Lộ trình nghề nghiệp: Kiến trúc sư mạng
Khi ngày càng nhiều các thiết bị và ứng dụng di động, điện toán biên, IoT được sử dụng, vai trò của kiến trúc sư mạng càng trở nên phức tạp và quan trọng hơn đối với sự thành công của doanh nghiệp.
Kiến trúc sư mạng là một vị trí trong lĩnh vực công nghệ thông tin được chú ý nhiều hơn các vị trí khác cùng lĩnh vực (hoặc kiến trúc sư mạng cấp cao cho những người nhiều kinh nghiệm hơn).
Ngoài ra, những chuyên gia này đảm nhận nhiệm vụ thiết kế, xây dựng và duy trì các mạng máy tính như mạng LAN, Wan, những kết nối Internet và các thành phần khác của cơ sở hạ tầng truyền thông giúp cho việc kết nối lẫn nhau cả trong và ngoài tổ chức.
Họ cần phải có kiến thức về các công nghệ phần cứng và phần mềm mạng mới nhất, sự tích hợp của các thành phần đó cũng như các giao thức mạng và các rủi ro về an ninh mạng có thể ảnh hưởng đến hệ thống công ty. Họ cũng cần có khả năng dịch các thuật ngữ và cụm từ kỹ thuật để những nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể hiểu.
Khi ngày càng nhiều các thiết bị và ứng dụng di động, điện toán biên, IoT được sử dụng, vai trò của kiến trúc sư mạng càng trở nên phức tạp và quan trọng hơn đối với sự thành công của doanh nghiệp.
Mặt khác, việc áp dụng điện toán đám đang diễn ra có thể làm giảm nhu cầu về vị trí kiến trúc sư mạng. Cục Thống kê cho biết: “Các tổ chức sẽ không còn phải thiết kế và xây dựng mạng nội bộ; thay vào đó, những hãng cung cấp dịch vụ đám mây sẽ làm điều này.” Vì các kiến trúc sư tại các nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể làm việc trên mạng lưới của nhiều tổ chức. Các nhà cung cấp này sẽ không phải tuyển dụng nhiều kiến trúc sư của các tổ chức cá nhân làm cùng một khối lượng công việc.
Tuy nhiên, những kiến trúc sư mạng vẫn là những người đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược công nghệ thông tin của doanh nghiệp khi họ tìm cách tối ưu hóa những môi trường điện toán đám mây kết hợp.
Để trở thành một kiến trúc sư mạng thì cần phải làm gì? Để tìm hiểu vấn đề, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Stefano Farris, một kiến trúc sư mạng cấp cao tại nhà điều hành tàu du lịch MSC Cruises Management (UK) Ltd.
Giáo dục/Nghề nghiệp ban đầu
Farris theo học tại Đại học Università degli Studi di Ingegneria, thành phố Cagliari, Ý và có bằng tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư điện tử.
Farris cho biết: “Tôi từng có ý định không bao giờ theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin”. Bởi vì anh ấy đã nghiên cứu thiết kế mạch tương tự và kỹ thuật số, do đó Farris đã bắt đầu sự nghiệp của mình vào tháng 5 năm 2004 với tư cách là kỹ sư quá trình tại STMicroelectronics, một trong những nhà sản xuất cảm biến và mạng tích hợp lớn nhất trên thế giới. Mặc dù Farris đã có những gì mà anh ấy gọi là “Một trải nghiệm rất tích cực”. Thế nhưng anh ấy nhận ra rằng đây không phải là con đường chuyên nghiệp mà anh ấy muốn theo đuổi lâu dài. Năm 2005, Farris chuyển sang lĩnh vực viễn thông và gia nhập vào Tiscali, một trong những ISP (Internet Service Providers - những công ty cung cấp mạng) lớn nhất ở Ý. Anh ấy bắt đầu với tư cách là một nhà phân tích hỗ trợ máy tính để bàn và đã có hơn 4 năm làm việc tại công ty. Khi Farris ở Tiscali, anh quyết định rằng lĩnh vực viễn thông và công nghệ mạng là những lĩnh vực anh ấy cảm thấy thoải mái. “Tôi xem vai trò đó là khởi đầu cho con đường sự nghiệp hiện tại của tôi”, anh nói. “Tuy nhiên, kể từ những năm niên thiếu, tôi đã luôn bị cuốn hút bởi điện tử và giải quyết vấn đề, tôi nghĩ nó sẽ định hướng cho ngành học ở đại học và sự nghiệp sau này của tôi”.
Lịch sử công việc
Sau thời gian làm việc tại Tiscali, Farris gia nhập Học viện Epeople, một trung tâm đào tạo những chuyên gia với chứng nhận đào tạo theo các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận. Anh ấy đã làm việc với tư cách là nhà đào tạo của Cisco và Microsoft tại học viện trong vòng hai năm, củng cố kinh nghiệm của bản thân với công nghệ mạng và điện toán. Sau đó, Farris đã làm việc khoảng một năm tại nhà cung cấp dịch vụ được quản lý Swift Managed Services, anh đảm nhận vai trò kỹ sư mạng và cũng là nhà tư vấn trước khi bán hàng (pre-sales consultant). Anh ấy cũng đã có một thời gian ngắn đảm nhiệm chức vụ kỹ sư mạng cấp cao tại Optimity, một nhà cung cấp kết nối tốc độ cao, các ứng dụng được lưu trữ bằng công nghệ thông tin và dịch vụ đám mây di cư. Tiếp theo, Farris làm kỹ sư trước bán hàng khoảng một năm rưỡi tại Nomad Digital, một nhà cung cấp kết nối giao thức Internet cho lĩnh vực giao thông vận tải.
Vào năm 2018, anh được ông chủ hiện tại của mình (MSC Cruises Management) thuê. Ban đầu là một kiến trúc sư mạng, sau đó được thăng cấp làm kiến trúc sư mạng cấp cao. Với chức vụ hiện tại, anh chịu trách nhiệm thiết kế mạng lưới cho các tàu du lịch câu lạc bộ du thuyền sang trọng và đẳng cấp thế giới mới của MSC.
Một khía cạnh quan trọng trong vai trò của anh ấy là xác định, tạo ra chiến lược thiết kế và triển khai mạng lưới cho các con tàu, xem xét đến việc thiết kế mạng và các dự án cần được hoàn thành vài năm trước khi đóng những con tàu thực tế.
Mục tiêu tổng quát đối với việc thiết kế và triển khai mạng trên tàu là tạo ra một môi trường mạng lưới có thể mở rộng, an toàn và đáng tin cậy để kết nối liền mạch và luồng thông tin giữa hành khách, thủy thủ đoàn, dịch vụ, hệ thống IoT và công nghệ vận hành (OT) của tàu.
Mạng sẽ được thiết kế linh hoạt và có thể tích hợp các công nghệ mới khi chúng sẵn sàng.
Những khoảnh khắc đáng nhớ
Một khoảnh khắc đặc biệt đáng nhớ đã xảy ra khi Farris đang làm việc tại Nomad Digital. Đó là lúc khánh thành tuyến London đến Brussels của Eurostar, một dịch vụ đường sắt cao tốc quốc tế kết nối một số thành phố của châu Âu.
Farris và những người khác đã làm việc trong một dự án cung cấp các dịch vụ liên lạc, giải trí cho những hành khách sử dụng kết nối di động và hệ thống cục bộ, với mục đích làm cho hành trình kéo dài hơn ba giờ mang lại sự thú vị và hiệu quả hơn cho những hành khách.
Một sự kiện đáng chú ý khác trong sự nghiệp của Farris là lễ rửa tội cho tàu du lịch MSC Bellissima vào đầu năm nay. Sự kiện này cũng ra mắt “Dự án đầu tiên của tôi với tư cách là kiến trúc sư mạng cho công ty này.”, anh cho biết. “Thiết kế mạng lưới cho những con tàu du lịch là một thách thức lớn. Không phải chỉ vì cơ sở hạ tầng mạng lưới quy mô của khuôn viên trường đại học, phải cung cấp những dịch vụ cho hàng nghìn hành khách và thủy thủ đoàn, mà còn vì việc điều chỉnh và kiểm soát một số hệ thống quản lý của tàu [phụ thuộc] kết nối vệ tinh.”
Càng nỗ lực vượt qua khó khăn thì sẽ càng đạt được những thành công mỹ mãn.
Những kỹ năng và chứng chỉ
Farris cho biết anh đã tiếp tục học tập và phát triển các kỹ năng mới trong suốt quá trình sự nghiệp của mình, “vừa vì lợi ích của riêng tôi, vừa để hỗ trợ phát triển trong sự nghiệp của tôi.”
Farris nói, để trở thành một kiến trúc sư mạng đòi hỏi phải bổ sung các kỹ năng liên tục do tốc độ thay đổi công nghệ nhanh chóng. Thông qua cả những chương trình đào tạo chính thức và tự học, anh ấy đã đạt được vô số chứng chỉ liên quan đến mạng lưới, giúp Farris thể hiện sự thành thạo của mình trong các lĩnh vực quan trọng đối với cá nhân và chuyên môn.
Cisco Certified Network Associate Routing and Switching; Cisco Certified Network Professional Routing and Switching.
Nguồn cảm hứng lớn nhất
Một trong những nguồn cảm hứng lớn nhất của Farris là giáo sư đại học của anh ấy - ông Giuseppe Mazzarella, ông có sở trường về các lĩnh vực điện từ và đã trở thành một người nổi tiếng trong lĩnh vực của mình. Khả năng xây dựng sự nghiệp và đạt được sự công nhận của quốc tế khi làm việc tại một trường đại học nhỏ của giáo sư Mazzarella “đã là một nguồn cảm hứng to lớn,” Farris cho biết, “Ông ấy dạy tôi rằng với sự kiên trì và cống hiến, bạn có thể đạt được những kết quả tuyệt vời, ngay cả khi đến từ một thành phố nhỏ”.
Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Farris cho biết công ty của anh đã cho anh cơ hội để thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp trong việc hình thành, thực hiện các dự án với những nguồn lực, thách thức và môi trường kỹ thuật mà ít công ty nào có thể mang lại. “Theo quan điểm về mạng lưới, các tàu du lịch độc đáo sẽ có cơ sở hạ tầng tương đương với các trường đại học, đồng thời cũng có tính di động”.
Phạm vi dịch vụ mà các hoạt động kết nối mạng tại MSC cung cấp cho cả hành khách và phi hành đoàn đòi hỏi phải trải qua nhiều giờ thiết kế, thử nghiệm và lắp đặt. Farris là người chịu trách nhiệm chính trong những công việc này.
Farris nói: “Mục tiêu của tôi tại MSC bao gồm việc thiết kế một cơ sở hạ tầng có khả năng mở rộng, an toàn, có thể quản lý tất cả các công nghệ cùng với dịch vụ mới mà chúng tôi muốn cung cấp cho hành khách và thủy thủ đoàn, cũng như quản lý hệ thống công nghệ vận hành điều khiển con tàu,”
Trong suốt sự nghiệp của mình, Farris luôn tập trung vào việc phát triển các mục tiêu mới, tìm kiếm những thách thức mới và nâng cao kiến thức kỹ thuật của mình. Các khía cạnh quản lý của các dự án mà anh làm tại MSC đưa ra những thách thức lớn gồm có minh chứng về khái niệm, thiết kế, dàn dựng, lắp đặt cơ sở hạ tầng trên tàu và quản lý các bên thứ ba có tham gia vào các dự án.
Họ cũng “cung cấp kinh nghiệm vô giá và định hướng xa hơn cho con đường sự nghiệp của tôi,” Farris cho hay.
Lời khuyên cho những người đi theo con đường sự nghiệp tương tự
Theo ý của Farris, những người muốn trở thành kiến trúc sư mạng nên cố gắng đảm nhận nhiều trách nhiệm và kinh nghiệm khác nhau khi họ đang thăng tiến trong sự nghiệp của mình.
“Điều tôi nhận thấy khi phỏng vấn các ứng cử viên là họ thường thiếu sự đa dạng trong kinh nghiệm làm việc,” anh cho biết. “Họ thường có những công việc và trách nhiệm tương tự nhau ở những công ty khác nhau.” Theo quan điểm của tôi, loại hồ sơ chuyên nghiệp này hơi quá tĩnh lặng, các cá nhân sẽ có lợi hơn nếu có nhiều kinh nghiệm đa dạng trong những công nghệ hoặc lĩnh vực khác nhau”. Làm được điều này sẽ cho thấy không chỉ chứng minh một nền tảng kiến thức và kỹ thuật rộng hơn, mà còn giúp các cá nhân có thể thích nghi và áp dụng kiến thức của họ một cách linh hoạt trong các lĩnh vực mới. “Tôi nghĩ rằng điều này ngày càng trở nên quan trọng hơn trong các ngành công nghệ,” Farris nói. “Lời khuyên của tôi là hãy cố gắng làm việc ở những môi trường đa dạng, để tìm kiếm những thử thách mới, liên tục thử và áp dụng kiến thức của bạn trong các lĩnh vực mới.”
Khi ngày càng nhiều các thiết bị và ứng dụng di động, điện toán biên, IoT được sử dụng, vai trò của kiến trúc sư mạng càng trở nên phức tạp và quan trọng hơn đối với sự thành công của doanh nghiệp.
Kiến trúc sư mạng là một vị trí trong lĩnh vực công nghệ thông tin được chú ý nhiều hơn các vị trí khác cùng lĩnh vực (hoặc kiến trúc sư mạng cấp cao cho những người nhiều kinh nghiệm hơn).
Ngoài ra, những chuyên gia này đảm nhận nhiệm vụ thiết kế, xây dựng và duy trì các mạng máy tính như mạng LAN, Wan, những kết nối Internet và các thành phần khác của cơ sở hạ tầng truyền thông giúp cho việc kết nối lẫn nhau cả trong và ngoài tổ chức.
Họ cần phải có kiến thức về các công nghệ phần cứng và phần mềm mạng mới nhất, sự tích hợp của các thành phần đó cũng như các giao thức mạng và các rủi ro về an ninh mạng có thể ảnh hưởng đến hệ thống công ty. Họ cũng cần có khả năng dịch các thuật ngữ và cụm từ kỹ thuật để những nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể hiểu.
Khi ngày càng nhiều các thiết bị và ứng dụng di động, điện toán biên, IoT được sử dụng, vai trò của kiến trúc sư mạng càng trở nên phức tạp và quan trọng hơn đối với sự thành công của doanh nghiệp.
Mặt khác, việc áp dụng điện toán đám đang diễn ra có thể làm giảm nhu cầu về vị trí kiến trúc sư mạng. Cục Thống kê cho biết: “Các tổ chức sẽ không còn phải thiết kế và xây dựng mạng nội bộ; thay vào đó, những hãng cung cấp dịch vụ đám mây sẽ làm điều này.” Vì các kiến trúc sư tại các nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể làm việc trên mạng lưới của nhiều tổ chức. Các nhà cung cấp này sẽ không phải tuyển dụng nhiều kiến trúc sư của các tổ chức cá nhân làm cùng một khối lượng công việc.
Tuy nhiên, những kiến trúc sư mạng vẫn là những người đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược công nghệ thông tin của doanh nghiệp khi họ tìm cách tối ưu hóa những môi trường điện toán đám mây kết hợp.
Để trở thành một kiến trúc sư mạng thì cần phải làm gì? Để tìm hiểu vấn đề, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Stefano Farris, một kiến trúc sư mạng cấp cao tại nhà điều hành tàu du lịch MSC Cruises Management (UK) Ltd.
Giáo dục/Nghề nghiệp ban đầu
Farris theo học tại Đại học Università degli Studi di Ingegneria, thành phố Cagliari, Ý và có bằng tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư điện tử.
Farris cho biết: “Tôi từng có ý định không bao giờ theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin”. Bởi vì anh ấy đã nghiên cứu thiết kế mạch tương tự và kỹ thuật số, do đó Farris đã bắt đầu sự nghiệp của mình vào tháng 5 năm 2004 với tư cách là kỹ sư quá trình tại STMicroelectronics, một trong những nhà sản xuất cảm biến và mạng tích hợp lớn nhất trên thế giới. Mặc dù Farris đã có những gì mà anh ấy gọi là “Một trải nghiệm rất tích cực”. Thế nhưng anh ấy nhận ra rằng đây không phải là con đường chuyên nghiệp mà anh ấy muốn theo đuổi lâu dài. Năm 2005, Farris chuyển sang lĩnh vực viễn thông và gia nhập vào Tiscali, một trong những ISP (Internet Service Providers - những công ty cung cấp mạng) lớn nhất ở Ý. Anh ấy bắt đầu với tư cách là một nhà phân tích hỗ trợ máy tính để bàn và đã có hơn 4 năm làm việc tại công ty. Khi Farris ở Tiscali, anh quyết định rằng lĩnh vực viễn thông và công nghệ mạng là những lĩnh vực anh ấy cảm thấy thoải mái. “Tôi xem vai trò đó là khởi đầu cho con đường sự nghiệp hiện tại của tôi”, anh nói. “Tuy nhiên, kể từ những năm niên thiếu, tôi đã luôn bị cuốn hút bởi điện tử và giải quyết vấn đề, tôi nghĩ nó sẽ định hướng cho ngành học ở đại học và sự nghiệp sau này của tôi”.
Lịch sử công việc
Sau thời gian làm việc tại Tiscali, Farris gia nhập Học viện Epeople, một trung tâm đào tạo những chuyên gia với chứng nhận đào tạo theo các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận. Anh ấy đã làm việc với tư cách là nhà đào tạo của Cisco và Microsoft tại học viện trong vòng hai năm, củng cố kinh nghiệm của bản thân với công nghệ mạng và điện toán. Sau đó, Farris đã làm việc khoảng một năm tại nhà cung cấp dịch vụ được quản lý Swift Managed Services, anh đảm nhận vai trò kỹ sư mạng và cũng là nhà tư vấn trước khi bán hàng (pre-sales consultant). Anh ấy cũng đã có một thời gian ngắn đảm nhiệm chức vụ kỹ sư mạng cấp cao tại Optimity, một nhà cung cấp kết nối tốc độ cao, các ứng dụng được lưu trữ bằng công nghệ thông tin và dịch vụ đám mây di cư. Tiếp theo, Farris làm kỹ sư trước bán hàng khoảng một năm rưỡi tại Nomad Digital, một nhà cung cấp kết nối giao thức Internet cho lĩnh vực giao thông vận tải.
Vào năm 2018, anh được ông chủ hiện tại của mình (MSC Cruises Management) thuê. Ban đầu là một kiến trúc sư mạng, sau đó được thăng cấp làm kiến trúc sư mạng cấp cao. Với chức vụ hiện tại, anh chịu trách nhiệm thiết kế mạng lưới cho các tàu du lịch câu lạc bộ du thuyền sang trọng và đẳng cấp thế giới mới của MSC.
Một khía cạnh quan trọng trong vai trò của anh ấy là xác định, tạo ra chiến lược thiết kế và triển khai mạng lưới cho các con tàu, xem xét đến việc thiết kế mạng và các dự án cần được hoàn thành vài năm trước khi đóng những con tàu thực tế.
Mục tiêu tổng quát đối với việc thiết kế và triển khai mạng trên tàu là tạo ra một môi trường mạng lưới có thể mở rộng, an toàn và đáng tin cậy để kết nối liền mạch và luồng thông tin giữa hành khách, thủy thủ đoàn, dịch vụ, hệ thống IoT và công nghệ vận hành (OT) của tàu.
Mạng sẽ được thiết kế linh hoạt và có thể tích hợp các công nghệ mới khi chúng sẵn sàng.
Những khoảnh khắc đáng nhớ
Một khoảnh khắc đặc biệt đáng nhớ đã xảy ra khi Farris đang làm việc tại Nomad Digital. Đó là lúc khánh thành tuyến London đến Brussels của Eurostar, một dịch vụ đường sắt cao tốc quốc tế kết nối một số thành phố của châu Âu.
Farris và những người khác đã làm việc trong một dự án cung cấp các dịch vụ liên lạc, giải trí cho những hành khách sử dụng kết nối di động và hệ thống cục bộ, với mục đích làm cho hành trình kéo dài hơn ba giờ mang lại sự thú vị và hiệu quả hơn cho những hành khách.
Một sự kiện đáng chú ý khác trong sự nghiệp của Farris là lễ rửa tội cho tàu du lịch MSC Bellissima vào đầu năm nay. Sự kiện này cũng ra mắt “Dự án đầu tiên của tôi với tư cách là kiến trúc sư mạng cho công ty này.”, anh cho biết. “Thiết kế mạng lưới cho những con tàu du lịch là một thách thức lớn. Không phải chỉ vì cơ sở hạ tầng mạng lưới quy mô của khuôn viên trường đại học, phải cung cấp những dịch vụ cho hàng nghìn hành khách và thủy thủ đoàn, mà còn vì việc điều chỉnh và kiểm soát một số hệ thống quản lý của tàu [phụ thuộc] kết nối vệ tinh.”
Càng nỗ lực vượt qua khó khăn thì sẽ càng đạt được những thành công mỹ mãn.
Những kỹ năng và chứng chỉ
Farris cho biết anh đã tiếp tục học tập và phát triển các kỹ năng mới trong suốt quá trình sự nghiệp của mình, “vừa vì lợi ích của riêng tôi, vừa để hỗ trợ phát triển trong sự nghiệp của tôi.”
Farris nói, để trở thành một kiến trúc sư mạng đòi hỏi phải bổ sung các kỹ năng liên tục do tốc độ thay đổi công nghệ nhanh chóng. Thông qua cả những chương trình đào tạo chính thức và tự học, anh ấy đã đạt được vô số chứng chỉ liên quan đến mạng lưới, giúp Farris thể hiện sự thành thạo của mình trong các lĩnh vực quan trọng đối với cá nhân và chuyên môn.
Cisco Certified Network Associate Routing and Switching; Cisco Certified Network Professional Routing and Switching.
Nguồn cảm hứng lớn nhất
Một trong những nguồn cảm hứng lớn nhất của Farris là giáo sư đại học của anh ấy - ông Giuseppe Mazzarella, ông có sở trường về các lĩnh vực điện từ và đã trở thành một người nổi tiếng trong lĩnh vực của mình. Khả năng xây dựng sự nghiệp và đạt được sự công nhận của quốc tế khi làm việc tại một trường đại học nhỏ của giáo sư Mazzarella “đã là một nguồn cảm hứng to lớn,” Farris cho biết, “Ông ấy dạy tôi rằng với sự kiên trì và cống hiến, bạn có thể đạt được những kết quả tuyệt vời, ngay cả khi đến từ một thành phố nhỏ”.
Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Farris cho biết công ty của anh đã cho anh cơ hội để thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp trong việc hình thành, thực hiện các dự án với những nguồn lực, thách thức và môi trường kỹ thuật mà ít công ty nào có thể mang lại. “Theo quan điểm về mạng lưới, các tàu du lịch độc đáo sẽ có cơ sở hạ tầng tương đương với các trường đại học, đồng thời cũng có tính di động”.
Phạm vi dịch vụ mà các hoạt động kết nối mạng tại MSC cung cấp cho cả hành khách và phi hành đoàn đòi hỏi phải trải qua nhiều giờ thiết kế, thử nghiệm và lắp đặt. Farris là người chịu trách nhiệm chính trong những công việc này.
Farris nói: “Mục tiêu của tôi tại MSC bao gồm việc thiết kế một cơ sở hạ tầng có khả năng mở rộng, an toàn, có thể quản lý tất cả các công nghệ cùng với dịch vụ mới mà chúng tôi muốn cung cấp cho hành khách và thủy thủ đoàn, cũng như quản lý hệ thống công nghệ vận hành điều khiển con tàu,”
Trong suốt sự nghiệp của mình, Farris luôn tập trung vào việc phát triển các mục tiêu mới, tìm kiếm những thách thức mới và nâng cao kiến thức kỹ thuật của mình. Các khía cạnh quản lý của các dự án mà anh làm tại MSC đưa ra những thách thức lớn gồm có minh chứng về khái niệm, thiết kế, dàn dựng, lắp đặt cơ sở hạ tầng trên tàu và quản lý các bên thứ ba có tham gia vào các dự án.
Họ cũng “cung cấp kinh nghiệm vô giá và định hướng xa hơn cho con đường sự nghiệp của tôi,” Farris cho hay.
Lời khuyên cho những người đi theo con đường sự nghiệp tương tự
Theo ý của Farris, những người muốn trở thành kiến trúc sư mạng nên cố gắng đảm nhận nhiều trách nhiệm và kinh nghiệm khác nhau khi họ đang thăng tiến trong sự nghiệp của mình.
“Điều tôi nhận thấy khi phỏng vấn các ứng cử viên là họ thường thiếu sự đa dạng trong kinh nghiệm làm việc,” anh cho biết. “Họ thường có những công việc và trách nhiệm tương tự nhau ở những công ty khác nhau.” Theo quan điểm của tôi, loại hồ sơ chuyên nghiệp này hơi quá tĩnh lặng, các cá nhân sẽ có lợi hơn nếu có nhiều kinh nghiệm đa dạng trong những công nghệ hoặc lĩnh vực khác nhau”. Làm được điều này sẽ cho thấy không chỉ chứng minh một nền tảng kiến thức và kỹ thuật rộng hơn, mà còn giúp các cá nhân có thể thích nghi và áp dụng kiến thức của họ một cách linh hoạt trong các lĩnh vực mới. “Tôi nghĩ rằng điều này ngày càng trở nên quan trọng hơn trong các ngành công nghệ,” Farris nói. “Lời khuyên của tôi là hãy cố gắng làm việc ở những môi trường đa dạng, để tìm kiếm những thử thách mới, liên tục thử và áp dụng kiến thức của bạn trong các lĩnh vực mới.”