Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tìm hiểu Vanet và ứng dung Vanet trong cuộc sống

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tìm hiểu Vanet và ứng dung Vanet trong cuộc sống

    Ngày nay, mạng Internet đã trở thành nền tảng chính cho sự trao đổi thông tin trên toàn cầu, có thể thấy một cách rõ ràng là Internet đã và đang tác động lên nhiều mặt của đời sống chúng ta từ việc tìm kiếm thông tin, trao đổi dữ liệu đến việc hoạt động thương mại, học tập nghiên cứu và làm việc trực tuyến, ... Ứng dụng của nó đã đóng góp rất nhiều trong cuộc sống con người về tất cả các lĩnh vực từ khoa học kỹ thuật, kinh tế, đời sống, văn học, nghệ thuật nó đã đưa con người tới gần nhau hơn giúp chúng ta có thể giải quyết một công việc một cách nhanh chóng.
    Trong một vài thập niên trở lại đây nghành công nghiệp nặng phát triển một trong các ngành đó phát triển nhất là giao thông vận tải, từ khi ra đời nó đã khẳng định được vị trí của mình trong cuộc sống con người, nó giúp con người tiết kiệm rất nhiều thời gian và sức lực. Tuy nhiên cũng phải kể đến vấn đề tai nạn giao thông xảy ra liên tục mà một trong những nguyên nhân lớn là sự chủ quan của các tài xế và người đi đường.
    Để giải quyết được vấn đề này cần có một hệ thống được tích hợp sẵn trên các xe tham gia giao thông, các thiết bị này phải hoạt động một cách tự động và có thể liên lạc được với nhau để hỗ trợ tài xế một cách tốt nhất. Dựa vào các ý tưởng trên hệ thống mạng Vanet ra đời và đã được triển khai thử nghiệm ở một số nước như Hàn Quốc, Mỹ, ... Ở Viêt Nam tuy đề tài này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu do khoa học kỹ thuật chưa phát triển, trang thiết bị còn thiếu thốn, nguồn đầu tư còn ít tuy nhiên nó cho thầy trong tương lại nó sẽ là bước đi đầu tiên của ngành xe cộ thông minh của thế giới và chúng ta sẽ không khỏi phủ nhận ứng dụng thiết thực của nó như thế nào đối với đời sống con người.
    Vậy Vanet là gì, tại sao lại có hệ thống Vanet, kiến trúc, ứng dụng của nó thế nào, phân loại ứng dụng của nó để làm gì, nguyên tắc hoạt động và ứng dụng của nó trong đời sống con người ra sao. Tất cả sẽ được mình giới thiệu sau đây.
    1. Vanet là gì?
    Nói một cách dễ hiểu có thể nói rằng Vanet là một hệ thống mạng mà trong đó các xe khi tham gia giao thông sẽ được trang bị một thiết bị thu/phát các tín hiệu với các xe lân cận, lúc này chúng sẽ trở thành các nút mạng như mạng Ad-hoc. Các xe sẽ liên lạc với nhau (Car-to-Car Communication, hay M2M) để chia sẽ thông tin lẫn nhau, thông tin ở đây là về tình trạng kẹt xe, traffic, thông tin về tai nạn giao thông, nguy hiểm cần tránh, từ đó có thể đưa ra các cảnh báo giúp ích cho người tham gia giao thông. Một chiếc xe cũng có thể trở thành một relay node để truyền tải thông tin cho xe khác, sử dụng chuẩn Wifi 802.11. Tóm lại, nó chính là mạng giữa các xe.
    2. Thế tại sao cần phải có hệ thống mạng Vanet?
    Thấy nó có vẻ hay đó nhưng liệu nó có cần thiết hay không? Trả lời: Có
    - Công nghiệp xe ngày càng phát triển, điều này thì ai cũng phải công nhận
    - Số vụ tai nạn ngày càng tăng. Theo thông kê của của các nhà quản lý trên thế giới thì 1s có một người chết và 5s thì có một người chết vì vấn đề tai nạn giao thông, đây thực sự là một con số khủng khiếp nếu chúng ta lấy tổng số giây một con người bình thường sống đi chia cho 5.
    - Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho giao thông chưa tối ưu. Điều này càng đau đầu hơn khi mà các tổ chức sản xuất trái phép ngày càng nở ra một cách rầm rộ, càng ngày càng không quan tâm đến an toàn của người tham gia giao thông, thiêt bị hỗ trợ cho tài xế thực là chưa nhiều, chủ yếu vẫn là các tài xế tự chủ động trong việc tham gia giao thông, lúc nãy việc chủ quan là điều không thể tránh khỏi.
    ->Từ những lý do trên thì chúng ta nhận thấy cần có một loại ứng dụng mới cho phép những chiếc xe ứng biến các vấn đề về giao thông hoàn toàn tự động. Ví dụ một số ứng dụng như: tự động về tốc độ thích ứng, lối vào tự động trên đường cao tốc hoặc bãi đậu xe, tự động dừng khi gặp nguy hiểm, tức động phát hiện tình trạng kẹt xe, tắc nghẽn, tự động tìm được con đường tối ưu nhất, ....
    Tuy nhiên để có thể thực hiện được nhiệm vụ đó thì cần phải có một bước tiến lớn của một loại công nghệ có khả năng nhận thức được môi trường xung quanh bằng các giao tiếp xe hay còn gọi là phương pháp hợp tác tiếp cận.
    Các nghiên cứu trong các hệ thống vận tải thông minh cho thấy đã có 3 lĩnh vực mà có thể được cải thiện : xe cộ (ví dụ điều khiển hành trình thích ứng, hệ thống tránh va chạm), đường bộ ( ví dụ như kiểm soát tốc độ thích ứng giao thông, nâng cao việc quản lý), điều khiển (ví dụ cung cấp thông tin giao thông, cảnh báo va chạm)
    Hầu hết các dự án nghiên cứu tiếp theo cố gắng tiếp cận và cải thiện cả ba lĩnh vực. Công nghệ kiểm soát cũng đã được chứng minh bởi các nhà sản xuất: xe đã bao gồm các tính năng như phát hiện chiếc xe dẫn đầu và duy trì khoảng cách thích hợp cũng như hỗ trợ stop-and-go cho dòng xe ô tô .Tuy nhiên về mặt lâu dài hiệu quả công nghệ này chưa được xác nhận
    ->Nghiên cứu làm thế nào để hệ thống liên lạc bằng xe có thể tăng sự chủ động an toàn, cảnh báo về sự cố giao thông đường bộ hoặc các thông báo cải thiện những hệ thống cổ điển để thích ứng với tốc độ của xe ở phía trước, các loại xe trên đường cao tốc, hỗ trợ tránh va chạm ==> các xe “hợp tác” với nhau bằng cách trao đổi thông tin bằng phương tiện xe giao tiếp để cung cấp tính năng như: tình hình an toàn xung quanh xe hay những hiểm họa ẩn như : tai nạn hay những trở ngại phía sau một đường cong.
    ->Hệ thống VANET sẽ giải quyết những bất cập trên
    Chắc tới đây các bạn cũng đã hiểu Vanet là gì và nếu nó được ứng dụng vào thực tế thì nó sẽ là một bước tiến lớn trong ngành công nghiệp xe thông minh như thế nào rồi chứ.
    3. Kiến trúc layer
    Vanet được chia thành 4 lớp, mỗi lớp có các chức năng khác nhau phục vụ cho một mục đích nhất định.
    Hình 2. 1: Các lớp kiến trúc truyền thông
    - Lớp PHY (vật lý ): để truyền tin nhắn trong mạng lưới xe với dải tần số dành riêng nhằm tránh sự xung đột tín hiệu của một số thiết bị khác.
    - Lớp MAC: một giao thức xử lý các thông điệp truyền đi và cố gắng tránh va chạm tin nhắn (gửi tất cả các thông tin xe được sử dụng trong các ứng dụng)
    - Lớp routing (lớp định tuyến): để di chuyển một gói dữ liệu từ nguồn tới đích một cách chính xác và an toàn.
    - Lớp communication regimes (chế độ truyền thông): truyền thông tin đến các xe
    4. Các loại va chạm trên thực tế
    Thực tế thì các vụ tai nạn xảy ra quá nhiều và hậu quả của nó là rất khó lường chủ yếu xảy ra là do các tài xế chủ quan dẫn đến sự va chạm giữa các xe. Theo như phân tích thì chúng ta có thể phân loại một số va chạm thường gặp sau:
    - Va chạm head-on (va chạm đầu với các loại phương tiện khác)
    - Va chạm Rear-end (va chạm sau với các loại xe khác)
    - Va chạm side (va chạm mặt với các loại xe khác)
    - Va chạm với các đối tượng cố định ( ví dụ như với một cây, ngôi nhà)
    - Va chạm với xe đạp
    - Va chạm với người đi bộ
    - Va chạm với động vật
    - Rollovers (không đủ tốc độ trong đường cong)
    Nghiên cứu một số loại va chạm thì mình thấy mỗi loại và chạm thường có mỗi đặc điểm riêng.
    +Va chạm head-on
    - Thường thấy trong một tình huống vượt.
    - Đây là va chạm nguy hiểm nhất do tốc độ giữa các xe là rất cao
    Như hình trên ta thấy, xe xám cố gắng vượt xe tải xanh nhưng không chịu quan sát phía trước dẫn đến khả năng va chạm với xe màu đỏ là rất cao và trong tình huống vượt tốc độ của xe xám là rất cao nên việc xảy ra điều đáng tiếc là điều không thể tránh khỏi.
    +Va chạm rear-end
    - Thường thấy trên đường cao tốc
    - Đây là loại va chạm từ phía sau
    - Yêu cầu lái xe phải luôn giữ khoảng cách với xe trước nó
    - Chiếc xe phía trước cũng nên theo dõi xe phía sau (giao tiếp V2V)

    Hình trên lại cho chúng ta một số ví dụ về vấn đề va chạm từ phía sau khi mà cả xe đang đi trên đường cao tốc, trong đó xe đỏ và xe tải xanh đang đi cùng chiều việc xe tải khi gặp đường công phải giảm tốc độ dẫn đến việc xe đỏ không kịp phản ứng dẫn đến sự va chạm
    5. Hệ thống tự trị
    Hình 2. 5: Hệ thống tự trị
    Chức năng: thường xuyên nhận được đèn hiệu từ các xe xung quanh trong phạm vi truyền dẫn. Ngoài các thông tin liên lạc không dây còn phát hiện đối tượng bằng radar dựa trên cảm biến
    Kết hợp – hợp tác-hỗ trợ CMA: cung cấp một sự an toàn hơn, tự động hơn cho một chiếc xe tham gia vào dòng chảy giao thông. Nó cho phép xe tham gia truy cập thông tin mà không làm gián đoạn dòng chảy của lưu lượng. Nó giúp loại bỏ sự hiểu lầm trong điều khiển bằng cách cho phép các phương tiện quyết định cách tham gia dựa trên việc trao đổi thông tin (vận tốc hay vị trí) giữa các xe==> đây là một hệ thống tự động đáng tin cậy, ứng dụng này giúp cải thiện hệ thống giao thông để trở nên an toàn hơn
    Hợp tác CFCW: là một hệ thống cảnh báo người lái xe nếu có một vụ va chạm với một chiếc xe phía trước, bên cạnh có thể xảy ra.
    Hình trên cho ta thấy khi xe xám sẽ được cành báo có thể có va chạm xảy ra nếu cố gắng tăng tốc, hoặc vượt xe phía trước.
    Hỗ trợ lái xe thay đổi làn đường: cảnh báo người lái xe trong trường hợp người đó muốn thay đổi làn đường của xe
    Cảnh báo lái xe đi sai đường: là một hệ thống nhận dạng xe khác lái xe sai đường và cảnh báo người lái xe có vụ va chạm có thể xảy ra
    Ngoài ra còn một số cảnh báo như: cảnh báo CICW, cảnh báo RCW, cảnh báo slow, cảnh báo TJAW, cảnh báo WAW…
    Last edited by bqt; 07-06-2011, 04:09 PM.
    Viet Professionals Co. Ltd. VnPro ®
    ---------------------------------------
    149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
    Tel: (08) 35124257
    Fax: (08) 5124314
    Support Forum : http://www. vnpro.org
    Live Chat http://vnpro.org/forum/image.php?u=2...ine=1233770177 : http://www.vnpro.vn/support
    Blog VnPro : http://www.vnpro.org/blog
    Search: VNPRO.ORG
    Cộng Đồng Mạng Không Dây Việt Nam

  • #2
    6. Hiệu quả của Vanet
    Tự những thông tin trên chúng ta co thể thấy được ra hiệu quả của nó sẽ cực kì to lớn nếu nó giải quyết được những vấn đề trên.
    • Hiệu quả về tài nguyên, nhiên liệu và các vấn đề liên quan đến tắc nghẽn giao thông

    • Ứng dụng hiệu quả nguồn lực

    • Giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường

    • Giảm tắc nghẽn giao thông


    7. Những hệ thống trong thực tế của mạng Vanet
    7.1. Hệ thống giao tiếp 2 chiều

    Chế độ này cho phép kết nối giữa hai xe hoặc xe bên lề đường để trao đổi thông tin hai chiều
    Việc thực hiện chế độ hai chiều gồm 4 giai đoạn
    • Giai đoạn phát hiện

    • Giai đoạn kết nối

    • Giai đoạn trao đổi dữ liệu

    • Giai đoạn kết thúc

    Các ứng dụng trong các giai đoạn trên cần được tiến hành minh bạch và nên được giải quyết bởi các lớp giao tiếp thấp hơn Initiator cần phải:
    • Thực hiện các giai đoạn phát hiện

    • Xác định và lựa chọn một chiếc xe phù hợp

    • Gửi một yêu cầu kết nối đến các Responder

    • Thực hiện một giao tiếp hai chiều giữa hai xe để trao đổi tin nhắn vào các thời điểm thích hợp

    Responder cần phải:
    • Trả lời tất cả các yêu cầu kết nối (chấp nhận hoặc từ chối)

    • Xác thực và kiểm tra sự thật của các tin nhắn

    • Thực hiện một giao tiếp hai chiều giữa hai xe để trao đổi tin nhắn vào các thời điểm thích hợp

    • Các iniator cũng như các responder có thể đóng kết nối bất cứ lúc nào

    Do sự trao đổi thông tin hai chiều có một số nhược điểm như phải chờ đợi một sự chấp nhận sau khi thông tin được gửi đi à sự chậm trễ có thể xảy ra và có thể chậm trễ hơn nữa nếu thông tin này phải được chuyển đến nhiều hơn một xe à chế độ này không thích hợp cho một số ứng dụng


    7.2. Hệ thống giao tiếp dựa vào vị trí

    Thông tin đồng thời chỉ lây lan với một nhóm xe ở một khu vực địa lý xác định như geocast. Các thông tin được phổ biến duy nhất trong mạng lưới của xe hoặc các đơn vị bên lề đường nơi được xem như một chiếc xe cố định
    Chế độ này thực hiện qua hai giai đoạn :
    • Discovery là giai đoạn mà một trong những đơn vị bên lề đường quyết định gửi thông tin cho các xe khác trong một khu vực cụ thể

    • Update là giai đoạn mà người tham gia cung cấp các thông tin được gắn với các mong muốn của từng khu vực.Khi những chiếc xe nhận được thông tin thì tiến hành kiểm tra và quyết định giữ nó hay loại bỏ nó cho phù hợp

    Sender cần phải:
    • Có được những thông tin (vị trí, vận tốc hoặc các thông tin được lưu trữ khác) gói thông tin dữ liệu vào trong thư

    • Sử dụng một cơ chế geocast để gửi tin nhắn cho các xe xung quanh

    Receiver cần phải:
    • Có được tin nhắn từ người gửi

    • Giải mã các thông báo

    • Kiểm tra sự thật của các tin nhắn

    v+ Ưu điểm: truyền tải thông tin trong một khu vực cụ thể, có khả năng cung cấp các thông tin rất nhanh đến một số lượng xe lớn, giảm tải mạng và tiết kiệm thời gian cho phổ biến thông tin
    v +Nhược điểm: chỉ truyền thông tin một cách có nghĩa là không co tương tác với bên kia và không có xác nhận rằng thông tin đã chuyển đến thành công hay chưa?


    7.3. Hệ thống giao tiếp Multi-hop dựa vào vị trí

    Nhu cầu về thông tin trong một chuỗi, từ xe này đến xe khác phải cần nhiều bước nhảy mới đên đích. Để làm được điều này thì một thuật toán định tuyến là các xe phải tìm ngay một hop bên cạnh
    Trong chế độ định tuyến đòi hỏi có một cơ chế định vị vị trí của mỗi người tham gia. Có hai định tuyến một là xác định vị trí các điểm đến, hai là để chọn một trong các “hàng xóm” để kế tiếp thông tin

    8. Lớp giao thức MAC


    Bao gồm một tập hợp các quy tắc, để cho một nút biết khi nào để truyền tải tin tức và khi nào không. Tin này có một khoảng thời gian tồn tại và trong khoảng thời gian tồn tại, gói tin được truyền đi và truyền lại. Sau đó, thông báo bị hủy. Giao thức MAC được sử dụng để chống lại sự va chạm vấn đề ở người nhận. Các thiết kế của giao thức có mục tiêu để đạt được nhận độ tin cậy cao và độ trễ thấp.

    Ban đầu, người khởi xướng (xe X) lựa chọn của nó đáp trả (xe Y). Trong các kênh kiểm soát, bắt tay bắt đầu từ người gửi bằng cách gửi một đoạn ngắn RTS gói tin đến người nhận dự định. Sau đó, người nhận trả lời với một CTS, trong khi người gửi bắt đầu truyền dữ liệu sau khi nhận được gói tin CTS. Mục tiêu của bắt tay RTS-CTS là để thông báo cho hàng xóm của người gửi và người nhận cả hai là cũng như để ngăn ngừa việc gửi dữ liệu cho người nhận trước khi nó được sẵn sàng. CSMA/CA, nó chỉ làm giảm sự xung đột.
    Sau khi bắt tay, người khởi xướng sẽ gửi các thông tin thực tế và chờ xác nhận từ người trả lời để xác nhận.
    Last edited by bqt; 07-06-2011, 04:27 PM.
    Viet Professionals Co. Ltd. VnPro ®
    ---------------------------------------
    149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
    Tel: (08) 35124257
    Fax: (08) 5124314
    Support Forum : http://www. vnpro.org
    Live Chat http://vnpro.org/forum/image.php?u=2...ine=1233770177 : http://www.vnpro.vn/support
    Blog VnPro : http://www.vnpro.org/blog
    Search: VNPRO.ORG
    Cộng Đồng Mạng Không Dây Việt Nam

    Comment


    • #3
      9.ĐỊNH TUYẾN

      9.1. Giới thiệu về mạng Ad-học
      Không phải tự nhiên mình đi giới thiệu vấn đề này, mà mục đích để chúng ta hiểu rõ hơn một chút về vấn đề.
      - Mạng Ad hoc được hình thành bởi các nút di động có khả năng phát hiện ra sự có mặt của các nút khác và tự định dạng để tạo nên mạng. Ví dụ như một nút yêu cầu truyền tới một mạng ở xa nó thì trong mạng có thể thiết lập liên lạc qua những nút trung gian, các gói được chuyển tiếp tới nút nguồn, đích nhờ những nút trung gian
      - Trong mạng Ad hoc không tồn tại khái niệm quản lý tập trung , nó đảm bảo mạng sẽ không bị sập vì trường hợp nút mạng di chuyển ra ngoài khoảng truyền dẫn của nút mạng khác vì nó trao đổi thông tin bằng phương pháp truyền gói tin qua nhiều bước (multi-hop), đồng thời mạng sẽ tự cấu hình lại. Ví dụ: Nếu nút mạng rời khỏi mạng sẽ gây ra sự cố mất liên kết , nút mạng bị ảnh hưởng có thể yêu cầu đường định tuyến mới và vấn đề sẽ được giải quyết. Điều này chỉ gây trễ trên mạng mà không ảnh hưởng đến người sử dụng vì mạng Ad hoc vẫn hoạt động bình thường.
      Có rất nhiều giao thức định tuyến khác nhau nhưng ở đây mình xin trình bày một giao thức định tuyến trong mạng AD-HOC đang được áp dụng phổ biến nhất đó là: AODV

      9.2. Quản lý bảng định tuyến
      Tiếp theo mình xin giới thiệu cách thức quản lý bảng định tuyến này như thế nào để nó có thể hoạt động một cách tốt nhất cũng như khả năng chống lỗi tốt nhất.
      AODV lưu giữ thông tin cho mỗi đường định tuyến trong bảng định tuyến
      Nội dung bảng định tuyến bao gồm những thông tin sau:
      - Địa chỉ IP của nút mạng đích
      - Số thứ tự của nút mạng đích
      - Số các nút mạng để tới đích
      - Nút mạng trong bước tiếp theo
      - Thời gian tồn tại của đường định tuyến
      - Danh sách các nút mạng gần kề còn hoạt động
      - Bộ đệm yêu cầu: để bảo đảm môi yêu cầu được xử lý một lần không bị bỏ sót

      9.3. Tìm kiếm đường định tuyến

      Vây khi một chiếu xe bắt đầu tham gia giao thông thì nó sẽ hoạt động thế nào?
      - Đối với định tuyến ba thông điệp điều khiển được sử dụng : RREQ (Route Yêu cầu), RREP (Route trả lời) và RERR (Route lỗi).
      - Nếu một nút muốn gửi một gói tin đến một nút mà không có tuyến đường có sẵn, nó phát đi một RREQ (Route yêu cầu) để tìm. Sau khi quảng bá RREQ, nút mạng chờ bản tin trả lời RREP, trong một thời gian nhất định mà nó không nhận được trả lời thì bản tin RREQ lại được gửi đi hoặc mặc định là không có đường định tuyến đến nút mạng đó.
      - Nếu một nút nhận được một RREQ mà nó không được biết trước, nó thiết lập một tuyến đường ngược lại với người gửi. Nếu nó không biết một lộ trình để đến đích, nó rebroadcasts các RREQ cập nhật.
      - Nếu nó biết tuyến đường đến đích, nó tạo ra một RREP (Tuyến trả lời). Các RREP truyền unicasted đến nút nguồn gốc lợi dụng việc đảo ngược các tuyến đường mới thành lập. RREP chứa các địa chỉ IP đích và số thứ tự, địa chỉ IP nguồn, thời gian duy trì, số lượng hop và một số cờ.
      - Nếu node không phải là điểm đến, nó reunicasts các RREP cho hàng xóm trong danh sách tiền thân thuộc về mục cập nhật định tuyến.
      Để hiểu dễ hơn ta nhìn vào một ví dụ đơn giản sau:
      - Đầu tiên S muốn gửi một gói tin tới cho D, S sẽ quảng bá một RREQ
      - Tiếp sau đó A và B sẽ thiết lập một con đường trở lại S và tiếp tục sẽ quảng bá một RREQ nữa
      - C và d sẽ thiết lập con đường trở lạ a và b, c sẽ quảng bá một RREQ, d sẽ unicasts một RREP
      - D sẽ thiết lập con đường trở lại c và sau đó sẽ lấy bản sao RREQ gửi từ c đi để gửi cho a, a sẽ thiết lập con đường trở lại d rồi reunicasts RREP
      - S sẽ thiết lập con đường trở lại a và như thế nó sẽ hình thành được con đường
      - Những con đường trong thời gian dài không sử dụng sẽ bị hết hạt và bị xóa ra khỏi bảng thông tin định tuyến
      - Các node mà bạn có thể liên lạc trực tiếp gọi là hàng xóm. Một node luôn kiểm tra hàng xóm của nó bằng tín hiệu “HELLO” được phát ra từ mỗi node. “HELLO” là một RREP đặc biệt chỉ có giá trị cho hàng xóm của nó. Một nút có thể phát định kì tin ‘HELLO’, do đó, hàng xóm của nó biết là nó vẫn còn tồn tại nên không có bị đứt liên kết. Cơ chế này là rất hữu ích cho việc tránh bị vỡ liên kết nhưng điều này lại tốn thời gian.
      - Nếu một liên kết trong một tuyến đường hoạt động phá vỡ, một nút có thể cố gắng sửa chữa các tuyến đường cục bộ. Để làm điều này, nó phát hành RREQ để tìm một con đường mới đến đích ở bên liên kết bị hỏng không chạm vào một hướng khác của tuyến đường này. Nếu có thể khám phá một lần nữa một tuyến đường mới đến đích, nó sửa chữa các mục trong bảng định tuyến của nó. Nếu sửa chữa các tuyến đường địa phương thất bại, nút phải thông báo phá vỡ tuyến đường với một RERR như đã đề cập ở trên. Tuyến đường địa phương sửa chữa là một cách thông minh để giảm tải các thông điệp định tuyến trên mạng và sửa chữa các tuyến đường nhanh chóng bị phá vỡ.
      - Có tồn tại một gói đặc biệt, các RREP-ACK. Nó được sử dụng để công nhận việc nhận tin nhắn RREP, trong trường hợp, nơi mà các liên kết trên mà tin RREP được gửi đi, có thể không đáng tin cậy.

      9.4. Cập nhật đường định tuyến
      Vậy khi xảy ra lỗi trên đường truyên, hay có một xe khác tham gia giao thông thì nó sẽ cập nhật bảng định tuyến của mình và các xe lân cận như thế nào?
      Khi một nút mạng phát hiện đường định tuyến đến nút mạng bên cạnh không hoạt động, nó sẽ xóa trong bảng định tuyến và gửi một bản tin liên kết hỏng. AODV sử dụng danh sách nút mạng bên cạnh còn hoạt động để ghi nhớ nút mạng đang sử dụng đường định tuyến trong bảng định tuyến. Nút mạng nhận được bản tin này cũng sẽ lặp lại quá trình gửi bản tin. Cuối cùng bản tin cũng gửi đến tất cả nút mạng có liên quan, từ đó chúng có thể dừng việc gửi thông tin hoặc yêu cầu đường định tuyến mới thông qua bản tin RREQ.
      Sau đây là sơ đồ để minh họa cho 3 tình huống mà một Node sẽ phát RERR đến các hàng xóm của nó.
      Tình huống thứ nhất : node nhận một gói dữ liệu mà nó phải chuyển tiếp nhưng nó không tìm thấy một đường nào dẫn đến đích. Thật ra không phải là node không có một tuyến nào cả, mà vấn đề là một số node khác nghĩ rằng tuyến chính xác để đến đích là thông qua node đó
      Tình huống thứ hai : node nhận một RERR mà nguyên nhân là ít nhất một trong những tuyến của nút trở nên mất hiệu lực. Nếu nó xảy ra, sau đó node sẽ gửi một RERR đến tất cả các node mới rằng nó bây giờ không thể đến được
      Tình huống thứ ba : node phát hiện rằng nó không thể liện lạc với một trong số những hàng xóm của nó. Khi điều này xảy ra nó tra trong bảng định tuyến về tuyến sử dụng của hàng xóm cho hop tiếp theo và đánh dấu chúng là không hợp lệ. Sau đó nó gửi một RERR với hàng xóm và các tuyến không hợp lệ.
      10. Một số thông tin khác
      10.1. Số thứ tự (Sequence Number)

      Tất cả các node sử dụng số thứ tự trong tin RREQ để bảo đảm rằng chúng không “reboadcast” tin RREQ Số thứ tự cho biết về dấu hiệu thời gian. Chúng cho phép các node so sánh làm cách nào để làm “tươi” thông tin của chúng về các node khác. Mỗi lần một node gửi đi bất kì loại tin nhắn nào, nó tăng số thứ tự của chính nó lên. Mỗi node ghi lại số thứ tự của tất cả các node khác mà nó nói chuyện. Một số thứ tự lớn hơn thể hiện tuyến đó tươi hơn.
      Điều này rất tiện ích cho các node khác để tính toán node nào có thông tin chính xác hơn.
      Cho ví dụ sau : node 1 là chuyển tiếp tin RREP đến node 4. Nó thông báo rằng tuyến chứa RREP có số thứ tự lớn hơn tuyến trong bảng định tuyến của nó. Sau đó, nút 1 sẽ thay thế tuyến hiện tại bằng tuyến có thông tin mới hơn.


      10.2. Mô tả một số đặc điểm của AODV

      Giao thức định tuyến AODV cho phép định tuyến nhiều bước giữa các nút mạng để thiết lập và duy trì mạng Ad hoc. AODV dựa trên thuật toán vector khoảng cách nhưng thuộc loại định tuyến yêu cầu, AODV chỉ yêu cầu định tuyến khi cần thiết và không yêu cầu nút mạng phải duy trì đường định tuyến đến các node mạng không tham gia trao đổi thông tin
      AODV cho phép: định tuyến mở, khi liên kết bị phá vỡ thông báo được gởi đi ngay lập tức đến nhóm nút mạng liên quan và chỉ những nút mạng này thôi.. Việc sử dụng số thứ tự ở nút mạng đích giúp cho đường định tuyến luôn được cập nhật.
      Thuật toán sử dụng nhiều dạng bản tin khác nhau để phát hiện và duy trì liên kết trong mạng. Khi nút mạng muốn sử dụng hoặc tìm đường định tuyến đến nút mạng khác, nó quảng bá bản tin yêu cầu đường định tuyến RREQ đến tất cả nút mạng gần nó. Bản tin RREQ này truyền trên mạng đến khi nó đến được nút mạng đích hoặc một nút mạng có đường định tuyến đến đích. Sau đó bản tin RREP sẽ được gửi lại, thông báo với nút nguồn.
      Ngoài ra AODV còn sử dụng bản tin HELLO (là dạng bản tin RREP thu gọn) để quảng bá tới nút mạng bên cạnh. Bản tin này cho biết sự hiện diện của nút mạng nguồn trong mạng và nút mạng gần đó sử dụng đường định tuyến thông qua nút mạng nguồn phát tín hiệu quảng bá, đường định tuyến đó là hợp lệ. Nếu nút mạng không nhận được bản tin HELLO từ nút mạng A và liên kết đến nút A coi như bị phá vỡ và nó cũng thông báo cho nút mạng liên quan thông quan bản tin thông báo liên kết bị hỏng (RREP)

      11. Vấn đề về bảo mật (Security)
      Bây giờ các bạn hãy tượng tượng một chút nhé, hãy nhắm mắt và tưởng rằng vào năm 2012 có một tên khủng bố cực kỳ nguy hiểm và khét tiếng tàn ác, cũng là một hacker giỏi trong làng công nghệ thông tin, sau một quá trình dài tên khủng bố này đã chiếm được quyền điều khiển hệ thống xe đang lưu thông trên các tuyến đường trên thế giới, và chỉ cần một nút điều khiển tên khủng bố này sẽ làm cho tất cả các xe đó tự động tăng tốc hết mức tối đa, các bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra? Để mình nêu ra một số ý tưởng nhé
      - Người đưa ra ý tưởng về hệ thống Vanet sẽ bị cả thế giới treo lên một cây thánh giá thật cao sau đó cho từng người từng người một xẻo một miếng thịt
      - Hãng xe nào sử dụng hệ thống Vanet sẽ bị phá sản trong một ngày, tất cả những người liên quan đề bị tống vào tù
      - Xã hội bị khủng hoảng trầm trọng trên hầu như tất cả các lĩnh vực, các nước trên thế giới tập trung khắc phục thiệt hại không còn chú ý đến việc xâm lược hay bành trướng các nước khu vực nữa
      - Bệnh viện quá tải, cả thế giới chìm trong nước mắt
      - Những nhà làm phim bắt đầu những ý tưởng để xây dụng một bộ phim nói về Vanet và bộ phim đầu tiên do hãng phim Kinh Đô – Việt Nam sản xuất được trình chiếu vào năm 2051 mạng tên: “Vanet lời nguyền mang tên Maya” MM Thực sự là một bộ phim gây chấn động kinh đô điển ảnh thế giới.
      - Ngành công nghiệp “Sắt vụn” phát triển một cách vượt bậc ở một số nước trên thế giới
      - Trữ lượng dầu thế giới bị tồn đọng quá nhiều dẫn đến các công ty, tổ chức, tập đoàn dầu mỏ thế giới đều rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, cùng nhiều hơn cầu quá nhiều, xăng lúc này là 1500vnd / 1 lít
      Đến đây các bạn có thể hình dung ra được mức độ kinh hoàng nó sẽ như thế nào rồi chứ, nhưng tất cả chỉ là tưởng tượng thôi, điều này trên thực tế là điều không thể xảy ra, tuy nhiên điều mình muốn nhấn mạnh ở đây chính là tầm quan trọng về vấn đề bảo mật của hệ thống, điều này nó đóng mộ vai trò rất lớn ảnh hướng đến tính mạng của những người tham gia giao thông vậy vấn đề bảo mật trong hệ thống Vanet nó như thế nào?
      Các bắt buộc và mục tiêu cho bảo mật trong mạng là khả năng mở rộng, di động, phức tạp thấp và chi phí thấp. Khả năng mở rộng thích hợp dung để quản lý mạng khi số lượng xe được trang bị tăng (tăng đến hàng triệu). Các khía cạnh chính để được giải quyết là giảm thiểu các chi phí. Giới thiệu bởi các thuật toán bảo mật cũng phải được nhỏ để cung cấp thông tin liên lạc nhanh môi trường di động (vận tốc tương đối giữa các xe lên đến 400 km/h). Các xe phải xác định tình hình (gói tin trao đổi qua một kết nối bảo mật) trong một thời gian khá nhỏ của thời gian. Các cơ chế an ninh tóm tắt những khía cạnh chủ yếu sau đây:
      - Kiến trúc an ninh
      - Bảo mật thông tin
      - Bảo vệ sự riêng tư
      - Dữ liệu đáng tin cậy
      - Hệ thống đáng tin cậy.
      Kiến trúc an ninh xác định các chức năng chính của một hệ thống an ninh cho một mục đích cụ thể. Những mục đích chung phụ thuộc vào chế độ truyền thông cũng như các loại ứng dụng.
      Bảo mật thông tin liên lạc liên quan đến bảo vệ mật mã của truyền thông kênh, bao gồm cả nguyên thủy mật mã và quản lý chủ chốt.
      Bảo vệ sự riêng tư của những người tham gia có nghĩa là các phương tiện gửi tin nhắn gốc và tên của người gửi được bảo vệ.
      Dữ liệu đáng tin cậy liên quan để xác định một mức độ tin cậy cho các thông tin gửi đến.
      Điều này có nghĩa là các phương tiện tiếp nhận có một cơ chế tin cậy để kiểm tra xem các thông điệp không bị thay đổi trên đường truyền và các thông tin trong thông báo là chính xác (tin nhắn toàn vẹn) hay không
      Hệ thống đáng tin cậy dùng để xác định mức độ tin tưởng cho môi trường. Điều này có nghĩa là xác thực nguồn (người gửi là một nguồn hợp pháp) và các thao tác hệ thống phát hiện …
      Mạng phải được bảo vệ chống lại các loại cuộc tấn công như DoS (từ chối dịch vụ) hoặc tạo ra các tin nhắn giả mạo. DoS chỉ để làm cho tài nguyên không có sẵn cho người dùng hợp pháp.
      Một kiến trúc bảo mật nên xác định ít nhất là: các bên liên quan, các mối đe dọa, lỗ hổng bảo mật và rủi ro, chức năng và yêu cầu phi chức năng, hệ thống hành vi và hệ thống các thành phần.
      Như chúng ta biết, độ trễ thấp (đại diện cho thời gian trễ từ nguồn xe đến đích) là bắt buộc. Vì vậy, phương pháp mã hóa tạo ra ít chi phí là phù hợp (ví dụ mật mã không đối xứng). Một giải pháp cụ thể có thể là một chứng nhận PKI được cấp cho bất kỳ nút bằng một thứ ba đáng tin cậy.
      Một kiến trúc bảo mật nên xác định ít nhất là: các bên liên quan, các mối đe dọa, lỗ hổng bảo mật và rủi ro.
      Các khía cạnh nói chung rất phổ biến. Vì vậy chúng tôi sẽ minh họa một kiến trúc chung loại như hình dưới chẳng hạn như những quy định tại NoW, SeVeCom, và GST với dự án GST-SEC.
      Năm module bảo mật được xác định cho mỗi nút và các hình thức lớp an ninh. Mỗi nút (ví dụ: xe) được kết nối với nhau thông qua một tunnel an toàn
      Các Trust Management Module quản lý các nút có liên quan. Module này bao gồm việc sử dụng một PKI cho key và quản lý chứng chỉ. Các Mật mã lưu trữ và điều chế Module cung cấp một khóa an toàn / chứng chỉ lưu trữ, cũng như ưu tiên chức năng lưu trữ an toàn (ví dụ: chữ ký sáng tạo).
      Trên đây là mình trình bày một cách cụ thể về hệ thống Vanet để cho các bạn có thể hình dung một cách tương đối về hệ thống Vanet là gì cũng như kiên trúc, phương thức hoạt động của nó ra sao,… Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết còn có thể còn chưa tốt mong được sự đóng góp của các bạn để bài viết có thể hoàn thiện hơn.
      Cảm ơn các bạn!
      Last edited by bqt; 07-06-2011, 04:33 PM.
      Viet Professionals Co. Ltd. VnPro ®
      ---------------------------------------
      149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
      Tel: (08) 35124257
      Fax: (08) 5124314
      Support Forum : http://www. vnpro.org
      Live Chat http://vnpro.org/forum/image.php?u=2...ine=1233770177 : http://www.vnpro.vn/support
      Blog VnPro : http://www.vnpro.org/blog
      Search: VNPRO.ORG
      Cộng Đồng Mạng Không Dây Việt Nam

      Comment


      • #4
        Bài viết công phu quá :D .....
        HỌC QUẢN TRỊ MẠNG - HOCQUANTRIMANG.COM

        LÝ QUANG THIỆN - MASAN'S NETWORK ADMIN

        Comment

        Working...
        X