Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Mô hình kết nối giữa các công ty chứng khoán thành viên tới HoSE

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Mô hình kết nối giữa các công ty chứng khoán thành viên tới HoSE

    Mình có 1 tài liệu liên quan đến kết nối giữa các công ty thành viên đến HoSE up lên cho anh em nào có quan tâm tham khảo nhé .
    Attached Files
    Last edited by tranmyphuc; 11-08-2008, 05:54 PM. Reason: Thêm mô hình

    Hướng dẫn cài đặt cấu hình Data Loss Prevention - MyQLP Appliance (Open Source)


    Hướng dẫn cài đặt và cấu hình Mdeamon 12.x

    Hướng dẫn cài đặt cấu hình ISA 2006 và Exchange 2003 - Mô hình Front-End Back-End

    Cài đặt và cấu hình Cacti - Giám Sát và Quản Lý Hệ Thống Mạng

    Hướng dẫn cài đặt cấu hình Retrospect Backup Server

    Cài đặt và cấu hình phần mềm FSA Audit Files Server

    CAMAPTRANG
    http://www.asterisk.vn

  • #2
    Ko hiểu với cấu hình này thì cơ chế dự phòng cho các kết nối là thế nào nhỉ, có ổn không, vì theo mình nghĩ thì các kết nối từ công ty chứng khoán đến Hose không chiếm nhiều băng thông đến mức phải loadshare (chủ yếu là text) trong khi đó độ ổn định của kết nối mới là yếu tố quan trọng bậc nhất.
    Các cao thủ bàn luận thêm xem thế nào nhé

    Comment


    • #3
      2 đường của 2 ISP khác nhau thế là ổn rồi :)
      Update in progress, Please wait ...

      Comment


      • #4
        Dear ban,
        Đúng như bạn nói, lưu lượng giữa cty CK và HOSE là rất thấp, và tính ổn định mới là quan trọng.
        Giải pháp trong file anh CMT gửi có lý của nó và hoàn toàn phù hợp với nhu cầu (ổn định, dự phòng):
        - Thứ nhất:
        Do yêu cầu của HOSE là phải dụng IP subnet theo quy hoạch của họ, trong khi các cty CK họ có quy hoạch IP riêng.
        Như vậy phải cần chuyển dịch địa chỉ giữa hai bên và giải pháp NAT la cấn thiết. Nhưng nếu NAT động hay PAT bình thường thì không phù hợp. Bời vì, nếu một kết nối đang thực hiện trên Router1 bị rớt, tất nhiên nó phải chuyển qua Router2 để chạy (vì dự phòng)
        Lúc này kết nối đã thực hiện NAT trên router1 hoàn toàn bị mất và phải thực hiện lại bảng NAT từ đầu trên Router2, tất nhiên kết nối bị ảnh hưởng.
        Do đó giải pháp Stateful Nat được đưa ra, với mục đích bảng NAT giữa hai router phai đồng bộ với nhau.

        - Thứ hai:
        Hai kết nối Lease-line đều có chất lượng ngang bằng, nếu chỉ dùng chính trên một đường và sử dụng đường còn lại khi bị sự cố
        thì vẩn ok nếu dùng HSRP với tracking. Tuy nhiên, ta vẫn thấy chút lãng phí mặt dù dụng lượng đáp ứng quá dư thừa trên một đường
        Như vậy tại sao ta không dùng GLBP vừa cân bằng tải hai đường, vừa sử dụng Stateful Nat triệt để, vừa giảm kích thướt bảng NAT.

        - Thứ ba:
        Tính dự phòng hoàn toàn tốt, vì có giải pháp tracking đường LeaseLine. Bình thường trọng lượng của hai router với giao thức GLBP ngang nhau, và LoadBalane xay ra.
        Nhưng khi có vấn đề đường truyền một trong hai thì giá trị trọng lượng sẽ bị giảm xuống và vai trò đảm nhiệm việc truyền tải dử liệu hoan toan giao cho router có trọng lượng cao hơn.


        *) Đối với HASTC, thì họ yêu cầu 1 line MPLS cua VDC, và 1 line Megawan cua VTN. Với giải pháp kết nối này, chúng ta có thể dùng
        HSRP, Tracking, Stateful NAT với Active là line MPLS.

        Mot so y kien,

        Comment

        Working...
        X