông tin
Tàu được hãng viễn thông Singapore Singtel nghi là của Việt Nam đang “khai thác” cáp quang trên biển.(Ảnh do tàu cáp chuyên dụng Asean Explorer cung cấp)
Việt Nam hiện chỉ còn một tuyến cáp quang biển truyền hầu hết dung lượng thông tin liên lạc trong nước đi quốc tế sau khi 1 tuyến ngừng hoạt động do bị cắt trộm.
>> Vẫn tiếp diễn nạn cắt trộm tuyến cáp quang biển
>> Báo động nạn “khai thác” cáp biển!
Liên tiếp trong những ngày qua, VNPT đã gửi nhiều văn bản cầu cứu cơ quan chức năng, nhưng tình hình chưa được cải thiện. Các chuyên gia viễn thông cho rằng nếu không có biện pháp quyết liệt, nguy cơ Việt Nam bị “cô lập” thông tin với thế giới bên ngoài đang hiện rõ.
Theo ông Bùi Thiện Minh – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn BC&VT Việt Nam (VNPT), thông tin liên lạc từ Việt Nam đi quốc tế được truyền tải trên 2 tuyến cáp quang biển là TVH và SMW3; 3 tuyến cáp đất liền gồm CSC, VNPT-China Unicom và TPHCM-Phnom Penh; hệ thống thông tin vệ tinh Intelsat. Trong khi đó, 2 tuyến cáp quang biển truyền tải đến trên 83% dung lượng thông tin liên lạc.
Điều đáng nói là, lưu lượng thông tin liên lạc của tất cả các ngành, trong đó có các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam gồm VNPT, Viettel, FPT, Saigon Postel, EVN Telecom, Hanoi Telecom cũng đều chạy trên 2 tuyến cáp này.
Trong khi đó, theo đánh giá của tầu sửa chữa cáp chuyên dụng Asean Explorer được VNPT thuê kiểm tra sự cố, 98 km của tuyến cáp TVH đã bị cắt. “Hiện nay chưa có bất kỳ biện pháp nào đảm bảo rằng việc tuyến cáp SMW3 không bị cắt trộm dẫn đến mất liên lạc quốc tế không xảy ra.
Một phần của 300 tấn cáp quang biển ở Bạc Liêu bị công an thu giữ Ảnh: Tuổi Trẻ
Thậm chí nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào” - ông Lâm Quốc Cường – Phó Giám đốc Cty Viễn thông Quốc tế (VTI) - đơn vị được giao quản lý, vận hành 2 tuyến cáp quang biển trên - lo lắng.
Phó Tổng Giám đốc VNPT Bùi Thiện Minh còn cho rằng nếu tuyến cáp còn lại bị cắt trộm, Việt Nam sẽ bị “cô lập” về thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài.
“Với những hệ thống truyền dẫn hiện nay, lưu lượng thông tin đi quốc tế đã khá “chật” và đôi khi còn bị “nghẽn”. Nếu hệ thống chuyển tải hơn 80% lưu lượng thông tin mất đi thì Việt Nam gần như bị “cô lập” về thông tin liên lạc.
Lúc đó, trừ những cơ quan trọng yếu của Đảng và Nhà nước, không nơi nào có thể liên lạc đi quốc tế”. Đương nhiên nếu điều đó xảy ra, mạng Internet sẽ bị “sập” trước tiên.
Liên quan đến tuyến cáp quang còn lại, ông Nguyễn Xuân Trụ – Vụ phó Vụ Viễn thông (Bộ BC&VT) - đánh giá tình hình hiện nay là “đặc biệt nghiêm trọng”.
Trả lời Tiền phong, Bộ trưởng Bộ BC&VT Đỗ Trung Tá cũng tỏ ra hết sức lo ngại về tình trạng khai thác trộm cáp quang. “Tình trạng này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh thông tin quốc gia” - Ông Đỗ Trung Tá nói
Cáp quang bị cắt trộm: Việt Nam có nguy cơ bị cô lập thông tin
Tàu được hãng viễn thông Singapore Singtel nghi là của Việt Nam đang “khai thác” cáp quang trên biển.(Ảnh do tàu cáp chuyên dụng Asean Explorer cung cấp)
Việt Nam hiện chỉ còn một tuyến cáp quang biển truyền hầu hết dung lượng thông tin liên lạc trong nước đi quốc tế sau khi 1 tuyến ngừng hoạt động do bị cắt trộm.
>> Vẫn tiếp diễn nạn cắt trộm tuyến cáp quang biển
>> Báo động nạn “khai thác” cáp biển!
Liên tiếp trong những ngày qua, VNPT đã gửi nhiều văn bản cầu cứu cơ quan chức năng, nhưng tình hình chưa được cải thiện. Các chuyên gia viễn thông cho rằng nếu không có biện pháp quyết liệt, nguy cơ Việt Nam bị “cô lập” thông tin với thế giới bên ngoài đang hiện rõ.
Theo ông Bùi Thiện Minh – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn BC&VT Việt Nam (VNPT), thông tin liên lạc từ Việt Nam đi quốc tế được truyền tải trên 2 tuyến cáp quang biển là TVH và SMW3; 3 tuyến cáp đất liền gồm CSC, VNPT-China Unicom và TPHCM-Phnom Penh; hệ thống thông tin vệ tinh Intelsat. Trong khi đó, 2 tuyến cáp quang biển truyền tải đến trên 83% dung lượng thông tin liên lạc.
Điều đáng nói là, lưu lượng thông tin liên lạc của tất cả các ngành, trong đó có các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam gồm VNPT, Viettel, FPT, Saigon Postel, EVN Telecom, Hanoi Telecom cũng đều chạy trên 2 tuyến cáp này.
Trong khi đó, theo đánh giá của tầu sửa chữa cáp chuyên dụng Asean Explorer được VNPT thuê kiểm tra sự cố, 98 km của tuyến cáp TVH đã bị cắt. “Hiện nay chưa có bất kỳ biện pháp nào đảm bảo rằng việc tuyến cáp SMW3 không bị cắt trộm dẫn đến mất liên lạc quốc tế không xảy ra.
Một phần của 300 tấn cáp quang biển ở Bạc Liêu bị công an thu giữ Ảnh: Tuổi Trẻ
Thậm chí nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào” - ông Lâm Quốc Cường – Phó Giám đốc Cty Viễn thông Quốc tế (VTI) - đơn vị được giao quản lý, vận hành 2 tuyến cáp quang biển trên - lo lắng.
Phó Tổng Giám đốc VNPT Bùi Thiện Minh còn cho rằng nếu tuyến cáp còn lại bị cắt trộm, Việt Nam sẽ bị “cô lập” về thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài.
“Với những hệ thống truyền dẫn hiện nay, lưu lượng thông tin đi quốc tế đã khá “chật” và đôi khi còn bị “nghẽn”. Nếu hệ thống chuyển tải hơn 80% lưu lượng thông tin mất đi thì Việt Nam gần như bị “cô lập” về thông tin liên lạc.
Lúc đó, trừ những cơ quan trọng yếu của Đảng và Nhà nước, không nơi nào có thể liên lạc đi quốc tế”. Đương nhiên nếu điều đó xảy ra, mạng Internet sẽ bị “sập” trước tiên.
Liên quan đến tuyến cáp quang còn lại, ông Nguyễn Xuân Trụ – Vụ phó Vụ Viễn thông (Bộ BC&VT) - đánh giá tình hình hiện nay là “đặc biệt nghiêm trọng”.
Trả lời Tiền phong, Bộ trưởng Bộ BC&VT Đỗ Trung Tá cũng tỏ ra hết sức lo ngại về tình trạng khai thác trộm cáp quang. “Tình trạng này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh thông tin quốc gia” - Ông Đỗ Trung Tá nói
Comment