Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Phân Tích Và Thiết Lập Mạng Riêng Ảo (tt)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Phân Tích Và Thiết Lập Mạng Riêng Ảo (tt)

    III. CÀI ĐẶT VÀ KHAI THÁC ỨNG DỤNG

    1. Mạng máy tính Đại Học Huế


    Do đặc điểm các trường đại học thành viên nằm rải rác trong thành phố, nên mỗi trường đều có một mạng LAN riêng. Trong đó, trường ĐHKH với nhiệm vụ chính là kết nối với Internet thông qua đường leased line (đường truyền thuê bao) sẽ là mạng LAN trung tâm. Hiện tại, các trường đại học thành viên có thể quay số đến mạng Intranet của ĐHKH để có thể truy cập Internet và cơ quan Đại Học Huế đã kết nối WAN với mạng trung tâm.
    Mạng trung tâm được xây dựng trên mạng LAN, hình thành bởi mối liên kết giữa ba toà nhà. Do các toà nhà nằm cách xa nhau nên ngoài những thiết bị thông thường còn có các thiết bị hỗ trợ để truyền dữ liệu đến các trạm ở xa như router, repeater, hub, switch,... Các dịch vụ trên mạng trung tâm gồm có : WWW, E-mail, FTP và TELNET. [2]



    Hình 7: Sơ đồ hệ thống mạng Đại học Huế.

    2. Triển khai ứng dụng


    Với mục đích thử nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thiết kế xây dựng hệ thống mạng riêng ảo phục vụ cho việc truyền số liệu đảm bảo an toàn trên giao thức đường ống của mạng riêng ảo. Với mô hình này, giúp hiểu được cơ chế hoạt động của hệ thống mạng riêng ảo, phân tích khả năng chứng thực, mã hoá và an toàn dữ liệu.
    Mô hình này bao gồm các thành phần như sau:
    - Yêu cầu về thiết bị phần cứng:
    o Đối với đường truyền quay số: modem, đường điện thoại thuê bao, máy tính.
    o Đối với mạng LAN: máy tính có kết nối đến mạng LAN.
    - Yêu cầu về phần mềm:
    o Đối với máy chủ: hệ điều hành có dịch vụ VPN.
    o Đối với máy trạm: có phần mềm cho phép truy nhập vào mạng VPN.
    Các thủ tục chính:
    - Tại máy chủ: cài đặt dịch vụ Routing and Remote Access (RRA).



    Hình 8: Dịch vụ RRA sau khi cài đặt VPN.
    Tạo chương trình kết nối cho máy trạm từ xa, trong Windows 9x hay Windows NT, nó là một biểu tượng thể hiện kết nối dial-up để đăng nhập vào mạng. Để có thể quản lý các user một cách hợp lý ta cần phải có Connection Manager Administration Kit.
    - Tại máy trạm: Tại máy trạm lấy file cpvpn.exe từ máy chủ. Người dùng cần chạy file cpvpn.exe. Nó sẽ cài đặt VPN Connector lên máy trạm (có thể tìm thấy VPN connector trong My Network Properties trên desktop).

    3. Thực Hiện Kết Nối

    Tại máy trạm, nếu là trạm từ xa thì trước tiên phải thực hiện kết nối vào mạng internet thông qua ISP, người dùng chạy VPN connector, chương trình yêu cầu nhập user name và password. Sau khi kết nối thành công, trên khay hệ thống (system tray) xuất hiện biểu tượng của kết nối VPN:



    Hình 9: Các biểu tượng sau khi kết nối đối với Client 9x và 2000.

    Để theo dõi quá trình định tuyến, từ dấu nhắc hệ thống, ta thực hiện lệnh netstat-rn:



    Hình 10: Trạng thái sau khi kết nối VPN.

    Qua bảng, ta nhận được địa chỉ IP thật và ảo của Client và địa chỉ IP thật của Server đang tồn tại kết nối trên hệ thống mạng. Đồng thời một cổng TCP được thiết lập để duy trì đường ống giữa Server và Client.

  • #2
    4. Khai thác dịch vụ trên mạng riêng ảo

    Với hệ thống mạng riêng ảo xây dựng được, ta có thể triển khai các dịch vụ giống như trên Internet. Để minh hoạ, chúng tôi đã thử nghiệm với hai dịch vụ là FTP và WWW.
    Dịch vụ FTP
    Tại máy chủ VPN, thiết lập địa chỉ IP của FTP server là địa chỉ ảo của VPN server, chẳng hạn như 100.0.0.1, đây là địa chỉ mà FTP server sẽ hoạt động trong mạng VPN.
    Tại máy trạm, người dùng bây giờ có thể sử dụng dịch vụ FTP với địa chỉ ftp://100.0.0.1.



    Hình 11: Sử dụng dịch vụ ftp.

    Dịch vụ World Wide Web trên VPN
    Chúng tôi xây dựng ứng dụng quản lý và phát triển phần mềm cho một đơn vị sản xuất. Với ứng dụng này, lập trình viên làm việc tại các điểm khác nhau có thể cùng phát triển và trao đổi các module sản phẩm thông qua trang web chạy trên VPN mà vẫn đảm bảo an toàn. Người dùng cần đăng nhập vào mạng VPN sau khi truy nhập vào Internet. Trang web được thể hiện qua hình sau:



    Hình 12: Trang Web trao đổi dữ liệu giữa các nhóm lập trình trên môi trường VPN.

    IV. KẾT LUẬN

    Sau khi thử nghiệm trên mô hình ĐH-Huế, với tư cách của người quản trị mạng Internet thông thường dựa trên giao thức TCP/IP, không thể nhìn thấy quá trình trao đổi thông tin của VPN trên các trình điều khiển hệ thống mạng. Từ đó mọi thông tin trao đổi trên VPN trên mô hình ĐH-Huế được bảo mật và trong suốt.
    Đây là một mô hình đảm bảo tính riêng tư và an toàn dựa trên nền tảng Internet nên lợi dụng được cơ sở hạ tầng hiện có. Như vậy, qua bài này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một cách đầy đủ từ lý thuyết sâu sắc của kỹ thuật đường ống, cơ chế hoạt động, mô hình hệ thống cho đến cài đặt và triển khai ứng dụng trên VPN.

    Comment


    • #3
      bro up lại ảnh đc không không có mô hình khó hình dung quá, thank all

      Comment

      Working...
      X