Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Cách giao tiếp hiệu quả với người khác

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách giao tiếp hiệu quả với người khác

    CÁCH GIAO TIẾP HIỆU QUẢ VỚI NGƯỜI KHÁC

    Kỹ năng thấu cảm sẽ mở đường cho sự thành công trong giao tiếp. Nhiều người ủng hộ việc sử dụng kỹ năng lấy con người làm trung tâm kể từ tác phẩm nổi tiếng của Carl Rogers, nhưng ít người mô tả được những chi tiết cụ thể, đặc biệt là sự đồng cảm.

    Một cuộc nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục y khoa của chúng tôi tại bang Michigan đã tạo ra bằng chứng thuyết phục cho các cách chính xác về kỹ năng lấy con người làm trung tâm. VnPro sẽ tóm tắt chúng ở đây khi chúng áp dụng trong các cuộc trò chuyện điển hình hằng ngày.

    Trao đổi thông tin có ý nghĩa và thiết lập mối quan hệ luôn đi đôi với nhau giao tiếp tốt tạo ra mối quan hệ tốt, một mối quan hệ tốt tạo ra giao tiếp tốt. Xác định và đáp lại cảm xúc của người khác là trung gian của quá trình.

    Hãy thử những kỹ năng tôi mô tả cho bạn với người mà bạn không biết gì nhiều, chẳng hạn như vợ chồng, con cái hoặc sếp của bạn. Nó sẽ làm bạn ngạc nhiên. Ví dụ: sau khi sử dụng kỹ năng lấy con người làm trung tâm với vợ, một trong những sinh viên của tôi đã tiết lộ sự ngạc nhiên của mình trước câu trả lời của cô ấy: “Đó là cuộc trò chuyện tuyệt vời nhất mà chúng tôi từng có, có vẻ như bạn đang thực sự lắng nghe và quan tâm đến những gì tôi nói”.

    Điều quan trọng là chú ý lắng nghe nhưng không thụ động. Nói chung, hãy giữ ý kiến của bạn cho riêng mình. Đặc biệt chú ý đến nhận xét của người khác về họ và những vấn đề quan trọng đối với họ. Những gì họ nói có vẻ không đặc biệt thú vị, nhưng đối với họ điều đó rất quan trọng. Vì vậy đừng xen ngang vào bằng câu chuyện của bạn. Nếu ai đó xứng đáng để nói chuyện cùng thì họ cũng xứng đáng được lắng nghe.

    Để chủ động lắng nghe, trước tiên hãy thể hiện sự quan tâm bằng cách giao tiếp bằng mắt và hơi nghiêng người về phía trước. Sau đó, bắt đầu cuộc trò chuyện như “Bạn thế nào?” hoặc “Mọi việc thế nào?” Tiếp theo, hãy nêu ra những mối quan tâm và ý tưởng mà bạn nghe họ nói, có thể nói điều gì đó như, “Hãy cho tôi biết thêm về công việc (lớp học, thôi việc) của bạn”.

    Hoặc chỉ cần nhắc lại những gì họ vừa nói, chẳng hạn như “ Công việc của bạn không suôn sẻ” hoặc “Lớp học của bạn tệ quá” hoặc “Bạn buộc phải thôi việc”. Những nhận xét này sẽ khiến người khác biết được rằng bạn đang quan tâm, dõi theo những gì họ nói và bạn muốn họ tiếp tục câu chuyện.

    Nhận ra cảm xúc của người khác là đỉnh cao của sự tương tác. Do đó, hãy tiếp tục cuộc trò chuyện bằng cách sử dụng những lời bình luận khích lệ tương tự, hãy chú ý lắng nghe những thông tin vì nó có thể sẽ chứa một số cảm xúc tiềm ẩn. Sau đó, dẫn dắt sự tập trung của người đó vào những nhận xét của bạn, chẳng hạn như “Hãy cho tôi biết thêm về việc con chó của bạn chết / tập thể dục”

    Lưu ý: Mọi người thường đề cập đến một chủ đề có thể là cảm xúc và nhanh chóng chuyển sang một chủ đề khác, có thể là “phép thử” để xem liệu bạn có phản hồi và muốn nghe thêm về những vấn đề cảm xúc quan trọng đối với họ hay không. Vì vậy, hãy lắng nghe cẩn thận và đưa họ trở lại những vấn đề có thể xảy ra về mặt cảm xúc.

    Sau khi bạn tiếp cận được thông tin và đã khảo sát sâu sắc hơn một chút để phát triển một số hiểu biết về sự việc, đã đến lúc bạn cần xác định cảm xúc hay cảm giác đi kèm, ví dụ: “Bạn cảm thấy thế nào khi con chó của bạn chết?” hoặc “Cảm giác như thế nào khi bạn không thể tập thể dục tại phòng tập thể dục nữa?” hoặc “Bạn đã trải qua cảm xúc nào khi chờ đợi và họ không hỏi ý kiến của bạn?”.

    Tiếp theo, hãy cố gắng thấu hiểu những cảm giác mà họ thể hiện: “Nói cho tôi nghe nhiều hơn về việc cô ấy bị trầm cảm trước khi cô ấy qua đời / tức giận khi phải đóng cửa phòng tập gym do dịch bệnh vì mọi người không được tiêm phòng / buồn bã vì đã làm tất cả các công việc nhưng lại bị phớt lờ”.

    Tuy nhiên, đôi lúc việc này lại không dễ dàng. Người đó sẽ không biểu lộ cảm xúc khi bạn hỏi. Họ có thể sẽ đáp lại: “Tôi không biết, tôi nghĩ là không có gì, gia đình chúng tôi không nói chuyện bằng cảm xúc.” Nhưng bạn vẫn có thể thăm dò thêm đôi chút, chẳng hạn như có thể nói rằng: “Nếu là tôi thì tôi có lẽ sẽ buồn ”.Hiển nhiên chỉ nói điều này khi sự thật là như vậy.

    Khi tìm hiểu sâu hơn bằng cách này, hãy sử dụng một cảm xúc ít cực đoan hơn, chẳng hạn như “buồn bã” hoặc “đau khổ “ thay vì những từ ngữ nghe có vẻ đáng sợ hơn như “tức giận ” hoặc “chán nản” vì có thể khiến người khác thất vọng. Ngoài ra, thay vì nói đến điều này ảnh hưởng cho bạn như thế nào thì bạn cũng có thể nói đến điều này ảnh hưởng tới người nào khác. Có thể nói: “Anh trai của tôi thật sự rất khó chịu khi anh ấy có séc bị trả lại và phải trả tiền”, và hãy luôn nhớ rằng chỉ nói khi điều đó thật sự đúng. Nếu bạn vẫn chưa cảm nhận được những cảm xúc, và nếu ai đó tỏ ra đau khổ, bạn có thể quan sát thêm một vài điều như “ Tôi có thể nhìn nét mặt của bạn và biết bạn đang buồn ”.Những nỗ lực mà tôi miêu tả thường sẽ gợi ra một hoặc nhiều cảm xúc. Một lần nữa hãy yêu cầu họ giải thích để bạn có thể hiểu rõ hơn về những cảm xúc mà họ đang trải qua. Mặt khác, nếu bạn chưa xác định được cảm xúc, không sao cả, hãy bỏ qua. Đừng gây áp lực với họ sẽ làm họ khó chịu. Bây giờ nếu như bạn gặp phải ai đó đang thể hiện những sự khó chịu, buồn, hạnh phúc, giận dữ, trầm cảm. Bạn sẽ làm gì? Bạn nên đưa ra những lời khuyên bằng sự đồng cảm.

    Điều này sẽ tối đa hóa sự kết nối của bạn với những người khác. Dưới đây là một số ví dụ khi sử dụng cách thức ghi nhớ dễ nhớ - NURS. Nó viết tắt cho từ Name (Tên), Understand (Hiểu), Respect (Tôn trọng) , and Support ( Hỗ trợ ):

    1. Đặt tên (Name) cho cảm xúc :
    • “Vì vậy, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy buồn (trầm cảm, giận dữ, khó chịu, lo sợ, nhẹ nhõm, hạnh phúc)”.

    2. Thấu hiểu (Understand) cảm xúc :
    • “Tôi có thể hiểu được bạn cảm nhận như thế nào”
    • Tôi nhìn thấy được cảm nhận của bạn
    • “ Ai cũng sẽ (buồn, hạnh phúc, khó chịu) khi gặp
    • phải tình huống này”.

    3. Tôn trọng (Respect) cảm xúc:
    • Thừa nhận hoàn cảnh
    • “ Đây là quảng thời gian khó khăn với bạn.”
    • “ Bạn đã trải qua rất nhiều điều ”
    • “ Thật là khó ”Đưa ra lời khen ngợi
    • “ Bạn chắn chắn đã rất chăm chỉ khi làm điều này ”
    • “ Bạn thể hiện rất nhiều can đảm”
    • “ Bạn đã giải quyết điều đó rất tốt ”
    • “ Bạn làm việc rất chăm chỉ, đó là điều tốt nhất bạn có thể làm rồi ”

    4. Ủng hộ ( Support ) cảm xúc
    • “Hãy nhìn xem chúng ta có thể làm gì”
    • “ Tôi luôn ở đây để giúp đỡ bạn”
    • “ Bạn có một nhóm tốt để làm việc với bạn và tôi biết họ sẽ làm mọi thứ có thể ”
    • “ Tôi rất ấn tượng với sự hỗ trợ từ (gia đình/bạn bè/ tín ngưỡng) của bạn”

    Tất cả mọi người luôn nói với chúng ta rằng “Hãy đồng cảm” hoặc “ Thể hiện sự đồng cảm. Bạn có thể hình dung những kỹ năng đồng cảm (Empathic) bằng cách thêm chữ “E” để tạo thành chữ “Nurse”(Y tá). “Nurse” là “Empathic”, chữ “E” sẽ tượng trưng cho “Empathic” Tôi luôn tránh tiếp tục nói quá 10 đến 15 phút nếu không muốn trở thành một nhà tâm lý học. Thời gian từ 3-5 phút thường sẽ đủ để giao tiếp hiệu quả theo phương thức thúc đẩy mối quan hệ của bạn, làm cho đối phương cảm thấy được ủng hộ và thấu hiểu.

    Giả dụ như bạn vừa biết về một hoàn cảnh đau khổ của ai đó, như là ly hôn, thất nghiệp hoặc một căn bệnh nghiêm trọng. Nhưng bạn lo lắng rằng bạn không thể làm gì để giúp họ được vì những hoàn cảnh này thật sự nan giải. Điều này có thể chấp nhận, nhưng hãy lắng nghe tình trạng của họ và áp dụng phương pháp NURS sẽ khiến họ cảm thấy tốt hơn dù bạn có giải pháp hay giúp họ được hay không cũng như là im lặng ngồi cùng họ trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bạn cũng có thể chạm vào cánh tay hay là nắm tay họ.

    Nhiều người đang trong hoàn cảnh khó khăn, thậm chí là kinh khủng, hãy cho họ biết rằng một người nào đó lắng nghe câu chuyện của họ với sự đồng cảm, điều đó sẽ giúp họ nhẹ nhõm hơn đáng kể. Họ chỉ cần được thấu hiểu, tôn trọng và ủng hộ.
Working...
X