Cho em hỏi về các giao thức trong MPLS?
Announcement
Collapse
No announcement yet.
MPLS??????
Collapse
X
-
RE: MPLS??????
Tổng quan về MPLS:
Định tuyến IP truyền thống có nhiều giới hạn , từ vấn đề khả năng mở rộng cho đến việc quản lí lưu lượng và tích hợp các mạng lớp 2 đã tồn tại trong mạng của các nhà cung cấp dịch vụ lớn . Nhưng với sự phát triển nhanh chóng của Internet và hầu hết trong các môi trường đều chọn IP là giao thức lớp 3 thì những nhược điểm của IP truyền thống ngày càng bộc lộ rõ. MPLS ra đời để liên kết các ưu điểm của định tuyến lớp 3 connectionless và chuyển tiếp lớp 2 connection-oriented. Trong cấu trúc của MPLS chia thành 2 mặt phẳng riêng biệt:
Mặt phằng điều khiển (control plane) : tại đây các giao thức định tuyến lớp 3 thiết lập các đường đi được sử dụng cho việc chuyển tiếp gói tin . Mặt phẳng điều khiển đáp ứng cho việc tạo ra và duy trì thông tin chuyển tiếp nhãn giữa các router chạy MPLS (còn gọi là binding).
Mặt phằng dữ liệu (data plane) : sử dụng cơ sở dữ liệu chuyển tiếp nhãn được duy trì bởi các router chạy MPLS để thức hiện việc chuyển tiếp các gói tin dựa trên thông tin nhãn. Mỗi MPLS node chạy một hoặc nhiều giao thức định tuyến IP (hoặc có thể sử dụng định tuyến tĩnh ) để trao đổi thông tin định tuyến với MPLS node khác trong mạng. Mỗi node MPLS (bao gồm cả ATM switch) là một router chạy IP trong mặt phẳng điều khiển. Trong MPLS , bảng định tuyến IP được sử dụng để quyết định việc trao đổi nhãn , tại đó các node MPLS cận kề trao đổi nhãn với nhau theo tứng subnet riêng biệt có trong bảng định tuyến. Việc trao đổi nhãn này đươc thực hiện bằng 2 giao thức là TDP và LDP . TDP (tag distribution protocol) là sản phẩm của Cisco, LDP (label distribution protocol) là phiên bản của TDP nhưng do IETF tạo nên. Tiến trình điều khiển định tuyến IP MPLS sử dụng việc trao đổi nhãn với các node MPLS để xây dựng thành bảng chuyển tiếp nhãn (Label Forwarding Table). Bảng này là cơ sở dữ liệu của mặt phẳng dữ liệu được sử dụng để chuyển tiếp các gói tin có gắn nhãn qua mạng MPLS.
Các thuật ngữ dùng trong MPLS :
LSR: Label Switching Router : là router hoặc switch thực hiện các thủ tục phân phối nhãn và có thể chuyển tiếp các gói tin dựa trên thông tin nhãn . Chức năng cơ bản của thủ tục phân phối nhãn là cho phép một LSR phân phối nhãn của nó đến LSR khác trong mạng MPLS.
Edge – LSR là router thực hiện hoặc là gắn nhãn (push) hoặc là gỡ nhãn ra (hành động này gọi là pop ) ở biên của mạng MPLS.
Những LSR mà có láng giềng không phải là MPLS node thì được xem như là Edge-LSR. Nếu LSR có bất kì interface nào nối qua mạng MPLS đến một ATM –LSR thì nó được gọi là ATM edge-LSR. Edge-LSR sử dụng bảng chuyển tiếp IP truyền thống , cộng thêm thông tin nhãn để gắn nhãn đến các gói tin IP hoặc để gỡ bỏ nhãn từ các gói tin có gắn nhãn trước khi gửi chúng đến các node không chạy MPLS.
ATM –LSR: chạy giao thức MPLS trong mặt phẳng điều khiển để thiết lập các kênh ảo ATM , thực hiện chuyển tiếp các gói tin có gắn nhãn như là các tế bào ATM.
ATM edge-LSR: là router có thể nhận các gói tin có gắn nhãn hoặc không có gắn nhãn, phân đoạn các gói tin đó thành các tế bào và chuyển tiếp các tế bào đến ATM-LSR kế tiếp. Có thể nhận các tế bào ATM từ các ATM-LSR cận kề, tập hợp các tế bào này thành gói tin ban đầu và chuyển tiếp gói tin đi.
LSP: label-switched path : Mỗi gói tin tiến vào mạng MPLS ở ingress LSR và đi ra khỏi mạng MPLS ở egress LSR . Cơ chế này tạo ra LSP , là tập hợp các LSR mà các gói tin có gắn nhãn phải đi qua để đi đến đích . LSP là đường đi một hướng , có nghĩa là có một LSP khác dành cho việc đi ngược lại của lưu lượng.
Mỗi LSR giữ hai bảng mang thông tin có liên quan đến các thành phần chuyển tiếp MPLS. Thứ nhất, là Tag Information Base (TIB) là sản phẩm của Cisco (hay là Label information Base (LIB) là từ ngữ chuẩn của MPLS ) nắm giữ tất cả các nhãn được đăng kí bởi LSR này và ánh xạ các nhãn đó thành các nhãn được nhận bởi các láng giềng. Việc ánh xạ nhãn được phân phối thông qua việc sử dụng các giao thức phân bố nhãn . Bảng thứ hai là Tag Forwarding Information Base (TFIB – là sản phẩm của Cisco) được sử dụng trong suốt quá trịnh chuyển tiếp gói tin và chỉ giữ các nhãn đang được sử dụng bởi các thành phần chuyển tiếp nhãn trong mạng MPLS. Như vậy , các gói tin từ router khách hàng đi vào mạng của nhà cung cấp dịch vụ là các gói không có nhãn. Edge-LSR sẽ áp đặt một nhãn và chuyển tiếp gói tin mới này (gói tin sau khi đã gắn nhãn) đến LSR kế tiếp dọc LSP. Mỗi LSR dọc LSP sẽ chuyển mạch gói tin dựa trên thông tin nhãn. Router kế tiếp cuối cùng trong đường dẫn sẽ tháo nhãn ra thông qua cơ chế được gọi là puniltimate hop popping, gói tin sau khi được tháo nhãn ra được chuyển tiếp đến router của khách hàng dựa trên bảng định tuyến.
(http://chuyenviet.com)Email : vnpro@vnpro.org
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung Tâm Tin Học VnPro
149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
Tel : (08) 35124257 (5 lines)
Fax: (08) 35124314
Home page: http://www.vnpro.vn
Support Forum: http://www.vnpro.org- Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
- Phát hành sách chuyên môn
- Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
- Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng
Network channel: http://www.dancisco.com
Blog: http://www.vnpro.org/blog
Comment
-
Hiện tôi đang có bản mô phỏng OPNET Modeler, hỗ chợ rất tốt cho MPLS
- MPLS TE
- MPLS VPN
-MPLS QoS
Nếu bạn cần, chúng tôi sẽ phục vụ cài đặt tận tình
Giá cả:
30 USD cho 1 PC
100 USD cho 5PC
150 USD cho > 10 PC
chạy thử miễn phí !!!!!
phục vụ tận tình
địa bàn HN
xim tham khảo tại www.opnet.com
lien he luongvietthang101010@yahoo.com
Comment
Comment