Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Hồng Khánh
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN
Nhu cầu ngày càng tăng về việc truyền tải dữ liệu an toàn trong các tổ chức dẫn đến sự bùng nổ thị trường các giải pháp mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Network). Thêm vào đó, khuynh hướng phi tập trung các phương tiện sản xuất và sự phát triển lực lượng lao động di động cũng làm gia tăng sự cần thiết cho việc truy cập tài nguyên thông tin của doanh nghiệp.
Bên cạnh một số giải pháp truy cập từ xa đã được triển khai như: Thuê bao riêng, quay số (dial-up), internet, … OpenVPN được xem như là một giải pháp truy cập từ xa có nhiều ưu điểm hơn so với các giải pháp trước đây.
1.1. CÁC GIẢI PHÁP VPN THÔNG DỤNG
1.1.1. IPSec VPN
IPSec là một giao thức mạng chuyên về bảo mật, hoạt động ở lớp mạng. IPSec có thể được áp dụng trong mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (Internet). Trong mạng diện rộng, IPSec thường được kết hợp với VPN để tạo ra đường hầm truyền tải dữ liệu an toàn và bảo mật giữa hai thực thể truyền thông. Dữ liệu trên đường truyền được mã hóa tin cậy.
Việc thiết lập một đường hầm IPSec (IPsec tunnel) giữa hai thực thể, trước tiên, phải thỏa thuận về chính sách an ninh (security policy), giải thuật mã hóa (encryption algorithm), kiểu xác thực (authentication method) sẽ được dùng để tạo kênh. Trong IPSec tất cả các nghi thức lớp trên lớp mạng (từ lớp 4) như TCP, UDP, SNMP, HTTP, POP, SMTP,…đều được mã hóa một khi kênh IPSec được thiết lập. Client và server đều phải cấu hình IPSec thích hợp. Do đó, việc cấu hình IPSec khá phức tạp, đòi hỏi phải có người có kiến thức chuyên sâu đảm nhiệm.
IPSec VPN thích hợp cho các kết nối liên tục với người dùng cố định.
Hình 1.1 : Giải pháp IPSec VPN
1.1.2. SSL VPN
SSL VPN là một giải pháp VPN mới và phát triển nhanh chóng dựa trên giao thức SSL. SSL VPN tạo kết nối giữa người dùng từ xa và tài nguyên mạng công ty thông qua giao thức HTTPS ở lớp ứng dụng thay vì tạo “đường hầm” ở lớp mạng như giải pháp IPSec.
SSL VPN tạo ra một kênh truyền thông an toàn giữa người dùng ở xa với máy chủ trong mạng. Người dùng ở xa chỉ cần sử dụng một trình duyệt web để tạo kết nối vào máy chủ trong mạng, người quản trị không cần phải cài đặt phần mềm và cấu hình bảo mật cho các máy client như đối với IPSec.
SSL VPN thích hợp cho các kết nối không thường xuyên với người dùng lưu động.
Hình 1.2: Giải pháp SSL VPN1.1.3. OpenVPN
OpenVPN là một phần mềm mạng riêng ảo mã nguồn mở dành cho việc tạo các đường ống (tunnel) điểm-điểm được mã hóa giữa các máy tính. Phần mềm này do James Yonan viết và được phổ biến dưới giấy phép GNU GPL.
OpenVPN cho phép các máy tính ngang hàng xác thực lẫn nhau bằng một khóa bí mật được chia sẻ từ trước, chứng chỉ khóa công khai (public key certificate), hoặc tên người dùng/mật khẩu. Phần mềm này được cung cấp kèm theo các hệ điều hành Solaris, Linux, OpenBSD, FreeBSD, NetBSD, Mac OS X, và Windows 2000/2003/XP, Windows 7 và Windows 2008. Nó có nhiều tính năng bảo mật và kiểm soát. Nó không phải một mạng riêng ảo web, và không tương thích với IPsec hay các gói VPN khác. Toàn bộ phần mềm gồm có một file nhị phân cho cả các kết nối client và server và một hoặc nhiều file khóa tùy theo phương thức xác thực được sử dụng.
Tuy nhiên, OpenVPN hiện vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trong thực tế. Chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu và hoàn chỉnh về lĩnh vực này. Đa số việc nghiên cứu và áp dụng OpenVPN chỉ được triển khai trên các hệ thống riêng lẻ, đặc thù cho từng cơ quan hay cá nhân.
Bên cạnh đó, OpenVPN còn thiếu sự hỗ trợ của phần cứng và không tương thích với các giải pháp VPN đã có từ trước.
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN
Nhu cầu ngày càng tăng về việc truyền tải dữ liệu an toàn trong các tổ chức dẫn đến sự bùng nổ thị trường các giải pháp mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Network). Thêm vào đó, khuynh hướng phi tập trung các phương tiện sản xuất và sự phát triển lực lượng lao động di động cũng làm gia tăng sự cần thiết cho việc truy cập tài nguyên thông tin của doanh nghiệp.
Bên cạnh một số giải pháp truy cập từ xa đã được triển khai như: Thuê bao riêng, quay số (dial-up), internet, … OpenVPN được xem như là một giải pháp truy cập từ xa có nhiều ưu điểm hơn so với các giải pháp trước đây.
1.1. CÁC GIẢI PHÁP VPN THÔNG DỤNG
1.1.1. IPSec VPN
IPSec là một giao thức mạng chuyên về bảo mật, hoạt động ở lớp mạng. IPSec có thể được áp dụng trong mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (Internet). Trong mạng diện rộng, IPSec thường được kết hợp với VPN để tạo ra đường hầm truyền tải dữ liệu an toàn và bảo mật giữa hai thực thể truyền thông. Dữ liệu trên đường truyền được mã hóa tin cậy.
Việc thiết lập một đường hầm IPSec (IPsec tunnel) giữa hai thực thể, trước tiên, phải thỏa thuận về chính sách an ninh (security policy), giải thuật mã hóa (encryption algorithm), kiểu xác thực (authentication method) sẽ được dùng để tạo kênh. Trong IPSec tất cả các nghi thức lớp trên lớp mạng (từ lớp 4) như TCP, UDP, SNMP, HTTP, POP, SMTP,…đều được mã hóa một khi kênh IPSec được thiết lập. Client và server đều phải cấu hình IPSec thích hợp. Do đó, việc cấu hình IPSec khá phức tạp, đòi hỏi phải có người có kiến thức chuyên sâu đảm nhiệm.
IPSec VPN thích hợp cho các kết nối liên tục với người dùng cố định.
Hình 1.1 : Giải pháp IPSec VPN
1.1.2. SSL VPN
SSL VPN là một giải pháp VPN mới và phát triển nhanh chóng dựa trên giao thức SSL. SSL VPN tạo kết nối giữa người dùng từ xa và tài nguyên mạng công ty thông qua giao thức HTTPS ở lớp ứng dụng thay vì tạo “đường hầm” ở lớp mạng như giải pháp IPSec.
SSL VPN tạo ra một kênh truyền thông an toàn giữa người dùng ở xa với máy chủ trong mạng. Người dùng ở xa chỉ cần sử dụng một trình duyệt web để tạo kết nối vào máy chủ trong mạng, người quản trị không cần phải cài đặt phần mềm và cấu hình bảo mật cho các máy client như đối với IPSec.
SSL VPN thích hợp cho các kết nối không thường xuyên với người dùng lưu động.
Hình 1.2: Giải pháp SSL VPN
OpenVPN là một phần mềm mạng riêng ảo mã nguồn mở dành cho việc tạo các đường ống (tunnel) điểm-điểm được mã hóa giữa các máy tính. Phần mềm này do James Yonan viết và được phổ biến dưới giấy phép GNU GPL.
OpenVPN cho phép các máy tính ngang hàng xác thực lẫn nhau bằng một khóa bí mật được chia sẻ từ trước, chứng chỉ khóa công khai (public key certificate), hoặc tên người dùng/mật khẩu. Phần mềm này được cung cấp kèm theo các hệ điều hành Solaris, Linux, OpenBSD, FreeBSD, NetBSD, Mac OS X, và Windows 2000/2003/XP, Windows 7 và Windows 2008. Nó có nhiều tính năng bảo mật và kiểm soát. Nó không phải một mạng riêng ảo web, và không tương thích với IPsec hay các gói VPN khác. Toàn bộ phần mềm gồm có một file nhị phân cho cả các kết nối client và server và một hoặc nhiều file khóa tùy theo phương thức xác thực được sử dụng.
Tuy nhiên, OpenVPN hiện vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trong thực tế. Chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu và hoàn chỉnh về lĩnh vực này. Đa số việc nghiên cứu và áp dụng OpenVPN chỉ được triển khai trên các hệ thống riêng lẻ, đặc thù cho từng cơ quan hay cá nhân.
Bên cạnh đó, OpenVPN còn thiếu sự hỗ trợ của phần cứng và không tương thích với các giải pháp VPN đã có từ trước.
Comment