If this is your first visit, be sure to
check out the FAQ by clicking the
link above. You may have to register
before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages,
select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.
Announcement
Collapse
No announcement yet.
Help me!Có cao thủ wireless nào giúp mình về ăngten wireless
Một vài thứ cần lưu ý trước khi đi mua hardware, pigtail chỉ nên dài vừa đủ, nên dùng LMR-400 cable cho antenna feed và càng ít connector càng tốt. Khi chạy những link dài, every decibel counts.
Nếu có LoS (Line of Sight), 2 nơi thấy nhau, thì việc kết tiếp là bác phải tính là sẽ bị mất đi bao nhiêu signal giữa 2 nơi. Cái này gọi là path loss. Một công thức thông thường để tính path loss ở 2.4GHz là:
L = 20 log(d) + 20 log(f) + 36.6
nơi giá trị của L là độ signal mất đi tính bằng dB, d là độ dài tính bằng miles và f là frequency bằng Megahertz.
Giả sử, nếu bác muốn set up một 10-km (6.21 miles) link giữa 2 nơi ở channel 6 (2.437 GHz):
L = 20 log(6.21) + 20 log(2437) + 36.6
L = (20 * 0.79) + (20 * 3.38) + 36.6
L = 15.8 + 67.6 + 36.6
L = 120
Khoảng cách ở 10 km, không có gì cản trở ở giữa thì bác sẽ mất 120db của signal giữa 2 nơi này. Cái link này phải chịu mất được chừng đó tín hiệu (cộng với một chút nữa để tính cho vấn đề khí hậu và làn sóng bị nhiễu), còn nếu không thì nó sẽ không đầm (stable) gì cho mấy.
Bây giờ có đủ free space path loss, cộng tất cả những cái gains lại (radios, antennas, amplifiers) và trừ đi những cái losses (chiều dài cable, connectors, lightning arrestors và những linh tinh khác). Hãy cho là bác sẽ dùng Orinoco cards và khônng dùng amplifiers, với 15dBi sector antenna một bên và 15dBi yagi antenna bên còn lại. Tôi cũng cho rằng bác dùng 1-m LMR 400 cable và 1 lightning arrestor cho mỗi bên, mỗi connector mất đi 0.25dB, và 1dB cho mỗi cái pigtail. Và vì tất cả những đơn vị đều dùng dB, ta chỉ việc làm toán cộng và trừ thật đơn giản:
Cộng với địa điểm thứ nhì (site B):
15 - 1 - 1.25 - .25 - .22 - .25 + 15 = 27.03
Bằng: 54.06 là tổng cộng số gain
Bây giờ trừ đi path loss từ total gain
54.06 - 120 = -65.94
Đây là signal level bác có được ở 2 đầu link: -65.94dBm. Nhưng mà nó có đủ dùng khônng? Phải dò tìm receiver sensitivity specs của Orinoco card để xem coi phải cần bao nhiêu. Documentation đi chung với nó khi mua cho thấy là Orinoco Silver card có receive sensitivity là -82dBm ở vận tốc 11Mbps. Và ta cung cấp 1 signal có giá trị là -65.94dBm, nên còn dư được 16.06dB (fudge factor) để xoay sở (82 - 65.94 = 16.06). Trên lý thuyết, link này làm việc ngon lành ở 11Mbps (khí tượng tốt), và sẽ khônng bị trở ngại gì hết khi syncing ở 5.5Mbps. Radio sẽ tự động biết được khi khả năng kết nối bị giảm đi, nó sẽ tự diều chỉnh và re-sync ở vận tốc tốt nhất.
Thông thường thì nếu có dư được khoảng 20 dB thì đủ an toàn để trừ hao cho vấn đề khí tượng (thermal fade). Dùng radio nhạy hơn như Senao/Zcomax và antenna mạnh hơn thì sẽ giúp sự kết nối được vững ở 11Mbps và ở khoảng cách xa hơn nữa. Nhưng nhớ tôn trọng luật lệ viễn thông, ở VN mình là 100mW cho radio, nhưng còn atenna gain thì khônng biết rõ là bao nhiêu.
Ai có tiền dư giả thì mua đồ hiệu mà chơi, còn tớ thì dùng 6 Linksys WRT54G/GS (dd-wrt/openwrt firmware, WDS-mesh setup); tất cả đều nằm ngoài trời quanh năm trong weather-proof boxes. Thuận buồm xuôi gió vừa được 2 năm rồi, ngoại trừ scheduled cron-job reboot/firmware upgrade, downtime hầu như không có.
P.S. Năm nay, tại DefCon 13, kỷ lục mới cho wi-fi signal range là 125 miles (không dùng amplifiers).
RE: Help me!Có cao thủ wireless nào giúp mình về ăngten wireless
Bác binhdq nói như vậy là quá đúng rồi, nhưng tui xin bổ sung thêm. Có thể nói các bước phát triển của công nghệ wireless như sau : Wi-Fi (2G), tiếp đến là Wireless Broadband (2.5G) và sau cùng là Wimax (3G). Wi-Fi và Wimax thì tương đối giống nhau còn về wireless broadband về ý nghĩa nó là thiết bị vô tuyến băng rộng hỗ trợ một trong hai dạng cấu hình điểm - điểm hoặc điểm - đa điểm hoặc cả hai. Và khoảng cách phục vụ có thể lên đến vài chục hoặc vài trăm km tùy theo từng loại sản phẩm.
Nếu mục đích của bạn là việc kết thiết lập đường truyền giữa hai điểm A và B thì có thể sử dụng thiết bị Wireless Broaband là phù hợp. Tôi xin giới thiện với bạn sản phẩm CANOPY MOTOROLA với các ưu điểm nhỏ gọn ( chỉ 0.5kg) dễ dàng trong lắp đặt, cấu hình, băng thông nhiều loại 10Mbps, 20Mbps, 45Mbps, 60Mbps, 300Mbps tùy theo nhu cầu, hỗ trợ cả hai loại cấu hình trên. Bạn có thể tham khảo sản phẩm tại
HTML Code:
http://www.motorola.com/canopy/
.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về thiết bị bạn có thể liên lạc với tôi qua mail : dinhxuanvinh@gmail.com
xin chào các bạn, hiện giờ mình chỉ biết anten có tác dụng là thu phát sóng và kết nối tới các mạng WLAN khác
cho mình hỏi là anten hoạt động như thế nào ? và anten cố định có gì khác với anten có thể tháo rời ?
Mình không biết nên hỏi hơi bị nhiều các bạn thông cảm !
xin chào các bạn, hiện giờ mình chỉ biết anten có tác dụng là thu phát sóng và kết nối tới các mạng WLAN khác
cho mình hỏi là anten hoạt động như thế nào ? và anten cố định có gì khác với anten có thể tháo rời ?
Mình không biết nên hỏi hơi bị nhiều các bạn thông cảm !
Chào bạn!
Bạn muốn hiểu về nguyên lý hoạt động của anten thì hơi khó đó, bạn phải đọc về lý thuyết điện tử viễn thông, nếu bạn học điện tử viễn thông thì không có vấn đề gì, còn dân CNTT thì muốn đọc và hiểu được nó cũng là một vấn đề đó. Mà thực ra muốn quản lý mạng không dây không nhất thiết phải biết tất cả, tất nhiên tìm hiểu nó cũng thú vị lắm.
Bạn có thể hiểu đơn giản như sau: anten nhận tín hiệu điện (các electron) từ bộ bức xạ định hướng (intentional radiator - gồm các phần như bộ phát sóng radio, cable, connector, ...) rồi chuyển tín hiệu điện này thành sóng RF phát vào không trung tạo ra một vùng bao phủ xung quanh nó gọi là vùng phủ sóng. khi bạn ở trong vùng phủ sóng thì bạn có thể nhận được tín hiệu phát ra từ anten đó. Quá trình diễn ra ngược lại ở anten nhận.
anten cố định và anten có thể tháo rời về công dụng thì hoàn toàn giống nhau (để phát sóng) nhưng về mục đích sử dụng thì khác nhau. anten cố định thường được dùng trong nhà (indoor), anten có thể tháo rời thường được dùng khi cài đặt ngoài trời (outdoor) hơn, ví dụ như khi bạn đặt AP trong nhà nhưng lại muốn phủ sóng ngoài hành lang thì bạn có thể dùng anten tháo rời để lắp ngoài hành lang, anten tháo rời nối với AP thông qua cable.
xin chào các anh cao thủ về wileless, cho em hỏi về chế độ xây dựng bảo mật wep là như thế nào, xin các anh chỉ giúp em từng chi tiết vì em đang rất cần, mong các anh chỉ dẫn tận tình, em cảm ơn nhiều.:o
xin chào các anh cao thủ về wileless, cho em hỏi về chế độ xây dựng bảo mật wep là như thế nào, xin các anh chỉ giúp em từng chi tiết vì em đang rất cần, mong các anh chỉ dẫn tận tình, em cảm ơn nhiều.:o
Chào bạn, ý của bạn muốn hỏi là định nghĩa về WEP hay là cách sử dụng WEP để xác thực, nếu là cách sử dụng WEP thì mình trả lời như sau, còn định nghĩa về WEP nếu bạn cần mình sẽ post lên cho
Chuẩn 802.11 xác định 2 phương thức xác thực là Open System Authentication và Shared-Key Authentication. Phương thức đơn giản và cũng là bảo mật hơn trong số 2 phương thức trên là Open System Authentication.
Open System Authentication
Open System Authentication là một phương thức xác thực NULL và được xác định bởi 802.11 như là thiết lập mặc định cho các thiết bị WLAN. Sử dụng phương thức xác thực này, một station có thể kết nối vào một AP mà chỉ dựa trên SSID. SSID phải trùng nhau ở cả client và AP thì xem như client đã được xác thực thành công. Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng SSID sẽ là một phương pháp bảo mật rất kém.
Tiến trình Open System Authentication
+ Client yêu cầu kết nối với AP
+ AP xác thực client và gởi một Positive Response đến client, sau đó client được xem như là “associated” (đã kết nối)
Open system authentication là một tiến trình rất đơn giản, tuy nhiên, bạn còn có tùy chọn sử dụng mã hóa WEP (Wire Equivalent Privacy) cùng với open system authentcation. Nếu WEP được sử dụng cùng với tiến trình open system authentication thì sẽ không có một sự kiểm tra nào đối với WEP key trên cả 2 phía kết nối trong suốt quá trình authentication. Thay vào đó, WEP key chỉ được sử dụng để mã hóa dữ liệu một khi client đã được authenticated và associated.
Open system authentication được sử dụng trong nhiều trường hợp nhưng có 2 lý do chính để sử dụng nó. Trước tiên, open system authentication được xem như là bảo mật hơn so với shared key authentication (sẽ giải thích ở phần sau). Thứ 2, open system authentication là rất đơn giản lúc cấu hình bởi vì thật ra chúng chẳng cần cấu hình gì cả. Tất cả các thiết bị tương thích với 802.11 đều được cấu hình mặc định là sử dụng phương thức xác thực open system authentication.
Shared Key Authentication
Shared key authentication là một phương thức bảo mật có yêu cầu việc sử dụng WEP. Mã hóa WEP sử dụng khóa đã được cấu hình từ trước (thường là do admin) cho cả client lẫn AP. Khóa này phải trùng nhau trên cả 2 phía thì WEP mới hoạt động chính xác được. Share key authentication sử dụng WEP key theo 2 cách được mô tả sau đây:
Tiến trình xác thực sử dụng shared key authentication diễn ra như sau
+ Client yêu cầu kết nối với AP – bước này tương tự như trong open system authentication
+ AP phát ra một challenge đến client – challenge này là một chuỗi text được sinh ra một cách ngẫu nhiên, nó được truyền đến client mà không được mã hóa (ai cũng có thể đọc được)
+ Client đáp ứng lại challenge – client đáp ứng lại bằng cách mã hóa chuỗi challenge text sử dụng WEP key của nó và gởi kết quả lại cho AP.
+ AP sẽ đáp ứng lại cho client – AP giải mã chuỗi text mà client đã mã hóa sử dụng WEP key của nó. Tiến trình này sẽ giúp AP xác định client có WEP key giống với mình hay không. Nếu giống thì AP sẽ trả lời lại bằng một Positive respond và client xem như đã được xác thực. Nếu WEP key của client không giống của AP thì AP sẽ trả lời lại bằng một Negative Respond và không xác thực client, lúc đó client được xem như là unauthenticated và unassociated (chưa xác thực và chưa kết nối).
Chúng ta sẽ có cảm tưởng như là Shared key authentication sẽ bảo mật tốt hơn open system authentication nhưng sự thật không phải là như vậy. Shared key sẽ mở cánh cửa cho hacker xâm nhập vào vì WEP key được sử dụng trong quá trình xác thực nên hacker có thể crack được WEP key còn ở Open System Authentication thì hoàn toàn khác, WEP key không được sử dụng để xác thực mà chỉ để mã hóa dữ liệu, nếu bạn có WEP key đúng thì bạn mới giải mã được dữ liệu. Điều quan trọng là bạn phải hiểu cả 2 cách sử dụng WEP key. WEP key có thể được sử dụng trong suốt quá trình shared key authentication để kiểm tra định danh client, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để mã hóa dữ liệu.
bạn cho mình biết là bạn sử dụng loại Antenna nào ??? công suât của AP là bao nhiêu...
Có 4 nguyên nhân:
1. Bạn sử dụng AP công suất quá nhỏ
2. Bạn sử dụng Antenna không đúng chỉnh đúng hướng
3. Bạn sử dụng Antena không đúng loại
4. Bạn bị vứơn vật cản
Trong trường hợp này, theo mình, bạn nên dùng Antenna Grid có góc mở nhỏ(beămwidth) và độ khuyếch đại lớn(gain)
bạn muốn thảo luận thêm có thể gởi mail cho mình loctran3101@yahoo.com
hoặc liên lạc với mình tại cty vietnam-network dt: 9102268 Ext: 810
các thiết bị antena khuếch đại cho uotdoor bán ngoài thị trường đầy.... lên đến 30KM trong môi trường bình thường không chắn sóng. bạn có thể liên hệ với bên công ty vietnam-network (www.vietnam-network.com) họ sẽ tư vấn cũng như giúp bạn test thử trước khi mua.
Xin thua cong ty VietNam network rồi
Làm có 1 cái mạng WWireless bên tui mà cả mấy tháng không xong. Tín hiệu thì phập phù
Đừng nghe dại bà con ơi
http://nguoigiupviec.net Diễn đàn về người giúp việc.Mọi người cùng vào ủng hộ nhé.Xin chân thành cám ơn
Hi,
Toi nghi nen xem xet cong nghe mot cach thuc te. Nen chon mot cong nghe cua Hang nao da kiem chung o moi truong VN roi. Cong nghe hay can co nguoi trien khai ky thuat tot moi thuc hien UOC MO duoc.
Toi nghi nen lien he CTy Thai Binh Duong de giai quyet nhung van de ve khong day tren moi truong thuc te o VN. http://www.wiseikon.com
Ket noi khoang cach xa can co do cao, cong suat 26dbm + antenna khoang 28dbi ( dbi cang lon -> goc mo hep nen lap dat hoi kho do do can khao sat ky trong khi trien khai khong day rat quan trong ) de ket noi.
Anh Dang Quang Minh co the tu van them ve van de nay.
WOW..... chắc là không ổn chỗ nào đó mới vậy. Mình nghe nói mấy cái wireless hơi kén một số môi trường. Vì nếu ở Tân Cảng có thể bị gì đó làm "lệch" sóng. Giống như một bệnh viện của TP chúng ta nghe nói có thời kỳ một công ty nào đó vô tư vấn Wireless cũng làm một thời gian k đáp ứng nỗi và chào thua. Cuối cùng người triển khai đó bị... "YOUR FIRED"!!! Mình nghĩ có lẽ thế.... Một vài ý kiến tham khảo thêm
Comment