Thứ sáu, 19/10/2007, 22:02 GMT+7
Không làm được việc, đừng đổ lỗi cho đào tạo
Tuy hệ thống đào tạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế nhưng những nhược điểm đó chúng ta có thể khắc phục. Bản thân tôi là một sinh viên mới ra trường nhưng thấy các bạn học tại những trường nổi tiếng mà không biết làm gì thì thật đáng buồn. (Nguyễn Văn Khuyến)
Có người cho rằng nên thay thế các môn học, mà hiện tại đang đào tạo trong nhà trường, bằng những môn có ứng dụng thực tế hơn. Cái này tôi đồng ý. Nhưng việc đề nghị thay môn đồ hoạ máy tính bằng môn AutoCad hay Photoshop... để ra trường làm được việc ngay thì tôi không đồng tình. Nếu một kỹ sư CNTT mà chỉ biết sử dụng các ứng dụng đó, không biết tí gì về nó giống như anh công nhân trong phim hài vua hề Chalot chỉ biết vặn cái ốc trong dây chuyền sản xuất. Công việc thạo đến mức gặp bất kỳ ai cũng xoáy xoáy vặn vặn. Chữ Engineer có nguồn ngốc là "công nhân có kiến thức" (có thể tìm tài liệu xem vấn đề này) chứ không phải như là anh công nhân chỉ biết vặn ốc vít.
Nếu là người học trong nhà trường với học lực khá trở lên thì học các ứng dụng trên không mấy khó khăn (chắc chắn rằng chưa đến một tháng vì tất cả đều có sự hỗ trợ).
Nếu bảo học đại học ra không có kinh nghiệm làm việc nói chung và làm việc theo nhóm thì tôi cũng không đồng tình bởi vì mỗi kỳ học các thầy cô thường cho làm bài tập lớn (hay gọi là đồ án môn học). Trừ khi cố tình chống đối lấy bài có sẵn hay nhờ người làm hộ chứ nếu tập trung vào làm thì sau 5 năm học xong, kinh nghiệm làm việc theo nhóm sẽ tăng lên nhanh chóng.
Nếu nghĩ học các môn trong trường đã nhọc rồi thì làm gì có thời gian học thêm ở ngoài tôi cũng không đồng ý. Và một điều thật đáng buồn cho những ai học ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM ra trường chưa biết làm việc. Đó là là lỗi lớn của các bạn. Rất nhiều cơ hội chờ đón các bạn sao không tận dụng nó để thực tập, để tạo cho mình cơ hội. Hay trong lúc sinh viên các bạn còn bận chơi game, chơi bời với bạn bè để rồi tốt nghiệp không đáp ứng công việc lại đổ lỗi cho đào tạo.
Ý kiến của bạn
Không làm được việc, đừng đổ lỗi cho đào tạo
Tuy hệ thống đào tạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế nhưng những nhược điểm đó chúng ta có thể khắc phục. Bản thân tôi là một sinh viên mới ra trường nhưng thấy các bạn học tại những trường nổi tiếng mà không biết làm gì thì thật đáng buồn. (Nguyễn Văn Khuyến)
Có người cho rằng nên thay thế các môn học, mà hiện tại đang đào tạo trong nhà trường, bằng những môn có ứng dụng thực tế hơn. Cái này tôi đồng ý. Nhưng việc đề nghị thay môn đồ hoạ máy tính bằng môn AutoCad hay Photoshop... để ra trường làm được việc ngay thì tôi không đồng tình. Nếu một kỹ sư CNTT mà chỉ biết sử dụng các ứng dụng đó, không biết tí gì về nó giống như anh công nhân trong phim hài vua hề Chalot chỉ biết vặn cái ốc trong dây chuyền sản xuất. Công việc thạo đến mức gặp bất kỳ ai cũng xoáy xoáy vặn vặn. Chữ Engineer có nguồn ngốc là "công nhân có kiến thức" (có thể tìm tài liệu xem vấn đề này) chứ không phải như là anh công nhân chỉ biết vặn ốc vít.
Nếu là người học trong nhà trường với học lực khá trở lên thì học các ứng dụng trên không mấy khó khăn (chắc chắn rằng chưa đến một tháng vì tất cả đều có sự hỗ trợ).
Nếu bảo học đại học ra không có kinh nghiệm làm việc nói chung và làm việc theo nhóm thì tôi cũng không đồng tình bởi vì mỗi kỳ học các thầy cô thường cho làm bài tập lớn (hay gọi là đồ án môn học). Trừ khi cố tình chống đối lấy bài có sẵn hay nhờ người làm hộ chứ nếu tập trung vào làm thì sau 5 năm học xong, kinh nghiệm làm việc theo nhóm sẽ tăng lên nhanh chóng.
Nếu nghĩ học các môn trong trường đã nhọc rồi thì làm gì có thời gian học thêm ở ngoài tôi cũng không đồng ý. Và một điều thật đáng buồn cho những ai học ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM ra trường chưa biết làm việc. Đó là là lỗi lớn của các bạn. Rất nhiều cơ hội chờ đón các bạn sao không tận dụng nó để thực tập, để tạo cho mình cơ hội. Hay trong lúc sinh viên các bạn còn bận chơi game, chơi bời với bạn bè để rồi tốt nghiệp không đáp ứng công việc lại đổ lỗi cho đào tạo.
Ý kiến của bạn
Comment