Nữ quản trị mạng thường được đồng nghiệp nâng niu
Một nữ quản trị mạng luôn là của hiếm tại nơi làm việc hay học tập về chuyên ngành này nên có thể bạn nhận được rất nhiều ưu ái từ phái mạnh. Nhưng đôi khi, bạn sẽ không dám mặc váy đi làm vì tính chất công việc. Đó là chia sẻ của những người làm trong lĩnh vực dường như chỉ dành cho nam giới.
Chị Trần Anh Thư, kỹ sư hệ thống của Trung tâm tin học Bộ Tài chính, nhớ lại cách đây 3 năm đã làm quen với nghề bằng việc hỗ trợ kỹ thuật: "Hồi đó, công việc hằng ngày của tôi là nhận điện thoại, rồi đi đến điểm có sự cố. Có nhiều trường hợp để xử lý, tôi phải chui gầm bàn hoặc leo trèo, đi dây mạng. Vì thế mà trong hai năm đầu theo đuổi công việc này, tôi hầu như không dám mặc váy đi làm, dù rất thích".
Theo chị Trần Anh Thư, nghề quản trị mạng không quá khô khan và nó đã đem đến cho chị nhiều bạn bè, đồng nghiệp tốt. Ảnh: V.T.
Hiện tại, chị Thư đảm nhiệm quản trị hệ thống người sử dụng, tên miền và các dịch vụ theo dõi, cấp hoặc hủy quyền truy cập của người trong đơn vị... "Tôi cảm thấy hài lòng với công việc của mình bởi tôi đang được làm những gì mà mình đam mê. Hơn nữa, vì là một trong số ít thành viên nữ của bộ phận, tôi được các đồng nghiệp nam rất ưu ái, nhường nhịn. Bê vác máy là việc không bao giờ phải động vào. Còn những ngày như 8/3, 20/10 thì... sung sướng khỏi nói rồi", chị Thư hồ hởi chia sẻ.
Phụ nữ theo đuổi ngành quản trị mạng thường rất ít, điều đó thể hiện khá rõ tại các trung tâm đào tạo ngành này. Trong các lớp học thường xuyên xảy ra tình trạng, mà những người trong cuộc hay nói đùa rằng lớp được chia theo số nhị phân 0 - 1: hoặc không có nữ hoặc có duy nhất một người thuộc phái yếu.
Hoàng Thu Hà, sinh năm 1983, cựu sinh viên Đại học Bách khoa, là một trường hợp như vậy. Không giống với hình dung của nhiều người rằng con gái học kỹ thuật hay IT thì khô khan và vẻ ngoài lạnh lùng, Hà có nước da trắng ngần, mái tóc uốn xoăn buông xõa xuống bờ vai nhỏ nhắn cùng nụ cười tươi thường trực trên môi. Đại diện phái nữ duy nhất của lớp MCSA 06 tại Trung tâm Hanoi*** kể cơ duyên đưa mình đến với lĩnh vực này là nhận được học bổng về chuyên ngành quản trị hệ thống. Lúc đó, Hà đã rất phân vân, hỏi ý kiến nhiều người. Ai cũng ngạc nhiên và cảnh báo con gái theo đuổi việc đó sẽ vô cùng vất vả. "Nhưng đến giờ tôi thấy mình sáng suốt vì chọn con đường này. Tất cả các bạn nam cùng lớp đều động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều. Họ bảo tôi hãy cố gắng lên bởi lớp chỉ có một nữ duy nhất mà nghỉ thì... tiếc quá", Hà tâm sự. "Mỗi khi cần tìm tài liệu hay trao đổi công việc, bài vở thì tôi được ưu tiên nhất. Nhiều khi không cần nói ra cũng có người nhiệt tình giúp mình và tôi cảm thấy hạnh phúc vì điều đó".
Tuy tự hào và có được niềm vui do công việc và sự đam mê đem lại, nhưng Trần Anh Thư và Hoàng Thu Hà đều thừa nhận quản trị mạng là một nghề không đơn giản. Cả hai nhận định khó khăn lớn nhất đối với mình trong lĩnh vực này là việc cập nhật kiến thức. Theo Hà thì có lẽ không phải bất kỳ cô gái nào cũng sẵn sàng đầu tư thời gian để theo các khóa về quản trị mạng kéo dài khoảng nửa năm và kèm theo đó là việc phải đọc rất nhiều tài liệu bằng tiếng Anh. Trong khi đó, công nghệ thì cứ thay đổi liên tục. Đi làm rồi vẫn tiếp tục học. Học xong bằng này lại nghĩ đến chuyện lấy chứng chỉ khác để đảm bảo mình không bị lạc hậu.
"Tính chất của nghề quản trị mạng là thuần túy kỹ thuật. Để theo đuổi nó thì phải rất thích và đam mê. Ít có người lựa chọn nó ngay từ đầu mà thường là bị đặt vào vị trí mà công việc đòi hỏi phải làm thì mới bắt tay vào. Tôi cũng đến với công vệc này theo cách như vậy", chị Nguyễn Thị Tuyết Mai, cán bộ Phòng quản lý dữ liệu Trung tâm điều hành thông tin Bưu điện Hà Nội, cho biết. "Điều đáng ngại đối với tôi là những cuộc gọi ngoài giờ mỗi khi có sự cố mạng, bắt buộc tôi phải có mặt để cùng các đồng nghiệp xử lý. Hãy thử hình dung chuyện xảy ra vào đúng dịp Tết, kỳ nghỉ hay những ngày lễ quan trọng của gia đình thì đối với một người là phụ nữ, rắc rối cần vượt qua sẽ lớn hơn nam giới rất nhiều".
Ở Trung tâm Hanoi***, có 2 mảng đào tạo liên quan đến lĩnh vực quản trị mạng gồm CCNA (Cisco Certified Network Administator) và MCSA (Microsoft Certified System Administrator). Học viên nữ ở các lớp MCSA thường nhiều hơn nhưng phần lớn do nhu cầu công việc được doanh nghiệp cử đi hoặc đang làm và cần phải nâng cao kiến thức chuyên môn. Tâm lý về một nghề nghiệp khô khan, khó tiếp cận lại đòi hỏi những hy sinh khá lớn về mặt cá nhân như khi cần là có mặt hoặc không thể đi làm theo kiểu hành chính đúng giờ đến, hết giờ đi... đã khiến đa phần chị em phụ nữ e ngại trong suy nghĩ lựa chọn nghề này.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Trung tâm Hanoi*** Đậu Đức Hải, thực tế ở Việt Nam, phần lớn mọi người hiểu không đúng thuật ngữ: quản trị mạng. "Tất cả đều nghĩ đó là công việc bao trùm quản trị hệ thống thông tin, hay nói cách khác là chỉ cần 1 người làm ở vị trí này là có thể đảm bảo sự hoạt động của hệ thống. Nhưng không phải vậy", ông Hải giải thích. "Quản trị mạng (Network administrator) chỉ là một danh mục trong việc quản lý hệ thống thông tin, là những người gần với lớp mạng (Network Layer) hơn thôi. Còn những lớp khác, như tầng ứng dụng, các hệ điều hành, quản lý con người và tài nguyên mạng... cần những người khác".
Ông Hải cũng cho rằng lợi thế của phụ nữ là sự chuyên tâm, chăm chỉ, cẩn thận và đó là những phẩm chất cần có của một người chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống IT cho mỗi doanh nghiệp hay tổ chức.
Các chị Trần Anh Thư, Nguyễn Thị Tuyết Mai và nhiều người trong giới cũng nhận định trong quá trình làm việc, có thể do bản tính người phụ nữ thường cẩn trọng hơn và vì thế khi đứng trước các tình huống họ sẽ phải mất nhiều thời gian tư duy một cách khá bài bản trong khi các đồng nghiệp nam lập tức đưa ra nhiều phương án khác nhau. Hơn nữa, sau mỗi trường hợp xử lý tình huống, bản thân chị Mai thường lập tài liệu hay vẽ lại sơ đồ để nghiên cứu sau thì cánh mày râu trong nhóm làm việc của chị lại không hứng thú với việc này.
Chị Mai bày tỏ: "Không nên nghĩ việc con gái làm nghề này là điều gì đó quá to tát và sự cố mạng thì không phải lúc nào cũng xảy ra. Các bạn gái hãy tự tin hơn nếu còn đang phân vân khi đứng trước nghề này. Hãy yên tâm là sẽ có rất nhiều đồng nghiệp nam luôn bên cạnh để chia sẻ và giúp đỡ".
Còn Hoàng Thu Hà cũng chia sẻ thêm: "Hiện có nơi đề nghị tôi làm việc sau khi kết thúc khóa học này với mức lương 500 USD/tháng. Có thể so với công sức và tài chính phải bỏ ra để đeo đuổi lĩnh vực này thì con số đó chưa thể thỏa mãn. Nhưng tôi tin sau khi làm một thời gian, với trình độ và bề dày kinh nghiệm, tôi sẽ đề nghị mức cao hơn. Khi đó có thể tính ở mức nghìn USD như ở nước ngoài".
Nguyễn Hằng (báo điện tử vnexpress.net)
Một nữ quản trị mạng luôn là của hiếm tại nơi làm việc hay học tập về chuyên ngành này nên có thể bạn nhận được rất nhiều ưu ái từ phái mạnh. Nhưng đôi khi, bạn sẽ không dám mặc váy đi làm vì tính chất công việc. Đó là chia sẻ của những người làm trong lĩnh vực dường như chỉ dành cho nam giới.
Chị Trần Anh Thư, kỹ sư hệ thống của Trung tâm tin học Bộ Tài chính, nhớ lại cách đây 3 năm đã làm quen với nghề bằng việc hỗ trợ kỹ thuật: "Hồi đó, công việc hằng ngày của tôi là nhận điện thoại, rồi đi đến điểm có sự cố. Có nhiều trường hợp để xử lý, tôi phải chui gầm bàn hoặc leo trèo, đi dây mạng. Vì thế mà trong hai năm đầu theo đuổi công việc này, tôi hầu như không dám mặc váy đi làm, dù rất thích".
Theo chị Trần Anh Thư, nghề quản trị mạng không quá khô khan và nó đã đem đến cho chị nhiều bạn bè, đồng nghiệp tốt. Ảnh: V.T.
Hiện tại, chị Thư đảm nhiệm quản trị hệ thống người sử dụng, tên miền và các dịch vụ theo dõi, cấp hoặc hủy quyền truy cập của người trong đơn vị... "Tôi cảm thấy hài lòng với công việc của mình bởi tôi đang được làm những gì mà mình đam mê. Hơn nữa, vì là một trong số ít thành viên nữ của bộ phận, tôi được các đồng nghiệp nam rất ưu ái, nhường nhịn. Bê vác máy là việc không bao giờ phải động vào. Còn những ngày như 8/3, 20/10 thì... sung sướng khỏi nói rồi", chị Thư hồ hởi chia sẻ.
Phụ nữ theo đuổi ngành quản trị mạng thường rất ít, điều đó thể hiện khá rõ tại các trung tâm đào tạo ngành này. Trong các lớp học thường xuyên xảy ra tình trạng, mà những người trong cuộc hay nói đùa rằng lớp được chia theo số nhị phân 0 - 1: hoặc không có nữ hoặc có duy nhất một người thuộc phái yếu.
Hoàng Thu Hà, sinh năm 1983, cựu sinh viên Đại học Bách khoa, là một trường hợp như vậy. Không giống với hình dung của nhiều người rằng con gái học kỹ thuật hay IT thì khô khan và vẻ ngoài lạnh lùng, Hà có nước da trắng ngần, mái tóc uốn xoăn buông xõa xuống bờ vai nhỏ nhắn cùng nụ cười tươi thường trực trên môi. Đại diện phái nữ duy nhất của lớp MCSA 06 tại Trung tâm Hanoi*** kể cơ duyên đưa mình đến với lĩnh vực này là nhận được học bổng về chuyên ngành quản trị hệ thống. Lúc đó, Hà đã rất phân vân, hỏi ý kiến nhiều người. Ai cũng ngạc nhiên và cảnh báo con gái theo đuổi việc đó sẽ vô cùng vất vả. "Nhưng đến giờ tôi thấy mình sáng suốt vì chọn con đường này. Tất cả các bạn nam cùng lớp đều động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều. Họ bảo tôi hãy cố gắng lên bởi lớp chỉ có một nữ duy nhất mà nghỉ thì... tiếc quá", Hà tâm sự. "Mỗi khi cần tìm tài liệu hay trao đổi công việc, bài vở thì tôi được ưu tiên nhất. Nhiều khi không cần nói ra cũng có người nhiệt tình giúp mình và tôi cảm thấy hạnh phúc vì điều đó".
Tuy tự hào và có được niềm vui do công việc và sự đam mê đem lại, nhưng Trần Anh Thư và Hoàng Thu Hà đều thừa nhận quản trị mạng là một nghề không đơn giản. Cả hai nhận định khó khăn lớn nhất đối với mình trong lĩnh vực này là việc cập nhật kiến thức. Theo Hà thì có lẽ không phải bất kỳ cô gái nào cũng sẵn sàng đầu tư thời gian để theo các khóa về quản trị mạng kéo dài khoảng nửa năm và kèm theo đó là việc phải đọc rất nhiều tài liệu bằng tiếng Anh. Trong khi đó, công nghệ thì cứ thay đổi liên tục. Đi làm rồi vẫn tiếp tục học. Học xong bằng này lại nghĩ đến chuyện lấy chứng chỉ khác để đảm bảo mình không bị lạc hậu.
"Tính chất của nghề quản trị mạng là thuần túy kỹ thuật. Để theo đuổi nó thì phải rất thích và đam mê. Ít có người lựa chọn nó ngay từ đầu mà thường là bị đặt vào vị trí mà công việc đòi hỏi phải làm thì mới bắt tay vào. Tôi cũng đến với công vệc này theo cách như vậy", chị Nguyễn Thị Tuyết Mai, cán bộ Phòng quản lý dữ liệu Trung tâm điều hành thông tin Bưu điện Hà Nội, cho biết. "Điều đáng ngại đối với tôi là những cuộc gọi ngoài giờ mỗi khi có sự cố mạng, bắt buộc tôi phải có mặt để cùng các đồng nghiệp xử lý. Hãy thử hình dung chuyện xảy ra vào đúng dịp Tết, kỳ nghỉ hay những ngày lễ quan trọng của gia đình thì đối với một người là phụ nữ, rắc rối cần vượt qua sẽ lớn hơn nam giới rất nhiều".
Ở Trung tâm Hanoi***, có 2 mảng đào tạo liên quan đến lĩnh vực quản trị mạng gồm CCNA (Cisco Certified Network Administator) và MCSA (Microsoft Certified System Administrator). Học viên nữ ở các lớp MCSA thường nhiều hơn nhưng phần lớn do nhu cầu công việc được doanh nghiệp cử đi hoặc đang làm và cần phải nâng cao kiến thức chuyên môn. Tâm lý về một nghề nghiệp khô khan, khó tiếp cận lại đòi hỏi những hy sinh khá lớn về mặt cá nhân như khi cần là có mặt hoặc không thể đi làm theo kiểu hành chính đúng giờ đến, hết giờ đi... đã khiến đa phần chị em phụ nữ e ngại trong suy nghĩ lựa chọn nghề này.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Trung tâm Hanoi*** Đậu Đức Hải, thực tế ở Việt Nam, phần lớn mọi người hiểu không đúng thuật ngữ: quản trị mạng. "Tất cả đều nghĩ đó là công việc bao trùm quản trị hệ thống thông tin, hay nói cách khác là chỉ cần 1 người làm ở vị trí này là có thể đảm bảo sự hoạt động của hệ thống. Nhưng không phải vậy", ông Hải giải thích. "Quản trị mạng (Network administrator) chỉ là một danh mục trong việc quản lý hệ thống thông tin, là những người gần với lớp mạng (Network Layer) hơn thôi. Còn những lớp khác, như tầng ứng dụng, các hệ điều hành, quản lý con người và tài nguyên mạng... cần những người khác".
Ông Hải cũng cho rằng lợi thế của phụ nữ là sự chuyên tâm, chăm chỉ, cẩn thận và đó là những phẩm chất cần có của một người chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống IT cho mỗi doanh nghiệp hay tổ chức.
Các chị Trần Anh Thư, Nguyễn Thị Tuyết Mai và nhiều người trong giới cũng nhận định trong quá trình làm việc, có thể do bản tính người phụ nữ thường cẩn trọng hơn và vì thế khi đứng trước các tình huống họ sẽ phải mất nhiều thời gian tư duy một cách khá bài bản trong khi các đồng nghiệp nam lập tức đưa ra nhiều phương án khác nhau. Hơn nữa, sau mỗi trường hợp xử lý tình huống, bản thân chị Mai thường lập tài liệu hay vẽ lại sơ đồ để nghiên cứu sau thì cánh mày râu trong nhóm làm việc của chị lại không hứng thú với việc này.
Chị Mai bày tỏ: "Không nên nghĩ việc con gái làm nghề này là điều gì đó quá to tát và sự cố mạng thì không phải lúc nào cũng xảy ra. Các bạn gái hãy tự tin hơn nếu còn đang phân vân khi đứng trước nghề này. Hãy yên tâm là sẽ có rất nhiều đồng nghiệp nam luôn bên cạnh để chia sẻ và giúp đỡ".
Còn Hoàng Thu Hà cũng chia sẻ thêm: "Hiện có nơi đề nghị tôi làm việc sau khi kết thúc khóa học này với mức lương 500 USD/tháng. Có thể so với công sức và tài chính phải bỏ ra để đeo đuổi lĩnh vực này thì con số đó chưa thể thỏa mãn. Nhưng tôi tin sau khi làm một thời gian, với trình độ và bề dày kinh nghiệm, tôi sẽ đề nghị mức cao hơn. Khi đó có thể tính ở mức nghìn USD như ở nước ngoài".
Nguyễn Hằng (báo điện tử vnexpress.net)
Comment