Tiến Sĩ Christopher Hoàng Phạm, người mang chất xám điện toán đến Việt Nam
Trong khi nhiều người Việt Nam lo cho con em mình ra nước ngoài học điện toán, họ không biết rằng những kiến thức này có thể học được qua các chương trình của công ty Cisco Systems ngay tại trong nước, hiện do Tiến Sĩ Christopher Hoàng Phạm điều hành.
Tiến Sĩ Christopher Hoàng Phạm hiện là Engineering Manager III, chỉ dưới tổng giám đốc hai cấp, cho công ty Cisco Systems, một trong những công ty điện toán hàng đầu thế giới có trụ sở tại San Jose, California, còn gọi là “Silicon Valley,” nơi được coi là trung tâm nhu liệu điện toán của thế giới.
Ngoài ra, tiến sĩ họ Phạm này hiện là giáo sư thỉnh giảng tại trường đại học San Jose State University trong 10 năm qua.
Tháng 12 năm ngoái, anh được công ty Cisco Systems gởi về Việt Nam phụ trách phòng nghiên cứu điện toán tại Ðại Học Bách Khoa Hà Nội.
Phòng nghiên cứu này trị giá $350,000 và có nhiệm vụ tư vấn và đào tạo chất xám cho cả Việt Nam lẫn Cisco Systems.
Trả lời phỏng vấn báo Người Việt, Tiến Sĩ Christopher Hoàng Phạm nói: “Mục tiêu của Cisco Systems là tạo cho người bên đó (Việt Nam) có văn hóa làm việc giống bên này, nhất là về kỹ thuật và hành chánh.”
“Mô hình của Mỹ là hành chánh riêng và chuyên môn riêng. Hai yếu tố này bổ sung cho nhau, chứ không thể đi chung với nhau được. Tại Việt Nam, cứ có chuyên môn là lên làm giám đốc, công việc điều hành không rõ ràng, mang tính cạnh tranh yếu,” tiến sĩ này giải thích tiếp.
Anh nói thêm: “Nhiều giáo sư Việt Nam có bằng nước ngoài, trong đó hơn một nửa tốt nghiệp tại các nước Ðông Âu. Họ đều làm lớn, không trau dồi chuyên môn nữa, nên không thể sáng tạo và đóng góp gì nhiều. Họ chỉ hưởng thôi và kiến thức của họ ‘đứng giậm chân tại chỗ.’”
Tuy nhiên, nhiệm vụ của Tiến Sĩ Christopher Hoàng Phạm không phải là thay đổi hệ thống hiện có ở Việt Nam.
“Cisco System chỉ muốn cho thấy mô hình nào tốt hơn. Còn thay đổi hay không là tùy những chuyên viên điện toán bên Việt Nam,” anh kể tiếp như vậy.
Một mục tiêu khác của Cisco System qua phòng nghiên cứu tại Hà Nội là đào tạo kinh nghiệm tại chỗ (hands-on experience) cho các sinh viên và giáo sư Việt Nam.
Ðể thực hiện công việc này, từ Tháng Sáu, 2006, Cisco Systems gởi những giáo sư điện toán gốc Úc, Hồng Kông và Ðài Loan về Việt Nam phụ trách giảng dạy.
Cho tới nay công ty đã đào tạo được khoảng 100 giảng viên điện toán cho Việt Nam.
Cũng theo Tiến Sĩ Christopher Hoàng Phạm, hiện nay, các sinh viên đại học tại Việt Nam có thể ghi danh học các lớp học của Cisco Systems và được cấp bằng đàng hoàng. Nếu ai học giỏi, sẽ được Cisco Systems tuyển chọn vào học và nghiên cứu tại phòng nghiên cứu tại Hà Nội. Sau đó, công ty này sẽ đưa các sinh viên ưu tú đi học tại nước ngoài.
Tiến Sĩ Christopher nói: “Chúng tôi muốn giúp những người không có khả năng đi học nước ngoài vẫn học được những kiến thức điện toán hiện đại qua phòng nghiên cứu của Cisco Systems. Khi có kiến thức, họ có thể làm việc bất cứ nơi đâu và đáp ứng khả năng cạnh tranh cao hơn.”
Cho đến nay, đã có gần 10 sinh viên được Cisco Systems đưa sang Úc học vì “chi phí tại đây rẻ hơn và khoảng cách đi lại cũng gần hơn so với đưa sang Hoa Kỳ.”
Tiến sĩ này cho biết tiếp rằng, “Như vậy, sẽ tránh được tình trạng chỉ có ‘con ông cháu cha’ mới được tiếp thu kiến thức của chúng tôi.”
Cisco Systems cũng không muốn mất chất xám do mình đào tạo tại chỗ, vì như vậy không có lợi cho công ty.
“Chúng tôi muốn giúp cho người ta chế tạo, có phần hùn trí óc, cảm thấy sở hữu chủ trong sản phẩm và công việc làm ra. Nhờ vậy, người ta mới trung thành với mình. Riêng đối với khách hàng, Cisco Systems muốn tạo ra nhân lực cho họ,” tiến sĩ này giải thích như thế về mục tiêu của công ty.
Anh giải thích tiếp: “Các công ty khác thường nghĩ lao động Việt Nam rẻ nên không đầu tư chất xám. Sau một thời gian, họ sẽ bỏ sang thị trường khác. Cisco Systems thì lại khác. Chúng tôi muốn đầu tư lâu dài. Nếu chúng tôi bỏ đi, chúng tôi sẽ bị thiệt hại. Cứ nhìn Silicon Valley thì rõ. Giá lao động tại đây đắt gấp 10 lần Việt Nam và gấp ba lần Ấn Ðộ, nhưng các công ty lớn đâu dám bỏ đi vì họ đã đầu tư chất xám tại đây quá nhiều.”
Tiến Sĩ Christopher Hoàng Phạm sang Hoa Kỳ Tháng Mười Hai, 1986. Sau khi học trường đại học cộng đồng De Anza College, Cupertino, anh chuyển sang học tại đại học San Jose State University và hoàn tất bằng cử nhân và cao học điện tử tại đây. Sau đó, anh lấy bằng tiến sĩ Vật Lý Số tại Ðại Học UC Davis.
Trong thời gian đi học, anh làm cho nhiều công ty điện toán nhỏ và lớn, như Hewlett Parkard và Sun Microsystems.
Anh bắt đầu làm việc cho Cisco Systems từ năm 1998 và hiện phụ trách các công việc của Cisco Systems tại Ðài Loan, Ấn Ðộ và Ðông Nam Á. (Ð.D.)
----o0o----
Chia sẽ với anh em một người Việtnam rất thành công ở CISCO USA
Trong khi nhiều người Việt Nam lo cho con em mình ra nước ngoài học điện toán, họ không biết rằng những kiến thức này có thể học được qua các chương trình của công ty Cisco Systems ngay tại trong nước, hiện do Tiến Sĩ Christopher Hoàng Phạm điều hành.
Tiến Sĩ Christopher Hoàng Phạm hiện là Engineering Manager III, chỉ dưới tổng giám đốc hai cấp, cho công ty Cisco Systems, một trong những công ty điện toán hàng đầu thế giới có trụ sở tại San Jose, California, còn gọi là “Silicon Valley,” nơi được coi là trung tâm nhu liệu điện toán của thế giới.
Ngoài ra, tiến sĩ họ Phạm này hiện là giáo sư thỉnh giảng tại trường đại học San Jose State University trong 10 năm qua.
Tháng 12 năm ngoái, anh được công ty Cisco Systems gởi về Việt Nam phụ trách phòng nghiên cứu điện toán tại Ðại Học Bách Khoa Hà Nội.
Phòng nghiên cứu này trị giá $350,000 và có nhiệm vụ tư vấn và đào tạo chất xám cho cả Việt Nam lẫn Cisco Systems.
Trả lời phỏng vấn báo Người Việt, Tiến Sĩ Christopher Hoàng Phạm nói: “Mục tiêu của Cisco Systems là tạo cho người bên đó (Việt Nam) có văn hóa làm việc giống bên này, nhất là về kỹ thuật và hành chánh.”
“Mô hình của Mỹ là hành chánh riêng và chuyên môn riêng. Hai yếu tố này bổ sung cho nhau, chứ không thể đi chung với nhau được. Tại Việt Nam, cứ có chuyên môn là lên làm giám đốc, công việc điều hành không rõ ràng, mang tính cạnh tranh yếu,” tiến sĩ này giải thích tiếp.
Anh nói thêm: “Nhiều giáo sư Việt Nam có bằng nước ngoài, trong đó hơn một nửa tốt nghiệp tại các nước Ðông Âu. Họ đều làm lớn, không trau dồi chuyên môn nữa, nên không thể sáng tạo và đóng góp gì nhiều. Họ chỉ hưởng thôi và kiến thức của họ ‘đứng giậm chân tại chỗ.’”
Tuy nhiên, nhiệm vụ của Tiến Sĩ Christopher Hoàng Phạm không phải là thay đổi hệ thống hiện có ở Việt Nam.
“Cisco System chỉ muốn cho thấy mô hình nào tốt hơn. Còn thay đổi hay không là tùy những chuyên viên điện toán bên Việt Nam,” anh kể tiếp như vậy.
Một mục tiêu khác của Cisco System qua phòng nghiên cứu tại Hà Nội là đào tạo kinh nghiệm tại chỗ (hands-on experience) cho các sinh viên và giáo sư Việt Nam.
Ðể thực hiện công việc này, từ Tháng Sáu, 2006, Cisco Systems gởi những giáo sư điện toán gốc Úc, Hồng Kông và Ðài Loan về Việt Nam phụ trách giảng dạy.
Cho tới nay công ty đã đào tạo được khoảng 100 giảng viên điện toán cho Việt Nam.
Cũng theo Tiến Sĩ Christopher Hoàng Phạm, hiện nay, các sinh viên đại học tại Việt Nam có thể ghi danh học các lớp học của Cisco Systems và được cấp bằng đàng hoàng. Nếu ai học giỏi, sẽ được Cisco Systems tuyển chọn vào học và nghiên cứu tại phòng nghiên cứu tại Hà Nội. Sau đó, công ty này sẽ đưa các sinh viên ưu tú đi học tại nước ngoài.
Tiến Sĩ Christopher nói: “Chúng tôi muốn giúp những người không có khả năng đi học nước ngoài vẫn học được những kiến thức điện toán hiện đại qua phòng nghiên cứu của Cisco Systems. Khi có kiến thức, họ có thể làm việc bất cứ nơi đâu và đáp ứng khả năng cạnh tranh cao hơn.”
Cho đến nay, đã có gần 10 sinh viên được Cisco Systems đưa sang Úc học vì “chi phí tại đây rẻ hơn và khoảng cách đi lại cũng gần hơn so với đưa sang Hoa Kỳ.”
Tiến sĩ này cho biết tiếp rằng, “Như vậy, sẽ tránh được tình trạng chỉ có ‘con ông cháu cha’ mới được tiếp thu kiến thức của chúng tôi.”
Cisco Systems cũng không muốn mất chất xám do mình đào tạo tại chỗ, vì như vậy không có lợi cho công ty.
“Chúng tôi muốn giúp cho người ta chế tạo, có phần hùn trí óc, cảm thấy sở hữu chủ trong sản phẩm và công việc làm ra. Nhờ vậy, người ta mới trung thành với mình. Riêng đối với khách hàng, Cisco Systems muốn tạo ra nhân lực cho họ,” tiến sĩ này giải thích như thế về mục tiêu của công ty.
Anh giải thích tiếp: “Các công ty khác thường nghĩ lao động Việt Nam rẻ nên không đầu tư chất xám. Sau một thời gian, họ sẽ bỏ sang thị trường khác. Cisco Systems thì lại khác. Chúng tôi muốn đầu tư lâu dài. Nếu chúng tôi bỏ đi, chúng tôi sẽ bị thiệt hại. Cứ nhìn Silicon Valley thì rõ. Giá lao động tại đây đắt gấp 10 lần Việt Nam và gấp ba lần Ấn Ðộ, nhưng các công ty lớn đâu dám bỏ đi vì họ đã đầu tư chất xám tại đây quá nhiều.”
Tiến Sĩ Christopher Hoàng Phạm sang Hoa Kỳ Tháng Mười Hai, 1986. Sau khi học trường đại học cộng đồng De Anza College, Cupertino, anh chuyển sang học tại đại học San Jose State University và hoàn tất bằng cử nhân và cao học điện tử tại đây. Sau đó, anh lấy bằng tiến sĩ Vật Lý Số tại Ðại Học UC Davis.
Trong thời gian đi học, anh làm cho nhiều công ty điện toán nhỏ và lớn, như Hewlett Parkard và Sun Microsystems.
Anh bắt đầu làm việc cho Cisco Systems từ năm 1998 và hiện phụ trách các công việc của Cisco Systems tại Ðài Loan, Ấn Ðộ và Ðông Nam Á. (Ð.D.)
----o0o----
Chia sẽ với anh em một người Việtnam rất thành công ở CISCO USA