Em đang có 2 sự lựa chọn là sẽ học về Kỹ sư điện, điện tử viễn thông hoặc kỹ sư máy tính và mạng truyền thông. Theo các bác thì nên học nghanh` nao` hay hơn? Em đang băn khoăn quá!
Announcement
Collapse
No announcement yet.
Điện tử viễn thông hay CNTT kỹ thuật máy tính & mạng???
Collapse
X
-
Với xu thế hội tụ mà bạn hay nghe nói ngày nay thì "điện tử viễn thông" hay "kỹ sư máy tính và mạng truyền thông" là rất giống nhau đó bạn.Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417
Email : dangquangminh@vnpro.org
https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/
- Likes 1
-
Originally posted by hungkk View PostEm đang có 2 sự lựa chọn là sẽ học về Kỹ sư điện, điện tử viễn thông hoặc kỹ sư máy tính và mạng truyền thông. Theo các bác thì nên học nghanh` nao` hay hơn? Em đang băn khoăn quá!Phạm Minh Tuấn
Email : phamminhtuan@vnpro.org
Yahoo : phamminhtuan_vnpro
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Trung Tâm Tin Học VnPro
149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
Tel : (08) 35124257 (5 lines)
Fax: (08) 35124314
Home page: http://www.vnpro.vn
Support Forum: http://www.vnpro.org- Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
- Phát hành sách chuyên môn
- Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
- Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng
Network channel: http://www.dancisco.com
Blog: http://www.vnpro.org/blog
Comment
-
Originally posted by hungkk View PostEm đang có 2 sự lựa chọn là sẽ học về Kỹ sư điện, điện tử viễn thông hoặc kỹ sư máy tính và mạng truyền thông. Theo các bác thì nên học nghanh` nao` hay hơn? Em đang băn khoăn quá!
Mình đã thấy rất nhiều kỹ sư Điện, kỹ sư Điện tử học bằng II Máy tính hoặc học chuyển đổi để tiếp tục học Cao học Máy tính, nhưng rất hiếm có trường hợp ngược lại. :)MoCS, MCSE Security, CCNA
Comment
-
Originally posted by NhatQuang View PostĐiện tử viễn thông tương đối gần với Mạng máy tính và truyền thông. Điện (công nghiệp, dân dụng...) thì rất xa so với Máy tính lẫn Mạng máy tính và truyền thông. Thậm chí Kỹ sư hay cử nhân Khoa học Máy tính hoặc Công nghệ thông tin chẳng biết gì nhiều về Mạng máy tính. Bạn phải phân biệt rõ các chuyên ngành này mới được.
Mình đã thấy rất nhiều kỹ sư Điện, kỹ sư Điện tử học bằng II Máy tính hoặc học chuyển đổi để tiếp tục học Cao học Máy tính, nhưng rất hiếm có trường hợp ngược lại. :)
Comment
-
Originally posted by epymol View PostThực chất kỹ sư điện tử viễn thông chả liên quan quái gì tới mạng máy tính. Nhưng có một giai đoạn 1997-2006 khủng hoảng thừa kỹ sư ĐTVT trầm trọng dẫn đến một số bắt buộc phải nhảy sang làm mạng máy tính. Ngoài ra trong giai đoạn này kỹ sư lập trình đang hot nên kỹ sư CNTT chỉ chăm chăm coding bỏ quên mảnh đất này cho kỹ sư ĐTVT chiếm dụng.
Trong Khoa Mạng máy tính và Truyền thông có 2 chuyên ngành: chuyên ngành Mạng máy tính và chuyên ngành Truyền thông. Có nhiều môn học bắt buộc và tự chọn có liên quan ít nhiều đến điện tử và viễn thông như Mạch điện tử, Tín hiệu và mạch, Kỹ thuật truyền số liệu, Kỹ thuật điện tử, Điện tử cho Công nghệ thông tin, Mạng truyền thông và di động, Xử lý tín hiệu số, Vi xử lý và vi điều khiển...
Sao bạn quote mấy câu mình ghi và nói rằng chả liên quan quái gì? Mình nói gần với "Mạng máy tính và truyền thông" chứ có nói "Mạng máy tính" không đâu? Bạn dùng từ ngữ khó nghe quá :(MoCS, MCSE Security, CCNA
Comment
-
Originally posted by hungkk View PostEm đang có 2 sự lựa chọn là sẽ học về Kỹ sư điện, điện tử viễn thông hoặc kỹ sư máy tính và mạng truyền thông. Theo các bác thì nên học nghanh` nao` hay hơn? Em đang băn khoăn quá!
THANK
Comment
-
túm lại là thế này,2 cái này có cái jống và có cái khác.Nhưng caí nào hay hơn thì tùy mỗi người.Ở trường tui dang học là MMTvà Truyền thông,dính mấy môn bên truỳên thông vào làm mọi chuyện cứ rối cả lên.Nói túm lâi bạn nên chọn kỹ sư điện đi,ổn định mà ko bon chen
Comment
-
Originally posted by socolak50 View Post"MẠNG VIỄN THÔNG" và "MẠNG MÁY TÍNH" sau 1 hồi thì em vẫn chưa phân biệt được 2 khái niệm này và sự liên quan của chúng
Nếu về điện tử viễn thông, công việc phù hợp nhất liên quan đến vô tuyến như phone, mobile. Thường do môi trường viễn thông ISP nên một số bạn ngành này học thêm về mạng máy tính để cũng có thể làm việc bên truyền dẫn số liệu. Nhưng thực chất hai ngành là tương đối khách nhau hoàn toàn.
Về công việc thì mạng máy tính MCSA, MCSE tương đồi dễ kiếm việc hơn so với các ngành kia. Mạng máy tính (định tuyến, router, switch...) liên quan đến hệ thống thì ít tuyển hơn và thường thì nếu có tuyển (ví dụ ISP) cũng chỉ tuyển nội bộ công ty do hiểu biết tương đối về quy trình công ty khi đang làm việc, và độ tin cậy cao hơn so với tuyển người mới hoàn toàn.
Một vài ý kiến đóng góp.Last edited by SonEx; 21-12-2008, 11:52 AM.
Comment
-
Năm nay trong thời đợi phát triển công nghiệp thì giờ là các áp dụng Bộ lưu điện công nghiệp trong thời đại 4.0 rồi đó bạn. Nếu hiện bạn đang làm trong lĩnh vực công nghiệp thì nên cập nhập xu thế.
Comment
-
Kỹ sư mạng cũng cần trang bị thêm kỹ năng lập trình
Do lĩnh vực mạng thay đổi rất nhanh trong thời gian vài năm trở lại đây, các yêu cầu về kỹ năng cho các kỹ sư mạng cũng thay đổi. Các xu thế SDN, Ảo hóa, Network programmability, DevOPS là các xu thế nóng hiện tại.
Mạng hỗ trợ lập trình sẽ thay đổi cách thức chúng ta triển khai, điều hành và quản trị hạ tầng mạng. Đặc tính này của hạ tầng mạng nâng cao khả năng triển khai các ứng dụng. Nó cũng yêu cầu các kỹ sư mạng phải tiếp tục trau dồi các kỹ năng mới bao gồm Linux, Python và các kỹ năng khác bên ngoài phạm trù các công nghệ mạng.
Cùng với thời gian, kỹ năng lập trình sẽ là một yêu cầu quan trọng trong các kỹ năng cần thiết mà người kỹ sư mạng hiện đại phải trang bị. Các doanh nghiệp ngày nay đang cố gắng hoàn thành nhiều công việc hơn với rất ít nhân lực IT. Thế hệ kỹ sư mạng kế tiếp sẽ gia nhập vào lực lượng lao động với những kỹ năng gần giống với các kỹ sư phát triển ứng dụng hơn là kiểu kỹ sư mạng truyền thống. Các kiến thức truyền thống về mạng, ví dụ như kiến thức về hoạt động của các giao thức định tuyến vẫn rất cần thiết. Tuy nhiên, các giao thức định tuyến này sẽ được quản trị khác đi.
Điều quan trọng là, các kỹ sư mạng sẽ làm việc trong các môi trường khác nhau, chẳng hạn như các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ. Học các kiến thức cơ bản về lập trình mạng và tự động hóa là một bước tiến lớn để giúp các nhà quản trị mạng được trang bị tốt hơn để thao tác các tác vụ tồn tại trên các môi trường khác nhau này. Kiến thức này cũng sẽ giúp các nhà quản trị mạng các kiến thức cần thiết để chỉ dẫn cho khách hàng của họ. Các kiến thức và kỹ năng cơ bản này sẽ trở nên quan trong khi các doanh nghiệp chuyển hướng sang hạ tầng mạng hỗ trợ lập trình, nhất là khi xu hướng này ngày càng quan trọng. Mặc dù các kiểu kỹ năng này là rất khác biệt một cách tự nhiên với những kỹ năng mà người kỹ sư mạng truyền thống từng có, các kỹ năng này sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong cách quản trị các mạng. Các xu thế IT hiện đại bao gồm DevOps, SDN và điện toán đám mây đang thúc đẩy các yêu cầu buộc người kỹ sư mạng phải suy nghĩ khác đi.
Mạng định nghĩa bởi phần mềm (SDN) là một thuật ngữ rộng có thể bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa đều chỉ đến một mô hình điều hành dễ dàng hơn. Sự kết hợp giữa mạng có thể lập trình và SDN sẽ loại bỏ các tác vụ hàng ngày hiện đang chiếm hết thời gian của người kỹ sư mạng. Cách thức quản trị mạng dựa trên chính sách sẽ cho phép người kỹ sư mạng làm được nhiều việc hơn trong khi giảm số lượng các tác vụ can thiệp bằng tay theo như cách điều hành hiện tại. Các chính sách IT sẽ cho phép các doanh nghiệp quản trị hạ tầng mạng như một thực thể duy nhất chứ không dùng giải pháp quản trị phân bố mà họ quen thuộc.
DevOps, tận cùng bản chất, sẽ yêu cầu sự tự động hóa để đạt được tốc độ. Đối với các kỹ sư mạng, DevOPS tượng trưng cho một sự thay đổi trong mô hình của mạng. Mô hình này sẽ yêu cầu người kỹ sư xây dựng các cấu hình mạng chứ không triển khai các cấu hình. Phần triển khai sẽ để cho các nhà phát triển ứng dụng khi các phần mềm của họ thay đổi. Bởi vì người sở hữu ứng dụng không hiểu hay không cần hiểu hạ tầng mạng bên dưới, mô hình mới sẽ yêu cầu một mức trừu tượng, thông thường thông qua một bộ điều khiển hay một công cụ tự động hóa. Các thuật ngữ như VLAN, ACL, BGP sẽ không bao giờ được nghe bởi những người làm ứng dụng, thay vào đó, có thể họ cần biết hơn về bảo mật ứng dụng, hay về Internet.
Mạng hỗ trợ lập trình là nền tảng đến các hệ thống mạng tham gia vào các mô hình vận hành theo kiểu đám mây. Các tổ chức, các doanh nghiệp đang thay đổi nhanh chóng các mô hình vận hành để giảm thiểu chi phí và tăng tốc độ điều hành. Phần cứng mạng có thể sẽ nâng cấp khái niệm “Mọi thứ như một dịch vụ” (XaaS) nhưng chỉ khi các cấu hình có thể thay đổi nhanh chóng và có thể thích ứng tốt dựa trên các yêu cầu của ứng dụng hay của doanh nghiệp.
Hạ tầng mạng là một thành phần cơ bản của bảo mật ứng dụng. Mạng có thể nhận biết tất cả các lưu lượng và thông qua khả năng lập trình và tự động hóa. Mạng có thể tự động phản ứng với các bất thường về lưu lượng hay về bảo mật. Các chuyên gia bảo mật sẽ có thể kích hoạt nhanh chóng các tính năng mạng để các ứng dụng có thể đáp trả lại các kiểu tấn công mạng.
Hy vọng rằng bài viết này là bước khởi đầu cho hành trình thay đổi từ CLI sang lập trình, từ bảo thủ sang tân tiến và từ vận hành có sai sót sang vận hành không sai sót. Hành trình này sẽ cần đầu tư thời gian, thường xuyên cập nhật tới những xu thế mới nhất và dĩ nhiên bạn sẽ gặp vài e ngại ban đầu. Tuy nhiên hành trình rất đáng để tận hưởng. Mạng lập trình được, SDN và tự động hóa sẽ làm cho lĩnh vực mạng một lần nữa trở nên hấp dẫn. Các bạn hãy mạnh dạn đón nhận các thay đổi này để không bị tụt hậu hay bị đào thải.
Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417
Email : dangquangminh@vnpro.org
https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/
- Likes 1
Comment
Comment