Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Cấu hình Multiple BSSIDs chung cho Aironet

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Cấu hình Multiple BSSIDs chung cho Aironet

    Các yêu cầu cần phải có để setup Multiple BSSIDs:
    • Vlan phải đc config
    • Access Point phải chạy IOS Release 12.3(4) JA hoặc cao hơn.
    • Chuẩn 802.11a và 802.11g phải hỗ trợ Multiple BSSID (dùng lệnh show controllers radio_interface để xem có hay ko hỗ trợ, nếu kết quả như sau là có hỗ trợ

    Number of supported simultaneous BSSID on radio_interface: 8 Các chú ý khác khi cấu hình Multiple BSSIDs:
    • RADIUS-assigned VLANs ko hỗ trợ khi cấu hình multi BSSID
    • AP tự động map 1 BSSID với 1 SSID, ko thể gán = manual đc.

    Step1: Log vào giao diện web của AP
    (các bạn tham khảo link này để biết cấu hình basic cho AP
    http://wimaxpro.org/forum/showthread.php?t=1041)



    Step 2: nhập tên của SSID trong trường SSID.

    Step 3: Sử dụng menu drop-down của vlan -> chọn vlan tương ứng với SSID mà mình mong muốn.

    Step 4: Check vào Radio0-802.11G hoặc check vào Radio1-802.11a ( có thể check cả 2 nếu muốn dùng cả 2 chuẩn)

    Step 5: Nhập 1 con số cho SSID trong trường Network ID

    Step 6: Chọn kiểu authen, key management, và accouting cho SSID

    Step 7: Trong Mục Multiple BSSID Beacon Setting, chọn Set SSID as Guest Mode

    Step 8: Mục Guest Mode/ Infrastructure SSID, các bạn chọn Multiple SSID.

    Sau cùng chọn Apply và hòan tất.
    Phạm Minh Tuấn

    Email : phamminhtuan@vnpro.org
    Yahoo : phamminhtuan_vnpro
    -----------------------------------------------------------------------------------------------
    Trung Tâm Tin Học VnPro
    149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
    Tel : (08) 35124257 (5 lines)
    Fax: (08) 35124314

    Home page: http://www.vnpro.vn
    Support Forum: http://www.vnpro.org
    - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
    - Phát hành sách chuyên môn
    - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
    - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

    Network channel: http://www.dancisco.com
    Blog: http://www.vnpro.org/blog

  • #2
    Các Mô Hình Triển Khai Mạng Wi-Fi: Tự trị – Đám mây – Điều khiển tập trung


    Khi triển khai mạng Wi-Fi, bạn sẽ thường gặp 3 mô hình kiến trúc chính: Tự trị, Dựa trên đám mây, và Điều khiển tập trung bằng WLC. Mỗi mô hình có ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào quy mô và mục tiêu triển khai của bạn.
    🧩 1. Kiến trúc Tự trị (Autonomous Architecture)


    Đây là mô hình truyền thống, trong đó mỗi Access Point (AP) hoạt động độc lập như một thiết bị mạng riêng biệt. Nó xử lý cả việc điều khiển (control) và dữ liệu (data), tương tự như một router Wi-Fi gia đình.
    • Bạn có thể cấu hình từng AP riêng lẻ thông qua giao diện web hoặc dòng lệnh.
    • Nếu có nhiều AP, bạn có thể dùng phần mềm như Cisco Prime Infrastructure để quản lý tập trung, ví dụ cập nhật cấu hình, firmware, hoặc theo dõi tình trạng.

    Ưu điểm: Không cần phần cứng trung tâm. Đơn giản, phù hợp với mạng nhỏ.

    Nhược điểm: Quản lý thủ công từng thiết bị sẽ vất vả nếu số lượng AP tăng lên.
    ☁️ 2. Kiến trúc Dựa trên Đám mây (Cloud-based Architecture)


    Trong mô hình này, các AP tự trị vẫn hoạt động độc lập nhưng được quản lý từ xa qua Internet thông qua một nền tảng đám mây. Ví dụ: Cisco Meraki là một giải pháp nổi bật.
    • Quản lý và cấu hình tất cả các AP từ một giao diện web trên cloud.
    • Tự động cập nhật, cảnh báo, thống kê đều được xử lý từ nền tảng đám mây.

    Ưu điểm: Quản lý tập trung mọi lúc, mọi nơi. Dễ mở rộng.

    Nhược điểm: Cần kết nối Internet ổn định. Phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
    🧠 3. Kiến trúc Điều khiển tập trung (Split MAC Architecture)


    Đây là kiến trúc hiện đại và phổ biến trong doanh nghiệp. Trong đó:
    • Các Lightweight Access Point (LAP) chỉ đóng vai trò thu phát sóng.
    • Mọi xử lý điều khiển, xác thực, quản lý đều được thực hiện tại Wireless LAN Controller (WLC).

    🛠️ Giao thức kết nối giữa LAP và WLC là CAPWAP (Control and Provisioning of Wireless Access Points), mô tả trong RFC 5415. CAPWAP tạo đường hầm UDP giữa LAP và WLC để:
    • Tách biệt dữ liệu điều khiển (quản lý, cấu hình) và dữ liệu người dùng (truy cập Internet).
    • Mã hóa và bảo vệ dữ liệu bằng DTLS (Datagram Transport Layer Security).

    Khi một LAP khởi động, nó sẽ tìm WLC để thiết lập đường hầm CAPWAP, nhận cấu hình, và bắt đầu hoạt động.

    Ưu điểm: Quản lý toàn bộ mạng từ một điểm duy nhất. Rất mạnh trong môi trường lớn hoặc đa site.

    Nhược điểm: Cần đầu tư WLC. Cần có hạ tầng mạng hỗ trợ CAPWAP.
    Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

    Email : dangquangminh@vnpro.org
    https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

    Comment

    Working...
    X