Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tổng quan về VPN - Bài 1: Định nghĩa VPN

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tổng quan về VPN - Bài 1: Định nghĩa VPN

    Tác giả: (đang cập nhật)

    TỔNG QUAN VỀ VPN

    Trong thời đại ngày nay, Internet đã phát triển mạnh về mặt mô hình cho đến công nghệ, đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng. Internet đã được thiết kế để kết nối nhiều mạng khác nhau và cho phép thông tin chuyển đến người sử dụng một cách tự do và nhanh chóng mà không xem xét đến máy và mạng mà người sử dụng đó đang dùng. Để làm được điều này người ta sử dụng một máy tính đặc biệt gọi là router để kết nối các LAN và WAN với nhau. Các máy tính kết nối vào Internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ (ISP-Internet Service Provider), cần một giao thức chung là TCP/IP. Điều mà kỹ thuật còn tiếp tục phải giải quyết là năng lực truyền thông của các mạng viễn thông công cộng. Với Internet, những dịch vụ như giáo dục từ xa, mua hàng trực tuyến, tư vấn y tế, và rất nhiều điều khác đã trở thành hiện thực.Tuy nhiên, do Internet có phạm vi toàn cầu và không một tổ chức, chính phủ cụ thể nào quản lý nên rất khó khăn trong việc bảo mật và an toàn dữ liệu cũng như trong việc quản lý các dịch vụ. Từ đó người ta đã đưa ra một mô hình mạng mới nhằm thoả mãn những yêu cầu trên mà vẫn có thể tận dụng lại những cơ sở hạ tầng hiện có của Internet, đó chính là mô hình mạng riêng ảo (Virtual Private Network - VPN). Với mô hình mới này, người ta không phải đầu tư thêm nhiều về cơ sở hạ tầng mà các tính năng như bảo mật, độ tin cậy vẫn đảm bảo, đồng thời có thể quản lý riêng được sự hoạt động của mạng này. VPN cho phép người sử dụng làm việc tại nhà, trên đường đi hay các văn phòng chi nhánh có thể kết nối an toàn đến máy chủ của tổ chức mình bằng cơ sở hạ tầng được cung cấp bởi mạng công cộng.[5] Nó có thể đảm bảo an toàn thông tin giữa các đại lý, người cung cấp, và các đối tác kinh doanh với nhau trong môi trường truyền thông rộng lớn. Trong nhiều trường hợp VPN cũng giống như WAN (Wide Area Network), tuy nhiên đặc tính quyết định của VPN là chúng có thể dùng mạng công cộng như Internet mà đảm bảo tính riêng tư và tiết kiệm hơn nhiều.
    1. Định Nghĩa VPN:
    - VPN được hiểu đơn giản như là sự mở rộng của một mạng riêng (private network) thông qua các mạng công cộng. Về căn bản, mỗi VPN là một mạng riêng rẽ sử dụng một mạng chung (thường là internet) để kết nối cùng với các site (các mạng riêng lẻ) hay nhiều người sử dụng từ xa. Thay cho việc sử dụng bởi một kết nối thực, chuyên dụng như đường leased line, mỗi VPN sử dụng các kết nối ảo được dẫn đường qua Internet từ mạng riêng của các công ty tới các site hay các nhân viên từ xa. Để có thể gửi và nhận dữ liệu thông qua mạng công cộng mà vẫn bảo đảm tính an tòan và bảo mật VPN cung cấp các cơ chế mã hóa dữ liệu trên đường truyền tạo ra một đường ống bảo mật giữa nơi nhận và nơi gửi (Tunnel) giống như một kết nối point-to-point trên mạng riêng. Để có thể tạo ra một đường ống bảo mật đó, dữ liệu phải được mã hóa hay che giấu đi chỉ cung cấp phần đầu gói dữ liệu (header) là thông tin về đường đi cho phép nó có thể đi đến đích thông qua mạng công cộng một cách nhanh chóng. Dữ lịêu được mã hóa một cách cẩn thận do đó nếu các packet bị bắt lại trên đường truyền công cộng cũng không thể đọc được nội dung vì không có khóa để giải mã. Liên kết với dữ liệu được mã hóa và đóng gói được gọi là kết nối VPN. Các đường kết nối VPN thường được gọi là đường ống VPN (VPN Tunnel).

    (còn tiếp)

  • #2
    2. Lợi ích của VPN:
    VPN cung cấp nhiều đặc tính hơn so với những mạng truyền thống và những mạng mạng leased-line.Những lợi ích đầu tiên bao gồm:
    • Chi phí thấp hơn những mạng riêng: VPN có thể giảm chi phí khi truyền tới 20-40% so với những mạng thuộc mạng leased-line và giảm việc chi phí truy cập từ xa từ 60-80%.
    • Tính linh hoạt cho khả năng kinh tế trên Internet: VPN vốn đã có tính linh hoạt và có thể leo thang những kiến trúc mạng hơn là những mạng cổ điển, bằng cách đó nó có thể hoạt động kinh doanh nhanh chóng và chi phí một cách hiệu quả cho việc kết nối mở rộng. Theo cách này VPN có thể dễ dàng kết nối hoặc ngắt kết nối từ xa của những văn phòng, những vị trí ngoài quốc tế,những người truyền thông, những người dùng điện thoại di động, những người hoạt động kinh doanh bên ngoài như những yêu cầu kinh doanh đã đòi hỏi.
    • Đơn giản hóa những gánh nặng.
    • Những cấu trúc mạng ống, vì thế giảm việc quản lý những gánh nặng: Sử dụng một giao thức Internet backbone loại trừ những PVC tĩnh hợp với kết nối hướng những giao thức như là Frame Rely và ATM.
    • Tăng tình bảo mật: các dữ liệu quan trọng sẽ được che giấu đối với những người không có quyền truy cập và cho phép truy cập đối với những người dùng có quyền truy cập.
    • Hỗ trợ các giao thức mạn thông dụng nhất hiện nay như TCP/IP
    • Bảo mật địa chỉ IP: bởi vì thông tin được gửi đi trên VPN đã được mã hóa do đó các điạ chỉ bên trong mạng riêng được che giấu và chỉ sử dụng các địa chỉ bên ngoài Internet.
    3. Các thành phần cần thiết để tạo kết nối VPN:
    - User Authentication: cung cấp cơ chế chứng thực người dùng, chỉ cho phép người dùng hợp lệ kết nối và truy cập hệ thống VPN.
    - Address Management: cung cấp địa chỉ IP hợp lệ cho người dùng sau khi gia nhập hệ thống VPN để có thể truy cập tài nguyên trên mạng nội bộ.
    - Data Encryption: cung cấp giải pháp mã hoá dữ liệu trong quá trình truyền nhằm bảo đảm tính riêng tư và toàn vẹn dữ liệu.
    - Key Management: cung cấp giải pháp quản lý các khoá dùng cho quá trình mã hoá và giải mã dữ liệu.
    4. Các thành phần chính tạo nên VPN Cisco:
    a. Cisco VPN Router: sử dụng phần mềm Cisco IOS, IPSec hỗ trợ cho việc bảo mật trong VPN. VPN tốI ưu hóa các router như là đòn bẩy đang tồn tạI sự đầu tư của Cisco. Hiệu quả nhất trong các mạng WAN hỗn hợp.
    b. Cisco Secure PIX FIREWALL: đưa ra sự lựa chọn khác của cổng kết nốI VPN khi bảo mật nhóm “riêng tư” trong VPN.
    c. Cisco VPN Concentrator series: Đưa ra những tính năng mạnh trong việc điều khiển truy cập từ xa và tương thích vớI dạng site-to-site VPN. Có giao diện quản lý dễ sử dụng và một VPN client.
    d. Cisco Secure VPN Client : VPN client cho phép bảo mật việc truy cập từ xa tớI router Cisco và Pix Firewalls và nó là một chương trình chạy trên hệ điều hành Window.
    e. Cisco Secure Intrusion Detection System(CSIDS) và Cisco Secure Scanner thường được sử dụng để giám sát và kiểm tra các vấn đề bảo mật trong VPN.
    f. Cisco Secure Policy Manager and Cisco Works 2000 cung cấp việc quản lý hệ thống VPN rộng lớn.

    (hết)

    Comment


    • #3
      cảm ơn chủ thớt đọc này xong hiểu được vpn là gì

      Comment

      Working...
      X