Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Giải pháp tổng đài IP cho doanh nghiệp

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Originally posted by prepro View Post
    Hehe, thấy 2 bạn trao đổi hấp dẫn quá.
    mình xin bổ xung điểm này : Ngày nay, 2 tổng đài có thể kết nối SIP Trunk với nhau OK rồi bạn ơi. Nghĩa là 2 Extension user của 2 tổng đài IP-PBX này có thể gọi cho nhau thong qua SIP Trunk này mà kg cần thông qua nhà cung cấp dịch vụ SIP nào hết.
    Không lẽ mình bị lạc hậu rồi #:-SBạn có ví dụ cụ thể nào cho mình tham khảo với
    noci = Network Operation Center i
    Chứng chỉ: Chả có cái nào
    Kinh nghiệm: Access networks

    Comment


    • #32
      Tổng đài IP có thể dùng IP Trunk (Sip trunk, iax trunk, ...) để kết nối với nhau.

      Nếu kết nối qua nhà cung cấp thì mô hình nó là:

      - Cty 1 trunk to NCC
      - ...
      - Cty n trunk to NCC
      Các cty gọi cho nhau được qua việc routing của NCC

      Nếu kết nối trực tiếp:

      - Cty 1 trunk to Cty 2
      Gọi trực tiếp không phải qua NCC

      Bác noci thì chắc thích cái gì to to như mô hình 1 :D
      Diễn đàn công nghệ VoIP Việt Nam
      http://www.vnvoip.info

      Comment


      • #33
        Originally posted by noci View Post
        Không lẽ mình bị lạc hậu rồi #:-SBạn có ví dụ cụ thể nào cho mình tham khảo với
        Hehe, cái này bạn Đại Bàng Đen đã trả lời chính xác mô hình kết nối rồi nghen :D
        Mình xin bổ xung cái này : Lý do, 2 IP-PBX có thể kết nối với nhau bàng SIP Trunk được là vì IP-PBX (1) có thể tạo account SIP Trunk được. Vì vậy, IP-PBX (2)kia, có thể dùng accout Sip Trunk này để register vào IP-PBX (1). Do đó, 2 IP-PBX đăng ký số SIP trunk lẫn nhau & có thể thông nhau.
        Vi du : IP PBX (1) có externsion number là : 1xxx & cung cấp SIP Trunk account 7771
        ..........IP PBX (2) có externsion number là : 2xxx & cung cấp SIP Trunk account 7772

        Khi đó, mình có thể cài đặt IP PBX (1) register vào IP PBX (2) bằng SIP Trunk 7772, & IP PBX (2) register vào IP PBX (1) bằng SIP Trunk 7771.

        Cấu hình như vậy là có có thể gọi cho nhau được rồi, nhưng phải bấm số Trunk trước khi gọi. Cái này cũng hơi bất tiện là phải nhớ số Trunk.
        Tuy nhiên có thể giải quyết bằng cái cài đặt Call routing (giống như IP Routing) vậy.
        Khi đó Extension 1xxx có thể dial trực tiếp 2xxx luôn mà kg cần biết trunk là gì hết.

        Hết :D
        Last edited by prepro; 20-04-2010, 10:53 AM.
        If I\'m wrong, please Correct me !!!!.
        Thanks so much, my friends !!!!!!

        prepro

        Comment


        • #34
          Trời vậy là giải pháp "cái khó nó ló cái khôn". Y chang như thằng nọ là FXO cho thằng kia còn thằng kia là FXS của thằng nọ :102:
          noci = Network Operation Center i
          Chứng chỉ: Chả có cái nào
          Kinh nghiệm: Access networks

          Comment


          • #35
            yes, cũng tựa tựa như vậy. Nhưng ở đây kg tốn tiền cho hardware như FXS & FXO hay E1, E&M :D, chỉ cần cấu hình thôi (nếu đã có sẳn kết nối IP rồi).
            If I\'m wrong, please Correct me !!!!.
            Thanks so much, my friends !!!!!!

            prepro

            Comment


            • #36
              Theo tôi thì ở Việt Nam việc áp dụng tổng đài IP vào thực tế thì cực kỳ chậm bởi vì nhiều nguyên nhân như doanh nghiêp cần tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành, người dùng ngại sử dụng phức tạp, chi phí viễn thông ở Việt nam cũng tương đối rẻ.... Nên hiện tại tăng trưởng chính vẫn là tổng đài TDM. Có một lợi thế của tổng đài TDM bây giờ hỗ trợ SIP trunk cho phép kết nối IP trunk tới các văn phòng khác nhau.
              Còn về Call Center thi dung IP hết rồi (nếu mua mới)

              Comment


              • #37
                Originally posted by winle View Post
                Theo tôi thì ở Việt Nam việc áp dụng tổng đài IP vào thực tế thì cực kỳ chậm bởi vì nhiều nguyên nhân như doanh nghiêp cần tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành, người dùng ngại sử dụng phức tạp, chi phí viễn thông ở Việt nam cũng tương đối rẻ.... Nên hiện tại tăng trưởng chính vẫn là tổng đài TDM. Có một lợi thế của tổng đài TDM bây giờ hỗ trợ SIP trunk cho phép kết nối IP trunk tới các văn phòng khác nhau.
                Còn về Call Center thi dung IP hết rồi (nếu mua mới)
                Vấn đề là người ta kg "yêu Khoa Học" thôi :D (hehe, đùa thôi) :D
                Tổng đài TDM có SIP Trunk thì gọi tổng đài "hỗn hợp" :D vì vừa có TDM, vừa có VoIP . hình như, cái này phải mua license cho SIP trunk ah', kg phải muốn kết nối bao nhiêu SIP trunk cũng được đâu.
                If I\'m wrong, please Correct me !!!!.
                Thanks so much, my friends !!!!!!

                prepro

                Comment


                • #38
                  hệ thống Voice IP giờ cũng không quá đắt so với TDM. Ví dụ bạn xài giải pháp hardware 24 port FXS + 8 port FXO của Grandstream. Tổng chi phí chừng 1200$, cũng ngang với tổng đài Panasonic 24ext/8trunk. Đây là cách tương thích với hệ thống cũ. IP PBX có thể xài Asterisk, hoặc dùng chính các gateway nó cũng có thể định tuyến cuộc gọi.
                  Còn nếu full IP, thì xài IPPhone, 50$/c, cũng ko đắt lắm vì khả năng mở rộng đơn giản, thích mở thêm thì ko mua card mà mua cái đt cắm vào mạng là xài. Nói chung, TDM thì với doanh nghiệp càng lớn, quy mô rộng thì càng bất lợi về giá thành, tổng đài to như Siemens khá mắc tiền cho quy mô 500 ext và 10 site khác nhau chẳng hạn.
                  Một điểm nữa, là tính hợp nhất hệ thống. Dùng 10 cái TDM PBX cho 10 site trên thì sẽ bấm extension của các site khác khi gọi, ko tạo ra 1 sự thống nhất như IP PBX. Với lại, việc tích hợp với các hệ thống khác như voice mail, ghi âm, hệ thống IVR khá tiện lợi và chi phí thấp.

                  Comment


                  • #39
                    Originally posted by myquartz View Post
                    hệ thống Voice IP giờ cũng không quá đắt so với TDM. Ví dụ bạn xài giải pháp hardware 24 port FXS + 8 port FXO của Grandstream. Tổng chi phí chừng 1200$, cũng ngang với tổng đài Panasonic 24ext/8trunk. Đây là cách tương thích với hệ thống cũ. IP PBX có thể xài Asterisk, hoặc dùng chính các gateway nó cũng có thể định tuyến cuộc gọi.
                    Còn nếu full IP, thì xài IPPhone, 50$/c, cũng ko đắt lắm vì khả năng mở rộng đơn giản, thích mở thêm thì ko mua card mà mua cái đt cắm vào mạng là xài. Nói chung, TDM thì với doanh nghiệp càng lớn, quy mô rộng thì càng bất lợi về giá thành, tổng đài to như Siemens khá mắc tiền cho quy mô 500 ext và 10 site khác nhau chẳng hạn.
                    Một điểm nữa, là tính hợp nhất hệ thống. Dùng 10 cái TDM PBX cho 10 site trên thì sẽ bấm extension của các site khác khi gọi, ko tạo ra 1 sự thống nhất như IP PBX. Với lại, việc tích hợp với các hệ thống khác như voice mail, ghi âm, hệ thống IVR khá tiện lợi và chi phí thấp.
                    Không đồng tình với ý kiến của bạn này
                    - Thứ nhất: Một tổng đài (cho dù là IP hay TDM) trọn gói từ một vender sẽ có độ tin cậy cao hơn khi tích hợp phần mềm chuyển mạch của hãng này với phần cứng gateway của hãng khác. Chưa kể đến việc hồn IP mà xác vẫn analog (FXS) thì thà xài TDM còn hơn.
                    - Thứ hai: Việc chỉ cần thêm card khi mở rộng chính là cấu trúc từ các tổng đài TDM
                    - Thứ ba: Một IP phone giá $50 chỉ là hạng low-end không có fature gì trong khi TDM phone giá $50 là loại khá có rất nhiều thứ hay ho
                    - Thứ tư: (ví dụ với tổng đài Siemens) Một hệ thống 500 Ext thì IP không hề rẻ hơn TDM chút nào. Đừng lấy giải pháp open source ra so sánh nhé vì hệ thống open soucre sẽ rất ì ạch khi xử lý tới 500 Ext. Tôi đã từng gặp hệ thống Interactive Intelligent (soft PBX) xử lý 500 thuê bao khổ sở ra sao. Chưa kể phải tách ra vài con server bự nữa, giá lên khá cao.
                    - Thứ năm: Là điều cuối cùng mà tôi không tán thành nhất, xin phép quote lại một đoạn: Dùng 10 cái TDM PBX cho 10 site trên thì sẽ bấm extension của các site khác khi gọi, ko tạo ra 1 sự thống nhất như IP PBX Tôi đồ rằng bạn chưa bao giờ làm việc với hệ thống tổng đài TDM nghiêm túc. Năm 1996 tôi bắt đầu triển khai các hệ thống tổng đài nội bộ cho vài ngành ở VN. Đơn vị bé nhất cũng có khoảng 10 sites, lớn nhất lên đến hơn 300 sites. Hầu hết các khách hàng đều yêu cầu quay số nội bộ của các site trong mạng chứ không được phép có mã site như mạng public. Việc này là do qui hoạch số, ruoting trên mạng chứ không phải IP hay không IP.
                    noci = Network Operation Center i
                    Chứng chỉ: Chả có cái nào
                    Kinh nghiệm: Access networks

                    Comment


                    • #40
                      Originally posted by noci View Post
                      Không đồng tình với ý kiến của bạn này
                      - Thứ nhất: Một tổng đài (cho dù là IP hay TDM) trọn gói từ một vender sẽ có độ tin cậy cao hơn khi tích hợp phần mềm chuyển mạch của hãng này với phần cứng gateway của hãng khác. Chưa kể đến việc hồn IP mà xác vẫn analog (FXS) thì thà xài TDM còn hơn.
                      - Thứ hai: Việc chỉ cần thêm card khi mở rộng chính là cấu trúc từ các tổng đài TDM
                      - Thứ ba: Một IP phone giá $50 chỉ là hạng low-end không có fature gì trong khi TDM phone giá $50 là loại khá có rất nhiều thứ hay ho
                      - Thứ tư: (ví dụ với tổng đài Siemens) Một hệ thống 500 Ext thì IP không hề rẻ hơn TDM chút nào. Đừng lấy giải pháp open source ra so sánh nhé vì hệ thống open soucre sẽ rất ì ạch khi xử lý tới 500 Ext. Tôi đã từng gặp hệ thống Interactive Intelligent (soft PBX) xử lý 500 thuê bao khổ sở ra sao. Chưa kể phải tách ra vài con server bự nữa, giá lên khá cao.
                      - Thứ năm: Là điều cuối cùng mà tôi không tán thành nhất, xin phép quote lại một đoạn: Dùng 10 cái TDM PBX cho 10 site trên thì sẽ bấm extension của các site khác khi gọi, ko tạo ra 1 sự thống nhất như IP PBX Tôi đồ rằng bạn chưa bao giờ làm việc với hệ thống tổng đài TDM nghiêm túc. Năm 1996 tôi bắt đầu triển khai các hệ thống tổng đài nội bộ cho vài ngành ở VN. Đơn vị bé nhất cũng có khoảng 10 sites, lớn nhất lên đến hơn 300 sites. Hầu hết các khách hàng đều yêu cầu quay số nội bộ của các site trong mạng chứ không được phép có mã site như mạng public. Việc này là do qui hoạch số, ruoting trên mạng chứ không phải IP hay không IP.
                      Mọi thứ bạn nói đều đúng, nếu bạn là dân viễn thông và tổng đài TDM là cái từ trước nay bạn làm. Với IP PBX, nếu hiểu theo cách PBX và so sánh chức năng PBX thì nó sẽ ko thể bằng TDM PBX.
                      Nhưng nếu bạn nhìn được từ hướng dịch vụ IP, hiểu theo dạng unified service, hoặc client/server thì sẽ thấy rằng nó có những cái mà TDM PBX không làm được. (Asterisk thì nó vẫn thiên về dạng truyền thống TDM, nó chỉ thích hợp với doanh nghiệp nhỏ, muốn chi phí thấp).
                      Nếu bạn đã từng xài ví dụ Microsoft Comunication Server, client là IP Phone, softphone, FXS, còn media gateway là router, FXO hoặc là nhà cung cấp dịch vụ VoIP thì sẽ khác. Với mình, VoIP là 1 hệ thống mà SIP Server là trung tâm, 1 hệ thống media gateway riêng biệt, đầu cuối (ext) chỉ là client, ko giới hạn vị trí địa lý, ko quan tâm đến "hãng" làm ra cái đầu cuối, chỉ cần tuân theo chuẩn là làm việc với nhau. Avaya là 1 ví dụ về cách tiếp cận này, SIP server của nó chỉ cần 1 cái, media gateway thì riêng biệt, cần thì cắm thêm là xài. Cisco cũng vậy, Call Manager của nó là trung tâm của hệ thống VoIP, router, access server cắm bao nhiêu tuỳ thích, IP Phone thì hãng nào theo chuẩn SIP là chơi được. Dung lượng 500 số chứ 5000 số cũng chả là cái gì đối với nó, vì nó không xử lý media mà chỉ xử lý control, media do các đầu cuối và media gateway tự làm việc với nhau. Tính chất "site" và "trunk" ko còn nữa trong mô hình của Cisco.
                      Trong ví dụ 500 ext mà chia cho 10 site, có site chỉ 5 ext, có site 100 ext, trang bị TDM truyền thống thì méo cả mặt ngay (10 site cần 10 TDM PBX, to bé lẫn lộn). Với hệ thống như Cisco (ta đang trong forum về Cisco mà), 1 call manager chung cho toàn bộ, còn các điểm chỉ là media gateway, IP Phone hoặc thừa kế hệ thống analog cũ với FXS/ATA. Site nào nhiều ext thì nhiều IP Phone, site nào ít thì ít IP Phone. Cần thì mua thêm, cắm vào mạng là được.
                      Với lại, nếu IP Phone ko chỉ là voice, nếu cần tích hợp thêm cả video nữa, hệ thống TDM chỉ có khóc. Doanh nghiệp có vài VIP, vài giám đốc, các trưởng bộ phận ở các site, được trang bị IP Video Phone, họ rất tâm đắc với cái đó. Hơn nữa, video conference cũng là 1 cái rất hay ho đấy, mà TDM cũng méo miệng nốt.

                      Comment


                      • #41
                        Ồ nếu là Avaya hay Cisco thì câu chuyện lại khác rồi.
                        Nói riêng một chút: Trong nhóm tổng đài cho doanh nghiệp tôi chủ quan mà xếp Avaya là number 1 luôn nên không có gì cần bàn cãi ở đây cả. Chỉ có một điều cần lưu ý: Avaya là mô hình lai, các version hiện tại được phát triển từ nền tảng TDM cũ lên (cách đây gần 20 năm).
                        Lại xin phép copy một đoạn ở post trước
                        Với lại, việc tích hợp với các hệ thống khác như voice mail, ghi âm, hệ thống IVR khá tiện lợi và chi phí thấp
                        Tôi đã làm việc này khá nhiều trên Avaya, thuận tiện thì đúng bởi Avaya là number one nên nhiều venders sẵn sàng chạy theo protocol của họ. Yếu tố chi phí thì nên nghĩ lại, Avaya không phải giải pháp cho người ít tiền, đặc biệt là hệ thống tích hợp nhiều như Contact Center.
                        Vấn đề Video và Conference chắc bạn tiếp xúc với hệ thồng mới nên không biết: Năm 96 khi còn là AT&T thì các hệ thống Definity tiền thân của Avaya CM ngày nay đã dùng Video Conference qua giao tiếp BRI. Tính năng meet me conference của Avaya ngày nay mới có (khoảng năm 2006) nhưng cũng từ năm 96 tôi đã setup conference đến 8 bên trên Definity.
                        Last edited by noci; 24-05-2010, 04:57 PM.
                        noci = Network Operation Center i
                        Chứng chỉ: Chả có cái nào
                        Kinh nghiệm: Access networks

                        Comment


                        • #42
                          Originally posted by noci View Post
                          Ồ nếu là Avaya hay Cisco thì câu chuyện lại khác rồi.
                          Nói riêng một chút: Trong nhóm tổng đài cho doanh nghiệp tôi chủ quan mà xếp Avaya là number 1 luôn nên không có gì cần bàn cãi ở đây cả. Chỉ có một điều cần lưu ý: Avaya là mô hình lai, các version hiện tại được phát triển từ nền tảng TDM cũ lên (cách đây gần 20 năm).
                          Lại xin phép copy một đoạn ở post trước Tôi đã làm việc này khá nhiều trên Avaya, thuận tiện thì đúng bởi Avaya là number one nên nhiều venders sẵn sàng chạy theo protocol của họ. Yếu tố chi phí thì nên nghĩ lại, Avaya không phải giải pháp cho người ít tiền, đặc biệt là hệ thống tích hợp nhiều như Contact Center.
                          Vấn đề Video và Conference chắc bạn tiếp xúc với hệ thồng mới nên không biết: Năm 96 khi còn là AT&T thì các hệ thống Definity tiền thân của Avaya CM ngày nay đã dùng Video Conference qua giao tiếp BRI. Tính năng meet me conference của Avaya ngày nay mới có (khoảng năm 2006) nhưng cũng từ năm 96 tôi đã setup conference đến 8 bên trên Definity.
                          Hihi!
                          Bác thấy đấy, Avaya (nay còn mua cả Nortel, phần telecom) phát triển và lựa chọn một mô hình lấy SIP làm giao thức cơ sở cho các hệ thống của mình.
                          Chọn Avaya thì tốt rồi, Cisco cũng vậy. Nhưng nhiều giải pháp khác cũng dựa trên nền SIP, mô hình tương tự, có thể quy mô lớn nhỏ khác nhau, hoặc là nhắm cho các mục đích khác nhau, dĩ nhiên giá cả cũng khác nhau. Ví dụ 3CX, 1 giải pháp Windows-based SIP. Không còn gọi là PBX, mà nó gọi là service rồi. Hàng trăm giải pháp, tiện ích SIP-based như thế, mất tiền có, free có, open source cũng có luôn, có thể làm việc với nhau trong 1 hệ thống thống nhất. Đó chính là hợp nhất, đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu, cái mà TDM PBX khó mà bằng được. Nếu IVR dùng Avaya thì rất ngon, đáp ứng doanh nghiệp khó tính, Asterisk cũng ko tệ, đáp ứng nhu cầu cơ bản.

                          Còn vụ video, thời xưa Video Conference qua ISDN với giá cắt cổ, chất lượng SD, đã xưa lắm rồi. Nay, video conference với chất lượng HD, yêu cầu băng thông nhiều megabit/s, đều là IP based cả (trong đó chủ yếu là H323 và SIP). Nếu doanh nghiệp với 500 ext, 10 site muốn triển khai Video Conference với hệ thống SIP hiện có của họ hoàn toàn khả thi, chứ ko phải xa vời như thời ISDN mơ cũng không dám đâu, đáp ứng quy mô họp từ tay đôi, tay 3, cá nhân với cá nhân, hội nghị với hội nghị... Chỉ có hạ tầng VoIP mới có khả năng làm điều đó với chi phí thấp hơn nhiều.
                          Không phải thi thố kinh nghiệm, nhưng những gì tôi nhìn đơn giản chỉ có vậy, trào lưu VoIP là 1 trào lưu ko thể tránh được, nó tiếp tục mở rộng, đa dạng và đáp ứng nhiều nhu cầu hơn. Cứ suy nghĩ VoIP là "TDM chạy nền IP" thì chả bao giờ thấy nó hơn được đâu ạ.

                          Comment


                          • #43
                            Rằng hay thì thật là hay, tiếc là SMB của ta chỉ có thể nhìn để học hỏi chứ ít ai dám móc túi. Điểm danh khách hàng của Avaya tại Việt Nam toàn đại gia cả. Kết luận của tớ là:
                            - Enterprise lớn: Nên nghĩ đến đồ xịn như Avaya
                            - SMB/SOHO: Chớ dại mà lao vào cuộc đua IP làm gì cho khổ
                            noci = Network Operation Center i
                            Chứng chỉ: Chả có cái nào
                            Kinh nghiệm: Access networks

                            Comment


                            • #44
                              Giải pháp cho tổng đài điện thoại

                              Sơ đồ mô tả
                              1. Nội dung giải pháp:
                              Tổng đài IP là loại tong dai thế hệ mới hoạt động đựa trên công nghệ IP. Tổng đài IP sử dụng chung dây với mạng LAN và chuyển tiếng nói thành các gói dữ liệu và truyền đi cùng với các dữ liệu khác của công ty. Tổng đài IP thích hợp cho các công ty có chi nhánh ở nhiều địa phương khác nhau và các công ty có nhu cầu liên lạc quốc tế thường xuyên.
                              Tổng đài IP sẽ được lắp đạt tại trụ sở chính và các chi nhánh của công ty. Tổng đài IP sẽ được kết nối với mạng LAN và có địa chỉ IP như các máy tính trong mạng LAN. Điện thoại được sử dụng trong Tổng đài IP là điện thoại IP. Mỗi điện thoại IP sẽ có 2 cổng RJ45: cổng WAN để kết nối với Switch và cổng LAN kết nối với máy tính.
                              2. Ưu và nhược điểm của Tổng đài IP so với tong dai analog
                              * Ưu điểm:
                              - Liên lạc giữa các chi nhánh miễn phí
                              - Tiết kiệm chi phí điện thoại liên tỉnh
                              - Tiết kiệm 90% chi phí liên lạc quốc tế
                              - Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính.
                              - Khả năng mở rộng nội bộ linh hoạt do không hạn chế số lượng máy nhánh.
                              - Quản lý và bảo dưỡng dễ dàng hơn; có thể quản lý tong dai từ xa.
                              - Tính năng ưu việt: Chức năng call centre, DISA, tự động forward cuộc gọi, ghi âm dung lượng không hạn chế, quản lý ID gọi tới và gọi đi…
                              - Hộp thư thoại dung lượng lớn, chỉ phụ thuộc vào dung lượng ổ cứng.
                              - Người sử dụng có thể sử dụng tong dai, kiểm tra nội dung các tin nhắn ngay cả khi không có mặt ở công ty (ở nhà, đi công tác) qua các chương trình softphone và hộp mail.
                              - Tính năng ACD (automatic call distribution) cho phép tong dai tự động phân phối các cuộc gọi tới theo những nhóm định sẵn. Tính năng này nâng cao công tác hỗ trợ khách hàng cho công ty.
                              - Giao diện tuỳ chọn ngôn ngữ anh-việt.
                              - Tính năng Option để giảm chi phí đầu tư tong dai và tăng tính linh động trong xây dựng tong dai cho công ty
                              - Tính bảo mật cao
                              * Nhược điểm:
                              - Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn tong dai analog do các máy nhánh phải là các điện thoại IP.
                              - Tính ổn định kém hơn tong dai analog
                              - Chỉ hoạt động được khi mạng LAN và đường truyền internet không bị đứt. Tuy nhiên, nếu đường truyền Internet bị đứt thì vẫn có khả năng gọi theo đường PSTN thông thường.
                              3. Cách ứng dụng:
                              * Doanh nghiệp vừa và lớn:
                              Sơ đồ ứng dụng:
                              - Hệ thống IP Star Standard:
                              o Card 16 đường trung kế / E1 kết nối với Bưu điện;
                              o 2 điện thoại analog;
                              o 2-100 điện thoại IP;
                              - Đường ADSL có tốc độ cao hơn hoặc bằng 512 Kbps;
                              Ứng dụng - Xử lý cuộc gọi:
                              - Có được đầy đủ tính năng của hệ thống IP Star Soho;
                              - Mọi liên lạc văn phòng chính và văn phòng chi nhánh đều được thực hiện qua đường IP miễn phí;
                              - Mọi liên lạc từ văn phòng chính đến những máy nội hạt của văn phòng chi nhánh đều được tính bằng phí nội hạt của văn phòng chi nhánh;
                              - Có thể nạp số thuê bao của nước ngoài vào tong dai để có thể gọi đến thuê bao của nước ngoài qua mạng IP với chi phí nội hạt của nước ngoài;
                              * Doanh nghiệp nhỏ.
                              Hệ thống IP Star SOHO:
                              o Card 2-4 đường trung kế kết nối với Bưu điện;
                              o 2 điện thoại analog;
                              o 2-20 điện thoại IP;
                              - Đường ADSL có tốc độ cao hơn hoặc bằng 128 Kbps;
                              Ứng dụng - Xử lý cuộc gọi:
                              - Có được đầy đủ tính năng của hệ thống IP Star;
                              - Các cuộc gọi sẽ được trả lời tự động và chuyển đến thuê bao cần thiết (DISA) hoặc tự động phân phối cuộc gọi (ACD);
                              - Các cuộc gọi nội hạt sẽ được chuyển qua đường bưu điện như thông thường;
                              - Các cuộc gọi liên tỉnh, quốc tế được tự động chuyển qua hình thức VoIP tùy chọn: 171, 177, 178 hay pc2phone (yêu cầu phải mua và nạp thẻ trả trước) như Voice777, vinavoiz, vietvoice;
                              - Các cuộc gọi đến theo đường Bưu điện có thể được chuyển tiếp để gọi theo đường IP...
                              * Trạm điện thoại công cộng
                              - Hệ thống IP Star SOHO:
                              o Card 4 đường trung kế kết nối với Bưu điện (tương ứng với số buồng điện thoại công cộng);
                              o 4 điện thoại IP;
                              - Đường ADSL có tốc độ cao hơn hoặc bằng 128 Kbps;
                              Ứng dụng - Xử lý cuộc gọi:
                              - Hệ thống cài đặt sẵn các module tính cước cho dịch vụ điện thoại công cộng;
                              - Cần đăng ký 1 account trả sau hay mua và nạp thẻ trả trước của các dịch vụ PC2phone như Voice777, vinavoiz, vietvoice hay các dịch vụ Voip truyền thống như 171, 177, 178,...
                              - Hệ thống sẽ chọn dịch vụ tiết kiệm nhất theo thời điểm cho chủ cửa hàng.
                              Tong dai, Tổng đài PANASONIC, Tổng đài SIEMENS, Tổng đài NEC, Tổng đài điện thoại LG, Tổng đài ALCATEL, Tổng đài TOSHIBA, Tổng đài Hàn Quốc,Tổng đài Trung Quốc, Tổng đài IP

                              Comment


                              • #45
                                em có 2 em này các bác tham khảo dùm nhé
                                Card tong dai 8 thuê bao thường KX-TDA0173

                                Card tong dai 8 thuê bao thường KX-TDA0173 Dùng cho dòng tổng đài KX-TDA
                                Xuất xứ: Malaysia
                                Bảo hành: 12 Tháng Tại hãng


                                Hàng có tại: Hà Nội
                                Vận chuyển: Miễn phí vận chuyển 20km nội thành HN 1
                                Giá: 3,841,500 VND
                                197 USD

                                Card tong dai 16 thuê bao thường KX-TDA0174


                                Card tổng đài 16 thuê bao thường KX-TDA0174 Dùng cho dòng tổng đài TDA 100 và TDA200
                                Xuất xứ: Malaysia
                                Bảo hành: 12 Tháng Tại hãng hoặc Tại Megabuy

                                Chỉ bán online
                                Hàng có tại: Hà Nội
                                Vận chuyển: Miễn phí vận chuyển 20km nội thành HN 1
                                giá: 4,563,000 VND
                                234 USD

                                Tổng đài điện thoại, Tổng đài panasonic, Tong dai,

                                Comment

                                Working...
                                X