Mặc dù các tổ công ty thường hay thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa họ nghĩ đến, nhưng mối đe dọa này rất khó để tránh hoàn toàn. Thậm chí với một vài phút ngừng hoạt động của server, có khả năng chúng ta cũng sẽ phải trả giá đắt về năng suất và các cơ hội bị mất. Hạ tầng các công ty đang dần chuyển sang các trung tâm dữ liệu để đảm bảo rằng hệ thống mạng quan trọng của họ luôn luôn trong trình trạng sẵn sàng.

Đối với một số ngành, việc trong tình trạng downtime chỉ gây một chút bất tiện, nhưng đối với các ngành khác, nó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng kéo dài.
Việc tìm ra nguyên nhân chính gây nên tình trạng downtime là bước đầu tiên trong việc thiết lập các chính sách và thủ tục để cung cấp các dịch vụ tin cậy. Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một server rơi vào tình trạng “down”, nhưng những lỗi ấy có thể được chia thành 5 loại sau:
5 Nguyên nhân thường gặp khiến server down
1. Lỗi con người
Nhiều nghiên cứu trong những năm vừa qua đã chỉ ra rằng lỗi của con người nên được xếp thứ nhất hoặc thứ nhì, là nguyên nhân gây nên tình trạng server bị down. Cho dù nó là tai nạn hoặc sơ suất, nhiều hệ thống lớn bị rơi vào tình trạng bị ngừng dịch vụ có thể truy ra là do con người.
Mặc dù không thể phòng tránh lỗi con người một cách triệt để, các data centers và các tổ chức khác có thể thực hiện một số bước để giảm thiểu khả năng xảy ra lỗi và tăng khả năng xử lí sự cố khi chúng xảy ra.
Một trong số các biện pháp này bao gồm viết tài liệu chính xác về các tác vụ thông thường, siết chặt các chính sách sử dụng thiết bị và training liên tục để củng cố các quy trình và chính sách. Khi việc tự động hóa bằng AI và Phân tích dự đoán trở nên phổ biến hơn trong các data centers, các mối đe dọa về lỗi con người có thể giảm xuống tối đa.
2. Cyberattack (tấn công mạng)
Một trong những những nguyên nhân khiến hệ thống ngừng hoạt động phổ biến không kém, hoặc cao hơn, đó là Cyberattack. Các cuộc tấn công mạng thường tạo ra những vấn đề lớn khi chúng xảy ra. Lổ hổng bảo mật tạo cơ hội cho hacker xâm nhập hệ thống, đánh cắp dữ liệu, tắt các ứng dụng và khóa dữ liệu người dùng bằng ransomware.
Kể cả nếu một hệ thống tương đối an toàn, nó vẫn có thể bị tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS). Bị tấn công DDoS có thể dẫn đến tê liệt và sụp đổ các máy chủ không được chuẩn bị trước để chống lại kiểu tấn công này. Đối với nhiều tổ chức, thậm chí họ còn phải trả tiền cho các hackers với số tiền gọi là “phí bảo vệ”.
Với sự phổ biến của các thiết bị IoT, các cuộc tấn công DDoS không ngừng gia tăng do những thiết bị này có khả năng bị lây nhiễm mã độc. Mặc dù có nhiều cách để tăng cường bảo mật các thiết bị này nhưng vẫn có rủi ro nếu chúng không được bảo mật đầy đủ. Thực hiện các biện pháp kiểm tra và sử dụng phân tích dự đoán có thể giúp xác định các lổ hổng trong cơ sở hạ tầng, sử dụng các ứng dụng các thuật toán tinh vi có thể giám sát và ghi lại các hoạt động đáng ngờ để tăng cường mức độ bảo mật để chống lại các cuộc tấn công mạng.
3. Lỗi thiết bị
Đôi khi mọi việc chỉ là do thiết bị bị hỏng. Cho dù đó là một server bị down, các lỗi vấn đề liên quan đến UPS hoặc lỗi hệ thống làm mát gây ra một loạt các vấn đề tiềm ẩn. Một phần thách thức ở đây là các hư hỏng không thể dự đoán được và thường diễn ra bất ngờ.
Các phần cứng lỗi thường rất dễ bị lỗi. Nhiều công ty đã chọn từ bỏ việc mua mới các thiết bị này mà chuyển sang nền tảng ảo hóa từ các software-defined data centers với các thiết bị hiện đại và nhiều cơ chế dự phòng đi kèm. Mặc dù các data centers chưa chứng minh được mình hoàn toàn không bị ảnh hưởng với các sự cố về thiết bị, nhưng họ thường có đủ các biện pháp dự phòng để giảm thời gian chết ở mức tối thiểu.
4. Lỗi phần mềm
Mặc dù ít xuất hiện hơn lỗi phần cứng, khi các hệ điều hành được cập nhật với các bản vá chưa được kiểm định có thể khiến các ứng dụng bị hỏng và khiến mạng ngừng hoạt động.
Việc chuyển sang ảo hóa máy chủ có lợi cho việc giải quyết các vấn đề của server, nhưng nó cũng đồng nghĩa có nhiều ứng dụng chạy trong mạng, nhiều trong số đó có thể tạo ra lỗi cho các ứng dụng khác. Để chống lại nguy cơ lỗi phần mềm, các công ty như Netflix giả định rằng các phần mềm của mình sẽ thất bại và thực hiện các mô phỏng, thử nghiệm khác nhau để đảm bảo rằng họ sẵn sàng đối phó với sự cố trong trường hợp xảy ra lỗi phần mềm.
5. Thiên tai
Mặc dù không phải là một mối đe dọa thảm khốc nhưng chúng vẫn có thể xảy ra, thảm họa thiên nhiên vẫn gây ra những nguy hiểm đáng kể cho mạng. Các data centers hiện đại có các biện pháp trên diện rộng để bảo vệ hoạt động của họ khỏi ảnh hưởng của bão, lũ lụt và động đất. Hệ thống sao lưu và dự phòng khiến cho một data centers trở nên mạnh mẽ và đáng tin cậy. Trong những năm gần đây, các data centers đã cho biết khả năng hoạt động của mình khi gặp thiên tai là khá tốt, nhưng vẫn còn nhiều trong số đó gặp phải khó khăn do điều kiện cơ sở hạ tầng địa phương không hỗ trợ tuyệt đối. Việc mất điện và không thể tiếp cận với nguồn điện sau cơn bão gây ra những mối đe dọa lớn hơn những cơn bão.
Các sự kiện thời tiết nhỏ như là sét đánh và thời tiết quá nóng đã thực sự chứng minh là nguyên nhân nghiêm trọng của downtime hơn là các sự kiện đáng sợ như bão.
Việc server bị down ảnh hưởng như thế nào đến website của bạn?
Khi một máy chủ không còn khả dụng, các trang web phục vụ khách hàng có thể bị sập hoặc không phản hồi, điều này gây ra nhiều vấn đề hơn chỉ là sự thất vọng. Nếu mô hình kinh doanh của một tổ chức xây dựng dựa trên việc cung cấp các dịch vụ thông qua trang web của mình, khi bị ngừng hoạt động có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu. Ngay cả đối với các trang web thương mai điện tử, việc bị down có thể gây ra thiệt hại lâu dài về uy tín thương hiệu của công ty. Thậm chí nếu không được tính toán kĩ, vào lúc cao điểm truy cập có thể dẫn đến quá tải server, sập gây ảnh hưởng đến hình ảnh công ty.
Các công ty cần phải có kế hoạch đối phó với “server downtime”. Ngay cả khi đã thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để bảo vệ hệ thống của mình, họ cũng phải có kế hoạch ứng phó nếu nhà cung cấp dịch vụ cloud của họ gặp sự cố.

Đối với một số ngành, việc trong tình trạng downtime chỉ gây một chút bất tiện, nhưng đối với các ngành khác, nó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng kéo dài.
Việc tìm ra nguyên nhân chính gây nên tình trạng downtime là bước đầu tiên trong việc thiết lập các chính sách và thủ tục để cung cấp các dịch vụ tin cậy. Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một server rơi vào tình trạng “down”, nhưng những lỗi ấy có thể được chia thành 5 loại sau:
5 Nguyên nhân thường gặp khiến server down
1. Lỗi con người
Nhiều nghiên cứu trong những năm vừa qua đã chỉ ra rằng lỗi của con người nên được xếp thứ nhất hoặc thứ nhì, là nguyên nhân gây nên tình trạng server bị down. Cho dù nó là tai nạn hoặc sơ suất, nhiều hệ thống lớn bị rơi vào tình trạng bị ngừng dịch vụ có thể truy ra là do con người.
Mặc dù không thể phòng tránh lỗi con người một cách triệt để, các data centers và các tổ chức khác có thể thực hiện một số bước để giảm thiểu khả năng xảy ra lỗi và tăng khả năng xử lí sự cố khi chúng xảy ra.
Một trong số các biện pháp này bao gồm viết tài liệu chính xác về các tác vụ thông thường, siết chặt các chính sách sử dụng thiết bị và training liên tục để củng cố các quy trình và chính sách. Khi việc tự động hóa bằng AI và Phân tích dự đoán trở nên phổ biến hơn trong các data centers, các mối đe dọa về lỗi con người có thể giảm xuống tối đa.
2. Cyberattack (tấn công mạng)
Một trong những những nguyên nhân khiến hệ thống ngừng hoạt động phổ biến không kém, hoặc cao hơn, đó là Cyberattack. Các cuộc tấn công mạng thường tạo ra những vấn đề lớn khi chúng xảy ra. Lổ hổng bảo mật tạo cơ hội cho hacker xâm nhập hệ thống, đánh cắp dữ liệu, tắt các ứng dụng và khóa dữ liệu người dùng bằng ransomware.
Kể cả nếu một hệ thống tương đối an toàn, nó vẫn có thể bị tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS). Bị tấn công DDoS có thể dẫn đến tê liệt và sụp đổ các máy chủ không được chuẩn bị trước để chống lại kiểu tấn công này. Đối với nhiều tổ chức, thậm chí họ còn phải trả tiền cho các hackers với số tiền gọi là “phí bảo vệ”.
Với sự phổ biến của các thiết bị IoT, các cuộc tấn công DDoS không ngừng gia tăng do những thiết bị này có khả năng bị lây nhiễm mã độc. Mặc dù có nhiều cách để tăng cường bảo mật các thiết bị này nhưng vẫn có rủi ro nếu chúng không được bảo mật đầy đủ. Thực hiện các biện pháp kiểm tra và sử dụng phân tích dự đoán có thể giúp xác định các lổ hổng trong cơ sở hạ tầng, sử dụng các ứng dụng các thuật toán tinh vi có thể giám sát và ghi lại các hoạt động đáng ngờ để tăng cường mức độ bảo mật để chống lại các cuộc tấn công mạng.
3. Lỗi thiết bị
Đôi khi mọi việc chỉ là do thiết bị bị hỏng. Cho dù đó là một server bị down, các lỗi vấn đề liên quan đến UPS hoặc lỗi hệ thống làm mát gây ra một loạt các vấn đề tiềm ẩn. Một phần thách thức ở đây là các hư hỏng không thể dự đoán được và thường diễn ra bất ngờ.
Các phần cứng lỗi thường rất dễ bị lỗi. Nhiều công ty đã chọn từ bỏ việc mua mới các thiết bị này mà chuyển sang nền tảng ảo hóa từ các software-defined data centers với các thiết bị hiện đại và nhiều cơ chế dự phòng đi kèm. Mặc dù các data centers chưa chứng minh được mình hoàn toàn không bị ảnh hưởng với các sự cố về thiết bị, nhưng họ thường có đủ các biện pháp dự phòng để giảm thời gian chết ở mức tối thiểu.
4. Lỗi phần mềm
Mặc dù ít xuất hiện hơn lỗi phần cứng, khi các hệ điều hành được cập nhật với các bản vá chưa được kiểm định có thể khiến các ứng dụng bị hỏng và khiến mạng ngừng hoạt động.
Việc chuyển sang ảo hóa máy chủ có lợi cho việc giải quyết các vấn đề của server, nhưng nó cũng đồng nghĩa có nhiều ứng dụng chạy trong mạng, nhiều trong số đó có thể tạo ra lỗi cho các ứng dụng khác. Để chống lại nguy cơ lỗi phần mềm, các công ty như Netflix giả định rằng các phần mềm của mình sẽ thất bại và thực hiện các mô phỏng, thử nghiệm khác nhau để đảm bảo rằng họ sẵn sàng đối phó với sự cố trong trường hợp xảy ra lỗi phần mềm.
5. Thiên tai
Mặc dù không phải là một mối đe dọa thảm khốc nhưng chúng vẫn có thể xảy ra, thảm họa thiên nhiên vẫn gây ra những nguy hiểm đáng kể cho mạng. Các data centers hiện đại có các biện pháp trên diện rộng để bảo vệ hoạt động của họ khỏi ảnh hưởng của bão, lũ lụt và động đất. Hệ thống sao lưu và dự phòng khiến cho một data centers trở nên mạnh mẽ và đáng tin cậy. Trong những năm gần đây, các data centers đã cho biết khả năng hoạt động của mình khi gặp thiên tai là khá tốt, nhưng vẫn còn nhiều trong số đó gặp phải khó khăn do điều kiện cơ sở hạ tầng địa phương không hỗ trợ tuyệt đối. Việc mất điện và không thể tiếp cận với nguồn điện sau cơn bão gây ra những mối đe dọa lớn hơn những cơn bão.
Các sự kiện thời tiết nhỏ như là sét đánh và thời tiết quá nóng đã thực sự chứng minh là nguyên nhân nghiêm trọng của downtime hơn là các sự kiện đáng sợ như bão.
Việc server bị down ảnh hưởng như thế nào đến website của bạn?
Khi một máy chủ không còn khả dụng, các trang web phục vụ khách hàng có thể bị sập hoặc không phản hồi, điều này gây ra nhiều vấn đề hơn chỉ là sự thất vọng. Nếu mô hình kinh doanh của một tổ chức xây dựng dựa trên việc cung cấp các dịch vụ thông qua trang web của mình, khi bị ngừng hoạt động có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu. Ngay cả đối với các trang web thương mai điện tử, việc bị down có thể gây ra thiệt hại lâu dài về uy tín thương hiệu của công ty. Thậm chí nếu không được tính toán kĩ, vào lúc cao điểm truy cập có thể dẫn đến quá tải server, sập gây ảnh hưởng đến hình ảnh công ty.
Các công ty cần phải có kế hoạch đối phó với “server downtime”. Ngay cả khi đã thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để bảo vệ hệ thống của mình, họ cũng phải có kế hoạch ứng phó nếu nhà cung cấp dịch vụ cloud của họ gặp sự cố.