Trên hệ thống điện thoại truyền thống. Để các thiết bị điện thoại có thể liên lạc được với nhau thì phải thông qua một hệ thống chuyển mạch gọi là PSTN (Public Switch telephoneNetwork).
PSTN được phát triển trên chuẩn ITU (International -Telecommunication Union) là hệ thống mạng điện thoại chuyển mạch công cộng dựa vào kĩ thuật chuyển mạch tín hiệu điện. Nó có thể kết nối đến nhiều hệ thống chuyển mạch khác nhau trên thế giới thành một hệ thống mạng hội tụ để có thể liên lạc được với nhau.
Mạng PSTN được sử dụng cho mục đích đàm thoại trực tiếp giữa người với người mà không bị giới hạn về thời gian và vị trí địa lý thông qua đường truyền dẫn cáp đồng được nối kết giữa thuê bao người dùng và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Do mạng điện thoại PSTN sử dụng một đường kết nối vật lý giữa người dùng tại hai đầu của mạng. Đường kết nối này hoạt động độc lập – không bị chiếm dụng với nhiều dịch vụ cùng lúc như đường dây cáp vật lý mạng ADSL nên chất lượng cuộc gọi trên mạng PSTN bao giờ cũng tốt hơn trên mạng Internet nhưng đổi lại chi phí lại đắt hơn rất nhiều, đặc biệt là các cuộc gọi quốc tế.
Do có lịch sử phát triển lâu đời và chất lượng đàm thoại tốt, an toàn (99,9%) nên mạng PSTN vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Hầu hết các cơ sở hạ tầng hiện nay trên 80% là sử dụng mạng PSTN.
1. Các thành phần trong hệ thống PSTN
• Điện thoại Analog (Analog telephone): là thiết bị “truyền thống” được sử dụng để kết nối đến hệ thống PSTN. Và là thiết bị chuyển đổi từ tín hiệu analog (âm thanh người nói) sang tín hiệu số (Digital) để truyền đi trên đường dây cáp đồng hai lõi (còn được gọi là Tip-Ring).
• Tín hiệu đầu-cuối (Local loop): là đường dây dẫn liên kết giữa nhà cung cấp dịch vụ trạm (PSTN) tới người dùng cuối.
• Mạch chuyển CO (CO Switch): Cung cấp các dịch vụ từ nhà cung cấp tới người dùng. (như là: đảm bảo tín hiệu cuộc gọi, chuyển hướng cuộc gọi,…)
• Đường trung kế (Trunk): là đường dây trung gian giữa nhà cung cấp dịch vụ trạm PSTN đến các CO Switch.
• Mạch chuyển nội bộ (Private Switch): Dùng cho các doanh nghiệp
2. Ưu điểm của PSTN
• PSTN dùng một kênh truyền riêng được thiết lập kết nối thông qua các mạch trung gian giữa người dùng đầu – cuối.
• Sử dụng băng thông có dung lượng cao (64 kb/s).
• Dòng thông tin được truyền đi liên tục, tốc độ cao.
• Đệ trễ, độ mất gói thấp.
• An toàn trên đường truyền.
3. Nhược điểm của PSTN
• Chi phí đầu tư trang thiết bị lớn.
• Mỗi sợi cáp đồng chỉ được dùng cho một điện thoại.
• Lãng phí băng thông đường truyền.
• Chi phí phải trả cho cuộc gọi khá đắt, nhất là khi gọi đi quốc tế.
Nguyễn Đình Hải & Nguyễn Trọng Nghĩa – VnPro
PSTN được phát triển trên chuẩn ITU (International -Telecommunication Union) là hệ thống mạng điện thoại chuyển mạch công cộng dựa vào kĩ thuật chuyển mạch tín hiệu điện. Nó có thể kết nối đến nhiều hệ thống chuyển mạch khác nhau trên thế giới thành một hệ thống mạng hội tụ để có thể liên lạc được với nhau.
Mạng PSTN được sử dụng cho mục đích đàm thoại trực tiếp giữa người với người mà không bị giới hạn về thời gian và vị trí địa lý thông qua đường truyền dẫn cáp đồng được nối kết giữa thuê bao người dùng và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Do mạng điện thoại PSTN sử dụng một đường kết nối vật lý giữa người dùng tại hai đầu của mạng. Đường kết nối này hoạt động độc lập – không bị chiếm dụng với nhiều dịch vụ cùng lúc như đường dây cáp vật lý mạng ADSL nên chất lượng cuộc gọi trên mạng PSTN bao giờ cũng tốt hơn trên mạng Internet nhưng đổi lại chi phí lại đắt hơn rất nhiều, đặc biệt là các cuộc gọi quốc tế.
Do có lịch sử phát triển lâu đời và chất lượng đàm thoại tốt, an toàn (99,9%) nên mạng PSTN vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Hầu hết các cơ sở hạ tầng hiện nay trên 80% là sử dụng mạng PSTN.
1. Các thành phần trong hệ thống PSTN
• Điện thoại Analog (Analog telephone): là thiết bị “truyền thống” được sử dụng để kết nối đến hệ thống PSTN. Và là thiết bị chuyển đổi từ tín hiệu analog (âm thanh người nói) sang tín hiệu số (Digital) để truyền đi trên đường dây cáp đồng hai lõi (còn được gọi là Tip-Ring).
• Tín hiệu đầu-cuối (Local loop): là đường dây dẫn liên kết giữa nhà cung cấp dịch vụ trạm (PSTN) tới người dùng cuối.
• Mạch chuyển CO (CO Switch): Cung cấp các dịch vụ từ nhà cung cấp tới người dùng. (như là: đảm bảo tín hiệu cuộc gọi, chuyển hướng cuộc gọi,…)
• Đường trung kế (Trunk): là đường dây trung gian giữa nhà cung cấp dịch vụ trạm PSTN đến các CO Switch.
• Mạch chuyển nội bộ (Private Switch): Dùng cho các doanh nghiệp
Các thành phần của PSTN
2. Ưu điểm của PSTN
• PSTN dùng một kênh truyền riêng được thiết lập kết nối thông qua các mạch trung gian giữa người dùng đầu – cuối.
• Sử dụng băng thông có dung lượng cao (64 kb/s).
• Dòng thông tin được truyền đi liên tục, tốc độ cao.
• Đệ trễ, độ mất gói thấp.
• An toàn trên đường truyền.
3. Nhược điểm của PSTN
• Chi phí đầu tư trang thiết bị lớn.
• Mỗi sợi cáp đồng chỉ được dùng cho một điện thoại.
• Lãng phí băng thông đường truyền.
• Chi phí phải trả cho cuộc gọi khá đắt, nhất là khi gọi đi quốc tế.
Nguyễn Đình Hải & Nguyễn Trọng Nghĩa – VnPro