Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc về tổng đài IP

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Xin được tóm tắt các thảo luận trong thread này. Mời các bạn tiếp tục thảo luận.


    Hỏi:

    Gần đây tôi nghe về tổng đài IP cũng nhiều nhưng cũng không hiểu rõ lắm, có một số khái niệm hiểu không rõ, post lên, mong mọi người giải thícg giúp:

    1. Tổng đài IP có phải còn được gọi là IP PABX hay IP Telephony không? Nghe 3 từ này loạn cả lên nhưng theo tôi hiểu loáng thoáng thì nó là một.

    2. Tổng đài IP và các Voice GW khác nhau không? Mình thường nghe người ta nói là sẽ dùng các router Cisco như dòng 2800 series để làm các voice gw. Nếu vậy thì con tổng đài IP sẽ là gì?

    3. Giao tiếp với mạng PSTN của các tổng đài IP này là giao tiếp kiểu gì? Theo SD biết thì trên các tổng đài truyền thống (vd như các tổng đài Panasonic phổ biến) thì nó có các card CO để nối các line trung kế từ bưu điện kéo vào. Các máy con thì cắm vào những lỗ extension.

    Tuy nhiên, với tổng đài IP dùng với các IP Phone thì tôi hiểu phần mở rộng (extension) có thể sẽ là 1 cổng ethernet cắm thẳng vào switch, các IP Phone chỉ việc khai báo gateway trỏ về địa chỉ của con tổng đài IP là xong. Nếu đúng như vậy thì về lý thuyết là 1 con tổng đài IP có khả năng hỗ trợ rất nhiều máy nhánh miễnlà chúng có thể connect được tới nó, không hạn chế bởi số lượng physical port như tổng đài cũ.

    Vậy phần cổng cắm các line trung kế thì sẽ như thế nào? Chẳng hạn có cỡ 200 line in (200 trung kế) thì sắm sửa như thế nào?

    Cám ơn mọi người đã đọc

    Trả lời từ các thành viên:


    I. Định nghĩa:


    Tổng đài IP (tiếng Anh là IP PBX) là một thành phần trong giải pháp/hệ thống IP Telephony. Để triển khai IP Telephony bạn cần có tổng đài IP, điện thoại IP, ATA, Gateway các loại, đường truyền (leased line, internet, LAN, WAN,...). Một số tính năng được tích hợp trên tổng đài IP hoặc có thể nằm trên các server khác nhau. Ví dụ một tổng đài IP có thể bao gồm SIP/H323 server, SIP/H323 proxy, IVR server, Recording server, Gateway (FXS, FXO, E1 Port),... Các thành phần này cũng có thể được các hãng bán rời từng thiết bị, gói phần mềm.

    II. Các thành phần chức năng của IP-PBX

    IP PBX thường có các khối chức năng sau:

    II.1. Call Server / Communication Server / Call Manager...

    Tùy theo sản phẩm của các hãng mà có tên khác nhau. Thành phần này đóng vai trò trung tâm điều khiển toàn bộ hệ thống, xử lý cuộc gọi, là thiết bị có chức năng báo hiệu và định tuyến cuộc gọi. Ví dụ như gọi từ số máy 123 đến số máy 456 thì như thế nào

    II.2. Media Gateway:

    Gateway là thiết bị chuyển đổi giữa 2 môi trường. Bạn dùng gateway để chuyển đổi giữa tín hiệu thoại analog thành các gói tin truyền trên mạng.,... Chứa các card giao tiếp với public network hoặc card thuê bao. Đối với các thuê bao là analog hoặc digital thì các card thuê bao sẽ là các loại card tương ứng. Đối với trường hợp subscriber là IP thì MG có thể chứa các DSP. Card giao tiếp với public network thì có thể là card analog trunk, hoặc các card E1/T1. Khi số lượng đường trung kế nhiều, người ta ko sử dụng các card analog trunk mà sử dụng các card E1/T1 để tiết kiệm slot trên tổng đài, tiết kiệm số line được kéo từ tổng đài bưu điện đến PBX.

    GW chính là giao tiếp với PSTN, tổng đài IP hay còn được coi như một media server làm các nhiệm vụ call processing, media processing. Nếu dùng Cisco, có thể dùng 2800. Lúc này, Cisco 2800 chỉ làm chức năng gateway, tức là bạn kết nối điện thoại analog vào port FXS, sau đó router này sẽ làm nhiệm vụ chuyển tín hiệu thoại analog thành các gói tin và ngược lại. Trong một số trường hợp gọi đơn giản như gọi trực tiếp giữa 2 gateway với nhau thì bạn không cần tổng đài. Trong trường hợp cần định tuyến cuộc gọi phức tạp thì bạn phải sử dụng tổng đài (ví dụ như dùng Cisco Call Manager, Asterisk).
    Ở hệ thống IP-PABX như của Avaya các media gateway giao tiếp với PSTN, các media gateway này connect với media server hoặc connect với các media gateway khác (tùy theo topo lớn hay nhỏ). Các media gw này thực chất là các stackable and modular hardware, bạn có thể cắm thêm vào các module phục vụ cho E1, analog, annoucement...

    IP-PABX như Asterisk chẳng hạn sẽ giao tiếp với PSTN qua các card (1,2,4..port E1/T1 or FXO/FXS) nên trên lý thuyết chỉ cần main đủ khe PCI là có thể mở rộng thoải mái. Hệ thống Asterisk do đó có thể gọi điện, voice Mail, voice conference, Video Conference. Tổng đài Asterisk có thể giao tiếp Card PCI hoặc gateway để gọi PSTN. Các thiết bị để gọi là IP phone, ATA, Softphone X-lite đều đã thử nghiệm và chạy rất tốt.

    Việc sử dụng Card PCI để giao tiếp PSTN thì cũng có một vài nhược điểm như : số lượng có hạn khe cắm PCI (nếu bạn dùng máy tính PC thông thường là tổng đài thì sử dụng khoảng 6 line trở lại thôi), nếu công ty có nhiều chi nhánh thì nên sài GAteway có port FXO để gọi PSTN, dùng Gateway sẽ không phụ thuộc vào vị trí của tổng đài và có thể ứng dụng việc " gọi liên tỉnh PSTN nhưng trả cước PSTN nội hạt ".

    II.3. Signaling: Module báo hiệu.

    Thường thì module này quản lý báo hiệu dùng các giao thức như H.323, SIP...Có hãng thiết kế các module trên riêng thành từng phần nhưng cũng có hãng tích hợp tất cả lại với nhau. Về kết nối trung kế, thì như đã nói gateway có thể được tách riêng khỏi tổng đài hoặc tích hợp trên tổng đài. Trong trường hợp bạn dùng nhiều trung kế thì thông thường sử dụng gateway riêng. Các gateway này hỗ trợ các cổng E1 (bằng 30 kênh thoại), hoặc các line FXO (CO line). Số lượng lớn thì gắn thêm card trên gateway hoặc dùng nhiều gateway. Khi này các gateway kết nối đến tổng đài IP qua các trung kế IP.

    Đối với thiết bị Cisco, khi số lượng trung kế ko nhiều (chẳng hạn dưới 8 đường) thì người ta hay dùng card FXO cắm trên router. Trong trường hợp nhiều hơn, có thể dùng AS5xxx nhưng không khả thi vì tốn kém và ko hiệu quả. Thêm vào đó, Cisco ko phải là hãng chuyên về tổng đài, đặc biệt là TDM PBX. Với các hãng khác thì cần thêm trung kế thì cắm card trunk, cần thêm TDM subscriber thì cắm thêm các card subscriber và thêm MG.

    Tuy nhiên, số lượng đường trunk cần phải được tính toán một cách chi tiết để tránh lãng phí và khả năng xảy ra nghẽn mạng là thấp nhất. Có thể sử dụng các công thức Erlang để tính số trung kế tuy nhiên công thức này khá rắc rối và phức tạp. Để ước lượng một cách tương đối, có thể sử dụng một vài tỉ lệ như 1 trunk: 3, 5, 7 thuê bao. Càng nhiều thuê bao trên 1 đường trunk thì khả năng nghẽn của hệ thống càng cao. Chẳng hạn 200 đường trunk thì có thể phục vụ cho 600 thuê bao hoặc nhiều hơn (với tỉ lệ 1:3).

    III. So sánh ưu và nhược điểm đối với giải pháp truyền thống

    III.1 Ưu điểm:

    Tổng đài IP có nhiều ưu điểm hơn so với tổng đài TDM, chẳng hạn như:
    Gọn nhẹ hơn. Thay vì phải có rất nhiều MG để chứa card Analog/Digital thì giờ chỉ cần các card có chứa DSP. Tích hợp được với nhiều ứng dụng trên nền IP: voice/video conference, collaboration, Unified Com...Có thể hoạt động trên cùng 1 hạ tầng mạng, không phải tách ra làm 2 như các hệ thống TDM.

    III.2. Nhược điểm

    Thiết bị đầu cuối đắt. Tiền mua 1 IP Phone có thể mua được từ 10-30 cái analog phone. Chất lượng cuộc gọi tốt nhất cũng chỉ gần bằng so với thoại analog (dựa trên tiêu chí MOS). Thiết bị đầu cuối ko dùng lẫn đuợc. Nghĩa là IP Phone của Siemens ko thể đem lắp vào hệ thống tổng đài của Nortel hay Alcatel được. Trong khi điện thoại analog thì đem điện thoại Postef cắm vào cũng vẫn nghe gọi được.

    Dùng Asterisk thì rẻ thật, nhưng cũng đầy phiêu lưu. Asterisk rất phù hợp cho việc nghiên cứu công nghệ, phát triển nhưng có vẻ như chưa thích hợp lắm để đưa vào ứng dụng kinh doanh. Lí do là vì nếu muốn sử dụng Asterisk trong một doanh nghiệp thì quản trị hệ thống đòi hỏi phải có rất nhiều kiến thức: kiến thức về hệ điều hành Linux, kiến thức về VoIP, kiến thức về lập trình. Khi phát triển các ứng dụng Unified Communications thì đòi hỏi khối lượng công việc cho lập trình rất lớn.

    Giả sử chia ra làm 2 giai đoạn:
    - giai đoạn 1 sử dụng thoại TDM
    - giai đoạn 2 nâng cấp 1 phần lên thoại IP
    - giai đoạn 3 phát triển các ứng dụng UC

    Thế thì rõ ràng là chỉ có các tổng đài phổ biến mới đáp ứng được. Nhất là trong thời điểm hiện tại, thoại TDM vẫn là chủ yếu. Việc không có các card analog trunk và subscriber trên các tổng đài IP thuần túy là một trở ngại lớn. Có thể thấy một ví dụ rất rõ đó là sản phẩm CallManager của Cisco. Mặc dù có đội ngũ partner mạnh, thương hiệu nổi tiếng, các chiến lược marketing rất tốt nhưng Cisco vẫn không chiếm được nhiều thị phần trong mảng thoại. Trong khi đó Asterisk ko có nhiều người sử dụng, đội ngũ hỗ trợ phát triển ko nhiều, hoàn toàn mang tính chất tự phát. Chi phí ẩn cho việc sử dụng Asterisk là khá cao. Chất lượng cuộc gọi phụ thuộc rất nhiều vào đường truyền Internet , mà dùng net thì người ta không thể đảm bảo lúc nào cũng có được một băng thông cố định vì có nhiều khi có nhiều kết nối nên chất lượng cuộc gọi không đảm bảo bằng kỹ thuật đời cũ

    Yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi cao thì mới triển khai được , vì liên quan đến nhiều thứ về linux hoặc dùng phần mềm chạy bên win thì tốn tiền và cũng phức tạp không kém .

    Rất khó cấu hình cho softphone và hardphone vì đòi hỏi phải có kiến thức nền tảng về mạng, không giống như điện thoại truyền thống .

    Hiện nay ở việt nam luật pháp vẫn bảo hộ hệ thống kinh doanh thông tin của bưu điện , vì thế chưa cho phép kinh doanh voip ở trong nước. Khi bạn nói đến voip thì bạn phải hiểu là khách hàng tiêu thụ sản phảm, nhưng luật pháp thì cấm làm sao người ta triển phai được đây? Đó cũng là yếu tố mà làm cho mọi người bỏ cuộc chơi .

    IV. Về các thiết bị đầu cuối

    Về phần thiết bị IP Phone dùng cho các tổng đài IP: Mọi người đã nghe đến điện thoại VoIP rất nhiều và cũng biết nhiều lợi điểm của nó, thế nhưng vì sao nó vẫn chưa thay thế hoàn toàn điện thoại truyền thống? Rẻ và dễ dùng là ưu điểm của điện thoại truyền thống, chúng ta chỉ cần mua điện thoại về, cắm dây line và tiến hành gọi ngay lập tức. Hầu hết các giao thức của VoIP đều khó cấu hình và các điện thoại IP của nhiều hãng lại hoạt động không thông suốt với nhau.

    Chương trình Asterisk, một tổng đài PBX mã nguồn mở, do Mark Spencer khởi xướng đã làm cho việc ứng dụng VoIP trở nên đơn giản. Và, giao thức IAX chính là đáp án cho câu hỏi hóc búa đó.

    Không cần nhiều thiết lập phức tạp, dễ triển khai và tương thích cao chính là điểm nổi bật nhất của giao thức IAX. Giao thức này sử dụng lưu lượng băng thông dành cho tín hiệu, âm thanh và hình ảnh thuộc loại thấp nhất và hỗ trợ NAT trong suốt (Network Address Translation transparency). Bên cạnh đó, IAX dễ mở rộng cho sự phát triển về sau.

    Thay vì sử dụng giao thức truyền thời gian thực (RTP - Real-time Transport Protocol), IAX lại dùng giao thức UDP 4569 nên dùng header ít hơn. Việc sử dụng một cổng UDP giúp cho kỹ thuật viên dễ dàng kiểm soát mạng. Khi kết hợp với chuẩn nén G729 và với đường truyền 1Mbps, IAX có thể truyền đến 103 cuộc gọi, cao gần gấp 3 lần so với các giao thức khác. Bên cạnh đó, nhờ dùng lệnh ở dạng nhị phân nên tín hiệu truyền đi có độ trễ rất thấp so với các giao thức khác dùng lệnh bằng bảng mã ASCII .

    IAX chia thành tầng 2 và tầng 3 rất rõ ràng, có nghĩa rằng phần tín hiệu và phần âm thanh tách biệt nhau. Tuy tách biệt, nhưng giao thức này còn có nhiều cơ chế thông minh trong việc xử lý tín hiệu trong điều kiện băng thông hoặc tín hiệu kém.

    Việc dùng 4 byte làm header và sử dụng băng thông thấp giúp mọi người chú ý đến giao thức này nhiều hơn. Nếu có nhiều cuộc gọi đến cùng đích, tính năng IAX trunking giảm sự quá tải bằng cách nối dữ liệu từ nhiều kênh thành một gói tin, do đó không những số lượng gói tin truyền đi được giảm bớt mà số lượng header cũng giảm. Và việc này rất quan trọng đối với mạng không dây khi mà tốc độ hiện tại còn chậm và độ trễ cao.

    Hơn nữa, giao thức IAX rất đơn giản đến nỗi các chồng IP, IAX, giao diện TDM và các tính năng phát sinh ID khác có thể được thực hiện trong thiết bị chuyển đổi analog đầu cuối (analog terminal adapter – gọi tắt là ATA). Thiết bị ATA gồm một đầu Ethernet và một đầu điện thoại dùng để chuyển bất kỳ tính hiệu thoại dạng tương tự thành dạng số. Một thiết bị IAX ATA có thể được tạo từ một bộ vi xử lý 8bit, dung lượng RAM 4k byte và bộ nhớ flash bên trong 64k. Trong tương lai gần, mọi người đều có thể tạo một điện thoại IP từ những vật liệu trên với giá cỡ 10USD.

    Ngoài việc sử dụng điện thoại bàn, các nhà phát triển đã bổ sung thêm giao thức lai khác mang tên là mIAX cho phép các thiết bị di động sử dụng VoIP. Khi ở ngoài trời, chiếc điện thoại của bạn sẽ là GSM, khi trong công ty, nó sẽ là VoIP phone.

    Giao thức IAX đang được mở rộng thêm phần mã hóa và liên lạc nội bộ. Dù rằng giao thức IAX mới ra đời và chưa có tài liệu kỹ thuật nào nhưng vẫn được các công ty hỗ trợ hoặc mở rộng thiết bị hiện tại để tương thích. Mạng điện thoại truyền thống rất tin cậy vì nó đơn giản và ít xảy ra lỗi. Mục tiêu giao thức IAX cũng mong muốn VoIP trở nên đơn giản đến nỗi những nhân viên kỹ thuật kém nhất trong văn phòng cũng có thể mua một điện thoại IP rẻ tiền, cắm vào và tiến hành gọi ngay lập tức.

    Qua bài viết trên chắc các bạn đã thấy lợi ích rất lớn của VOIP, nếu bạn có điều kiện hãy thử xem. Các thiết bị phần cứng như Card giao tiếp PCI để gọi PSTN, điện thoại IP phone AT-530, Gateway AG-188, USB phone....
    Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

    Email : dangquangminh@vnpro.org
    https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

    Comment


    • #32
      Originally posted by camaptrang View Post
      Hè hè, em có thể hỏi cô bé này nhé hoaxuongrongf7@yahoo.com Thùy Linh nhé hy vọng là em sẽ thấy ngay kế bên mình mà cứ đi tìm kiếm chi xa xôi, nhớ là công việc làm ăn thui đó kẻo không anh CMT bị cấm cửa đấy nhá.
      NO1 đấy , em Linh này rất trẻ lại xinh đẹpvà rất là chu đáo, đã bảo là con gái tên Thùy Linh đều đẹp cả đấy ... he he he , mới 23t thôi nhưng là Project Manager ... khâm phục chưa, bên chổ cô bé có 1 rừng đồ chơi Asterisk luôn ???
      ---o0o---
      Mình dạo vòng vòng trên internet thì thấy anh em trên site này đánh giá Asterisk khá thấp so với các site khác, và hình như không có hứng thú thì phải ... mình cũng rất ngạc nhiên.
      Skype Phone thì hiện nay có khá nhiều, thiết bị này còn có loại giống hệt cái Di động chỉ khác là nó không sài Mobiphone Vinaphone hay mà là sài Wifi + Skype ...
      giá của các thiết bị USB hay wifi skype này khá là rẽ từ 10$ - 150$, mình đang có kế hoạch làm 1 hệ thống cho cty với như sau :
      - 1 Asterisk Server / HCM / 10 -> 30 FXO
      - Các máy nhánh của những nhân vật quan trọng và cần thiết khoảng 40 - 50 máy Grandstream.
      - Các máy nhánh của nhân viên có PC thì dùng softphone + USB phone để dễ dàng nghe gọi hơn là dùng Head phone
      - Các chi nhánh dùng VOIP Gateway
      => thực ra bên mình có 2 vấn đề cần giải quyết đó là :
      + Line Internet với chi phí như thế nào là khả thi nhất vì nó là 1 trong những cản trở chính để triển khai nó.
      + Các thiết bị Switch + Router đều đang không đáp ứng được VOIP nhất là các PORT cho voip chưa có.
      -----o0o-----
      Còn anh em nào nói đến vấn đề tại sao CMT quan tâm nhiều đến Asterisk thì mình quan niệm khác mấy bạn và mình copy một đoạn phát biểu của 1 thành viên ở diễn đàn open source nó cũng là quan điểm của CMT:
      Phát triển các phần mềm ứng dụng cho IP PBX Trixbox này sẽ chạy trên nền Window hay Linux.

      Lần trước em có tiếp xúc với phần mềm CTI và lập trình của LG-Nortel. Nói chung là tương đối thân thiện. (Hình như là giao tiếp qua ATI).
      Hy vọng thời gian tới Asterisk nói chung hay Trixbox nói riêng sẽ phát triển. Mạng mẽo dạo này ngon hơn nhiều rồi. Anh em làm Voice ngày càng có nhiều cơ hội phát triển.
      Dang Duy Khanh
      Sales Executive.
      Internet Department.
      Vietnam Datacommunication Centre1
      Cell phone: +84 (0) 904 010 660
      Email: duykhanh@vdc.com.vn
      Website: http://vdc.com.vn

      Comment


      • #33
        Originally posted by hieu_voip View Post
        ...
        - Còn đối với phần cứng thì không cần phải sài hàng Cisco , bạn có thể dùng Card TDM của ATCOM , Gateway của Soundwin. Chi phí khá rẻ. Công ty tôi đầu tư cả hệ thống VoIP gồm : 3 chi nhánh, 100 máy nhánh ( 20 máy điện thoại IP phone, 40 máy điện thoại Analoge, và softphone), 10 line PSTN . Tổng chi phí đầu tư chỉ khoảng 3300 USD thôi.
        ...
        Chào anh Hiếu, công ty anh dùng 100 máy nhánh và 10 line PSTN, như vậy có lẽ anh đang dùng Gateway có cổng FXO phải không ạ?
        Vì nếu dùng card PCI như TDM400 có 2 FXO và 2 FXS thì đối với 1 PC thông thường có 3 khe PCI sẽ cắm được 3 card và có tối đa 6 line PSTN < 10 line.

        Tôi mới nghiên cứu Trixbox được 1 tuần, đang cần xây dựng tổng đài cho cơ quan với khoảng 200 máy nhánh. Mong anh và mọi người giúp đỡ.

        Comment


        • #34
          Originally posted by dinhhungcd View Post
          Chào anh Hiếu, công ty anh dùng 100 máy nhánh và 10 line PSTN, như vậy có lẽ anh đang dùng Gateway có cổng FXO phải không ạ?
          Vì nếu dùng card PCI như TDM400 có 2 FXO và 2 FXS thì đối với 1 PC thông thường có 3 khe PCI sẽ cắm được 3 card và có tối đa 6 line PSTN < 10 line.

          Tôi mới nghiên cứu Trixbox được 1 tuần, đang cần xây dựng tổng đài cho cơ quan với khoảng 200 máy nhánh. Mong anh và mọi người giúp đỡ.

          Giá thành 1 TDM400 khoảng 8 triệu đồng. Có ai biết giá thành 1 gateway có cổng FXO và chất lượng tốt khoảng bao nhiêu không ạ?

          Có phải gateway đó có thể cắm được rất nhiều line PSTN nên chỉ cần mua một cái là có thể đủ dùng, như trong trường hợp có 200 máy nhánh chẳng hạn.

          Comment


          • #35
            Chao cac ban.Minh hien dang Tim hieu ve tong dai de ung dung trong cong ty.Minh co mot may PC chay phan mem ATerisk now va co mot Card Digium TDM(voi 3 FXO).Minh da truy cap vao May PC chay Aterisk thong wa giao dien web.Minh moi tim hieu ve tong dai nen chua biet gi ve tong dai ca.Hien nay minh rat can tai lieu cau hinh Aterisknow thong wa giao dien web de co the xay dung mot tong dai.Neu co bai lab thi cang tot.Rat mong cac Pro giup do

            Comment


            • #36
              Hi a mọi người
              Hiện em đang làm luận văn về hệ thống Cisco Unified CallManager
              Tuần này thầy kêu phải báo cáo về CDR của con CUCM này
              Yêu cầu của thầy là phải:
              - báo cáo được thời gian gọi
              - Số nào gọi cho số nào (mạng Lan thui nha anh)
              - ngày giờ gọi của 1 IP phone nào đó trong 1 tháng (nói chung là thống kê được các cuộc gọi)
              Sau khi tìm hiểu em chỉ thấy CDR nó chỉ thể hiện nào là System report (QOS, Traffic), Devide report (Route plan, gateway...) mà không thấy những cái mà em cần (những cái em cần thực ra nó chỉ đơn giản như trên em trình bày thui). Em đã kết nối và gọi thử bằng 2 IP phone trong mạng nội bộ, nhưng khi vào phần CDR analysis and reporting và export ra thì nó không xuất ra số nào hết mà chỉ đơn thuần là chữ thôi (em đã thử hỏi vài thầy trong bộ môn mạng của trường thì đa số các thầy nói là kô chuyên về CUCM này, riêng có 1 thầy tư vấn là VDC2 đã từng xài con này và từng có những yêu cầu tương tự nhưng Cisco bó tay, nếu thực vậy thì em sẽ giải thích lại cho thầy hướng dẫn)
              Mong các anh tư vấn và hướng dẫn em giải đáp khúc mắc này
              Chân thành cám ơn mấy anh và mấy bạn
              Đây là kết quả có được
              Attached Files

              Comment


              • #37
                Originally posted by hungnhno85 View Post
                Giá thành 1 TDM400 khoảng 8 triệu đồng. Có ai biết giá thành 1 gateway có cổng FXO và chất lượng tốt khoảng bao nhiêu không ạ?

                Có phải gateway đó có thể cắm được rất nhiều line PSTN nên chỉ cần mua một cái là có thể đủ dùng, như trong trường hợp có 200 máy nhánh chẳng hạn.
                --> Kết nối với PSTN sử dụng gateway có cổng FXO, 1 gateway có thể có nhiều cổng FXO tương ứng số line PSTN bạn cần kết nối, ví dụ : loại 2 FXO, 4 FXO, 8 FXO v.v...
                --> Kết nối với điện thoại analog sử dụng loại gateway có cổng FXS. 1 gateway FXS cũng có nhiều cổng FXS như gateway FXO.

                giá thì cứ tính theo số lượng cổng rồi nhân lên : D, ví dụ : loại 8FXO thì khoảng hơn 300$
                If I\'m wrong, please Correct me !!!!.
                Thanks so much, my friends !!!!!!

                prepro

                Comment


                • #38
                  Bạn đọc các bài viết về kiến thức căn bản VoIP và tìm các sách viết về VoIP tại đây:


                  Có thể bạn sẽ lựa chọn VoIP open source đó ?
                  Diễn đàn công nghệ VoIP Việt Nam
                  http://www.vnvoip.info

                  Comment


                  • #39
                    Originally posted by dangquangminh View Post
                    Xin được tóm tắt các thảo luận trong thread này. Mời các bạn tiếp tục thảo luận.


                    Hỏi:

                    Gần đây tôi nghe về tổng đài IP cũng nhiều nhưng cũng không hiểu rõ lắm, có một số khái niệm hiểu không rõ, post lên, mong mọi người giải thícg giúp:

                    1. Tổng đài IP có phải còn được gọi là IP PABX hay IP Telephony không? Nghe 3 từ này loạn cả lên nhưng theo tôi hiểu loáng thoáng thì nó là một.

                    2. Tổng đài IP và các Voice GW khác nhau không? Mình thường nghe người ta nói là sẽ dùng các router Cisco như dòng 2800 series để làm các voice gw. Nếu vậy thì con tổng đài IP sẽ là gì?

                    3. Giao tiếp với mạng PSTN của các tổng đài IP này là giao tiếp kiểu gì? Theo SD biết thì trên các tổng đài truyền thống (vd như các tổng đài Panasonic phổ biến) thì nó có các card CO để nối các line trung kế từ bưu điện kéo vào. Các máy con thì cắm vào những lỗ extension.

                    Tuy nhiên, với tổng đài IP dùng với các IP Phone thì tôi hiểu phần mở rộng (extension) có thể sẽ là 1 cổng ethernet cắm thẳng vào switch, các IP Phone chỉ việc khai báo gateway trỏ về địa chỉ của con tổng đài IP là xong. Nếu đúng như vậy thì về lý thuyết là 1 con tổng đài IP có khả năng hỗ trợ rất nhiều máy nhánh miễn là chúng có thể connect được tới nó, không hạn chế bởi số lượng physical port như tổng đài cũ.

                    Vậy phần cổng cắm các line trung kế thì sẽ như thế nào? Chẳng hạn có cỡ 200 line in (200 trung kế) thì sắm sửa như thế nào?

                    Cám ơn mọi người đã đọc

                    Trả lời từ các thành viên:


                    I. Định nghĩa:


                    Tổng đài IP (tiếng Anh là IP PBX) là một thành phần trong giải pháp/hệ thống IP Telephony. Để triển khai IP Telephony bạn cần có tổng đài IP, điện thoại IP, ATA, Gateway các loại, đường truyền (leased line, internet, LAN, WAN,...). Một số tính năng được tích hợp trên tổng đài IP hoặc có thể nằm trên các server khác nhau. Ví dụ một tổng đài IP có thể bao gồm SIP/H323 server, SIP/H323 proxy, IVR server, Recording server, Gateway (FXS, FXO, E1 Port),... Các thành phần này cũng có thể được các hãng bán rời từng thiết bị, gói phần mềm.

                    II. Các thành phần chức năng của IP-PBX

                    IP PBX thường có các khối chức năng sau:

                    II.1. Call Server / Communication Server / Call Manager...

                    Tùy theo sản phẩm của các hãng mà có tên khác nhau. Thành phần này đóng vai trò trung tâm điều khiển toàn bộ hệ thống, xử lý cuộc gọi, là thiết bị có chức năng báo hiệu và định tuyến cuộc gọi. Ví dụ như gọi từ số máy 123 đến số máy 456 thì như thế nào

                    II.2. Media Gateway:

                    Gateway là thiết bị chuyển đổi giữa 2 môi trường. Bạn dùng gateway để chuyển đổi giữa tín hiệu thoại analog thành các gói tin truyền trên mạng.,... Chứa các card giao tiếp với public network hoặc card thuê bao. Đối với các thuê bao là analog hoặc digital thì các card thuê bao sẽ là các loại card tương ứng. Đối với trường hợp subscriber là IP thì MG có thể chứa các DSP. Card giao tiếp với public network thì có thể là card analog trunk, hoặc các card E1/T1. Khi số lượng đường trung kế nhiều, người ta ko sử dụng các card analog trunk mà sử dụng các card E1/T1 để tiết kiệm slot trên tổng đài, tiết kiệm số line được kéo từ tổng đài bưu điện đến PBX.

                    GW chính là giao tiếp với PSTN, tổng đài IP hay còn được coi như một media server làm các nhiệm vụ call processing, media processing. Nếu dùng Cisco, có thể dùng 2800. Lúc này, Cisco 2800 chỉ làm chức năng gateway, tức là bạn kết nối điện thoại analog vào port FXS, sau đó router này sẽ làm nhiệm vụ chuyển tín hiệu thoại analog thành các gói tin và ngược lại. Trong một số trường hợp gọi đơn giản như gọi trực tiếp giữa 2 gateway với nhau thì bạn không cần tổng đài. Trong trường hợp cần định tuyến cuộc gọi phức tạp thì bạn phải sử dụng tổng đài (ví dụ như dùng Cisco Call Manager, Asterisk).
                    Ở hệ thống IP-PABX như của Avaya các media gateway giao tiếp với PSTN, các media gateway này connect với media server hoặc connect với các media gateway khác (tùy theo topo lớn hay nhỏ). Các media gw này thực chất là các stackable and modular hardware, bạn có thể cắm thêm vào các module phục vụ cho E1, analog, annoucement...

                    IP-PABX như Asterisk chẳng hạn sẽ giao tiếp với PSTN qua các card (1,2,4..port E1/T1 or FXO/FXS) nên trên lý thuyết chỉ cần main đủ khe PCI là có thể mở rộng thoải mái. Hệ thống Asterisk do đó có thể gọi điện, voice Mail, voice conference, Video Conference. Tổng đài Asterisk có thể giao tiếp Card PCI hoặc gateway để gọi PSTN. Các thiết bị để gọi là IP phone, ATA, Softphone X-lite đều đã thử nghiệm và chạy rất tốt.

                    Việc sử dụng Card PCI để giao tiếp PSTN thì cũng có một vài nhược điểm như : số lượng có hạn khe cắm PCI (nếu bạn dùng máy tính PC thông thường là tổng đài thì sử dụng khoảng 6 line trở lại thôi), nếu công ty có nhiều chi nhánh thì nên sài GAteway có port FXO để gọi PSTN, dùng Gateway sẽ không phụ thuộc vào vị trí của tổng đài và có thể ứng dụng việc " gọi liên tỉnh PSTN nhưng trả cước PSTN nội hạt ".

                    II.3. Signaling: Module báo hiệu.

                    Thường thì module này quản lý báo hiệu dùng các giao thức như H.323, SIP...Có hãng thiết kế các module trên riêng thành từng phần nhưng cũng có hãng tích hợp tất cả lại với nhau. Về kết nối trung kế, thì như đã nói gateway có thể được tách riêng khỏi tổng đài hoặc tích hợp trên tổng đài. Trong trường hợp bạn dùng nhiều trung kế thì thông thường sử dụng gateway riêng. Các gateway này hỗ trợ các cổng E1 (bằng 30 kênh thoại), hoặc các line FXO (CO line). Số lượng lớn thì gắn thêm card trên gateway hoặc dùng nhiều gateway. Khi này các gateway kết nối đến tổng đài IP qua các trung kế IP.

                    Đối với thiết bị Cisco, khi số lượng trung kế ko nhiều (chẳng hạn dưới 8 đường) thì người ta hay dùng card FXO cắm trên router. Trong trường hợp nhiều hơn, có thể dùng AS5xxx nhưng không khả thi vì tốn kém và ko hiệu quả. Thêm vào đó, Cisco ko phải là hãng chuyên về tổng đài, đặc biệt là TDM PBX. Với các hãng khác thì cần thêm trung kế thì cắm card trunk, cần thêm TDM subscriber thì cắm thêm các card subscriber và thêm MG.

                    Tuy nhiên, số lượng đường trunk cần phải được tính toán một cách chi tiết để tránh lãng phí và khả năng xảy ra nghẽn mạng là thấp nhất. Có thể sử dụng các công thức Erlang để tính số trung kế tuy nhiên công thức này khá rắc rối và phức tạp. Để ước lượng một cách tương đối, có thể sử dụng một vài tỉ lệ như 1 trunk: 3, 5, 7 thuê bao. Càng nhiều thuê bao trên 1 đường trunk thì khả năng nghẽn của hệ thống càng cao. Chẳng hạn 200 đường trunk thì có thể phục vụ cho 600 thuê bao hoặc nhiều hơn (với tỉ lệ 1:3).

                    III. So sánh ưu và nhược điểm đối với giải pháp truyền thống

                    III.1 Ưu điểm:

                    Tổng đài IP có nhiều ưu điểm hơn so với tổng đài TDM, chẳng hạn như:
                    Gọn nhẹ hơn. Thay vì phải có rất nhiều MG để chứa card Analog/Digital thì giờ chỉ cần các card có chứa DSP. Tích hợp được với nhiều ứng dụng trên nền IP: voice/video conference, collaboration, Unified Com...Có thể hoạt động trên cùng 1 hạ tầng mạng, không phải tách ra làm 2 như các hệ thống TDM.

                    III.2. Nhược điểm

                    Thiết bị đầu cuối đắt. Tiền mua 1 IP Phone có thể mua được từ 10-30 cái analog phone. Chất lượng cuộc gọi tốt nhất cũng chỉ gần bằng so với thoại analog (dựa trên tiêu chí MOS). Thiết bị đầu cuối ko dùng lẫn đuợc. Nghĩa là IP Phone của Siemens ko thể đem lắp vào hệ thống tổng đài của Nortel hay Alcatel được. Trong khi điện thoại analog thì đem điện thoại Postef cắm vào cũng vẫn nghe gọi được.

                    Dùng Asterisk thì rẻ thật, nhưng cũng đầy phiêu lưu. Asterisk rất phù hợp cho việc nghiên cứu công nghệ, phát triển nhưng có vẻ như chưa thích hợp lắm để đưa vào ứng dụng kinh doanh. Lí do là vì nếu muốn sử dụng Asterisk trong một doanh nghiệp thì quản trị hệ thống đòi hỏi phải có rất nhiều kiến thức: kiến thức về hệ điều hành Linux, kiến thức về VoIP, kiến thức về lập trình. Khi phát triển các ứng dụng Unified Communications thì đòi hỏi khối lượng công việc cho lập trình rất lớn.

                    Giả sử chia ra làm 2 giai đoạn:
                    - giai đoạn 1 sử dụng thoại TDM
                    - giai đoạn 2 nâng cấp 1 phần lên thoại IP
                    - giai đoạn 3 phát triển các ứng dụng UC

                    Thế thì rõ ràng là chỉ có các tổng đài phổ biến mới đáp ứng được. Nhất là trong thời điểm hiện tại, thoại TDM vẫn là chủ yếu. Việc không có các card analog trunk và subscriber trên các tổng đài IP thuần túy là một trở ngại lớn. Có thể thấy một ví dụ rất rõ đó là sản phẩm CallManager của Cisco. Mặc dù có đội ngũ partner mạnh, thương hiệu nổi tiếng, các chiến lược marketing rất tốt nhưng Cisco vẫn không chiếm được nhiều thị phần trong mảng thoại. Trong khi đó Asterisk ko có nhiều người sử dụng, đội ngũ hỗ trợ phát triển ko nhiều, hoàn toàn mang tính chất tự phát. Chi phí ẩn cho việc sử dụng Asterisk là khá cao. Chất lượng cuộc gọi phụ thuộc rất nhiều vào đường truyền Internet , mà dùng net thì người ta không thể đảm bảo lúc nào cũng có được một băng thông cố định vì có nhiều khi có nhiều kết nối nên chất lượng cuộc gọi không đảm bảo bằng kỹ thuật đời cũ

                    Yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi cao thì mới triển khai được , vì liên quan đến nhiều thứ về linux hoặc dùng phần mềm chạy bên win thì tốn tiền và cũng phức tạp không kém .

                    Rất khó cấu hình cho softphone và hardphone vì đòi hỏi phải có kiến thức nền tảng về mạng, không giống như điện thoại truyền thống .

                    Hiện nay ở việt nam luật pháp vẫn bảo hộ hệ thống kinh doanh thông tin của bưu điện , vì thế chưa cho phép kinh doanh voip ở trong nước. Khi bạn nói đến voip thì bạn phải hiểu là khách hàng tiêu thụ sản phảm, nhưng luật pháp thì cấm làm sao người ta triển phai được đây? Đó cũng là yếu tố mà làm cho mọi người bỏ cuộc chơi .

                    IV. Về các thiết bị đầu cuối

                    Về phần thiết bị IP Phone dùng cho các tổng đài IP: Mọi người đã nghe đến điện thoại VoIP rất nhiều và cũng biết nhiều lợi điểm của nó, thế nhưng vì sao nó vẫn chưa thay thế hoàn toàn điện thoại truyền thống? Rẻ và dễ dùng là ưu điểm của điện thoại truyền thống, chúng ta chỉ cần mua điện thoại về, cắm dây line và tiến hành gọi ngay lập tức. Hầu hết các giao thức của VoIP đều khó cấu hình và các điện thoại IP của nhiều hãng lại hoạt động không thông suốt với nhau.

                    Chương trình Asterisk, một tổng đài PBX mã nguồn mở, do Mark Spencer khởi xướng đã làm cho việc ứng dụng VoIP trở nên đơn giản. Và, giao thức IAX chính là đáp án cho câu hỏi hóc búa đó.

                    Không cần nhiều thiết lập phức tạp, dễ triển khai và tương thích cao chính là điểm nổi bật nhất của giao thức IAX. Giao thức này sử dụng lưu lượng băng thông dành cho tín hiệu, âm thanh và hình ảnh thuộc loại thấp nhất và hỗ trợ NAT trong suốt (Network Address Translation transparency). Bên cạnh đó, IAX dễ mở rộng cho sự phát triển về sau.

                    Thay vì sử dụng giao thức truyền thời gian thực (RTP - Real-time Transport Protocol), IAX lại dùng giao thức UDP 4569 nên dùng header ít hơn. Việc sử dụng một cổng UDP giúp cho kỹ thuật viên dễ dàng kiểm soát mạng. Khi kết hợp với chuẩn nén G729 và với đường truyền 1Mbps, IAX có thể truyền đến 103 cuộc gọi, cao gần gấp 3 lần so với các giao thức khác. Bên cạnh đó, nhờ dùng lệnh ở dạng nhị phân nên tín hiệu truyền đi có độ trễ rất thấp so với các giao thức khác dùng lệnh bằng bảng mã ASCII .

                    IAX chia thành tầng 2 và tầng 3 rất rõ ràng, có nghĩa rằng phần tín hiệu và phần âm thanh tách biệt nhau. Tuy tách biệt, nhưng giao thức này còn có nhiều cơ chế thông minh trong việc xử lý tín hiệu trong điều kiện băng thông hoặc tín hiệu kém.

                    Việc dùng 4 byte làm header và sử dụng băng thông thấp giúp mọi người chú ý đến giao thức này nhiều hơn. Nếu có nhiều cuộc gọi đến cùng đích, tính năng IAX trunking giảm sự quá tải bằng cách nối dữ liệu từ nhiều kênh thành một gói tin, do đó không những số lượng gói tin truyền đi được giảm bớt mà số lượng header cũng giảm. Và việc này rất quan trọng đối với mạng không dây khi mà tốc độ hiện tại còn chậm và độ trễ cao.

                    Hơn nữa, giao thức IAX rất đơn giản đến nỗi các chồng IP, IAX, giao diện TDM và các tính năng phát sinh ID khác có thể được thực hiện trong thiết bị chuyển đổi analog đầu cuối (analog terminal adapter – gọi tắt là ATA). Thiết bị ATA gồm một đầu Ethernet và một đầu điện thoại dùng để chuyển bất kỳ tính hiệu thoại dạng tương tự thành dạng số. Một thiết bị IAX ATA có thể được tạo từ một bộ vi xử lý 8bit, dung lượng RAM 4k byte và bộ nhớ flash bên trong 64k. Trong tương lai gần, mọi người đều có thể tạo một điện thoại IP từ những vật liệu trên với giá cỡ 10USD.

                    Ngoài việc sử dụng điện thoại bàn, các nhà phát triển đã bổ sung thêm giao thức lai khác mang tên là mIAX cho phép các thiết bị di động sử dụng VoIP. Khi ở ngoài trời, chiếc điện thoại của bạn sẽ là GSM, khi trong công ty, nó sẽ là VoIP phone.

                    Giao thức IAX đang được mở rộng thêm phần mã hóa và liên lạc nội bộ. Dù rằng giao thức IAX mới ra đời và chưa có tài liệu kỹ thuật nào nhưng vẫn được các công ty hỗ trợ hoặc mở rộng thiết bị hiện tại để tương thích. Mạng điện thoại truyền thống rất tin cậy vì nó đơn giản và ít xảy ra lỗi. Mục tiêu giao thức IAX cũng mong muốn VoIP trở nên đơn giản đến nỗi những nhân viên kỹ thuật kém nhất trong văn phòng cũng có thể mua một điện thoại IP rẻ tiền, cắm vào và tiến hành gọi ngay lập tức.

                    Qua bài viết trên chắc các bạn đã thấy lợi ích rất lớn của VOIP, nếu bạn có điều kiện hãy thử xem. Các thiết bị phần cứng như Card giao tiếp PCI để gọi PSTN, điện thoại IP phone AT-530, Gateway AG-188, USB phone....
                    Thank you! Em tìm mãi mà toàn tài liệu tiếng Anh không.
                    Nhiều thuật ngữ chuyên ngành quá. Các bác cho vài cái hình minh họa lên giùm đi. Đọc bo chả nhớ được gì cả. :(

                    Comment


                    • #40
                      Hì, công ty mình đang có 1 dự án về tổng đài IP của Mitel,tổng đài này tuy chưa xuất hiện nhiều ở VN nhưng ở Châu Âu và Bắc Mĩ thì rất thông dụng, mình đã test thử thì thấy các ứng dụng thoại của tổng đài này rất đa dạng và hay, giá cả cũng rất ok, bạn nào thích tìm hiểu thì liên hệ mình số này nhé: 0934722972 gặp An.
                      Truong Ngoc An
                      Telecom Engineer, Kingdom Tech.
                      13th floor, 25D tower Nguyen Van Dau, Binh Thanh Dist.
                      Mobile: 0934722972

                      Comment


                      • #41
                        Các bạn cần thông tin về các thiết bị của tổng đài ip pbx liên hệ mình, zạo trước có mua để test nay không dùng nữa bạn nào cần liên hệ mình cho mượn.
                        Hổ trợ các sinh viên làm đồ án về Voice IP.

                        --------------------------
                        Name :Ho Ngoc An
                        phone: 0937 55 00 75

                        DSC

                        Email: hnan@dqn.vn
                        S3-S4, D2 Street, Ward 25, Binh Thanh District Ho Chi Minh City, Vietnam
                        P: 0937550075
                        --------------------------
                        CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DU HƯNG
                        Trụ sở: Lầu 6, tòa nhà Master, 41 - 43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, Tp HCM, VN
                        Văn phòng Bình Thạnh: 441/15B, Điện Biên Phủ, phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM, VN
                        Tel:
                        [COLOR=#49535A !important] (+84-8) 3512 6329
                        Fax: (+84-8) 3512 6322[/COLOR]

                        Comment


                        • #42
                          Tổng đài IP trên nền asterisk thật ra rất phổ biến, và hiện nay tại VN bên mình cũng đã triển khai thành công cho nhiều công ty vừa và nhỏ. Với lưu lượng 18.000 cuộc gọi SIP/tháng thì không gọi là nhiều, nhưng cũng đủ để khẳng định Asterisk là một giải pháp tốt cho tổng đài doanh nghiệp. Điều quan trọng là bạn phải biết tinh chỉnh, cấu hình và debug hệ thống Asterisk, chứ không đơn thuần chỉ cài đặt xong là dùng như nhiều bạn vẫn nghĩ.

                          Do diễn đàn này không chuyên về Asterisk, nên nếu muốn tham khảo chuyên sâu về asterisk thì các bạn có thể tham gia tìm hiểu và đặt câu hỏi tại http://diendan.baonguyen.vn.

                          Thân,
                          Dịch vụ Tư vấn, eStore, Diễn đàn hỗ trợ
                          Bao Nguyen IT Co., Ltd.
                          http://diendan.baonguyen.vn
                          WE MAKE IT!

                          Comment


                          • #43
                            Chào các bạn, hiện tại bên mình có các tổng đài thường và tổng đài ip, anh em nào muốn tìm hiểu hoặc tham quan thì qua cơ quan mình nhé, hàng có sẵn.
                            Liên hệ: www.tongdai.com.vn
                            Địa chỉ: 224 Tương Mai, Hà Nội
                            Tel: 04 36275055
                            Tổng đài điện thoại - Camera giám sát - Thiết bị ghi âm - Điện thoại hội nghị - Bộ đàm - Tai nghe điện thoại - Camera IP - Tổng đài IP - Điện thoại IP - Phần mềm tính cước.

                            Comment


                            • #44
                              Bên mình phân phối các tổng đài ip và điện thoại IP, bạn nào cần xem demo hoặc sản phẩm qua công ty mình nhé
                              Liên hệ: http://www.tongdai.com.vn
                              Tổng đài điện thoại - Camera giám sát - Thiết bị ghi âm - Điện thoại hội nghị - Bộ đàm - Tai nghe điện thoại - Camera IP - Tổng đài IP - Điện thoại IP - Phần mềm tính cước.

                              Comment


                              • #45
                                Originally posted by net-meeting
                                Việc sd Ip voice chắc chắn chất lượng không thể bằng PSTN nhưng về giá thành và mức đầu tư thì có rẻ hơn..

                                Mình hỏi chút là Asterick hoặc là HT Voice IP bên bạn có đáp ứng được Conference lên đến 30 điểm không?

                                Xin chỉ giùm tôi với nhé..

                                Thanks nhiều

                                YM: hiepgapr
                                Một cụm từ cơ bản mà Digium, Asteriskers hay nhắc đến đó là "Unlimited", unlimited extension, unlimited concurrent call, unlimited voicemail, và cũng đương nhiên là unlimited Conference room - Channel per room. Vấn đề chỉ là hạ tầng thiết bị mà thôi.
                                Mình cũng mới chỉ test thử phòng hội nghị 10 người, nhưng ở đây http://fonality.com/trixbox/node/40798 có người đã test phòng hội nghị 100 người. Hoặc để nắm rõ hơn các thông số test dung lượng của hệ thống Asterisk, bạn tham khảo ở đây http://www.voip-info.org/wiki/view/A...k+dimensioning
                                Nói thì nói vậy nhưng trong source code của Asterisk cũng có một điểm đó là biến CONF_SIZE của module meetme (asterisk/apps/app_meetme.c) được thiết lập ở mức 160, tức là Mark giới hạn concurrent của phòng hội nghị ở một ast box ở mức 160. Để mở rộng hơn nữa cũng có một số vấn đề tương đối củ chuối. Nhưng 160 đã đủ cho dung lượng mà bạn cần chưa?
                                KhoaNV - 0904824242 - khoa_informath
                                khoanv@welltech.vn - www.welltech.vn

                                Comment

                                Working...
                                X