5. FEC – Lớp chuyển tiếp tương đương
Forwarding Equivalence Class: Là khái niệm được dùng để chỉ một nhóm các gói được đối xử như nhau qua mạng MPLS ngay cả khi có sự khác biệt giữa các gói tin này thể hiện trong mào đầu lớp mạng.
Thuật ngữ FEC được sử dụng trong hoạt động chuyển mạch nhãn. FEC được dùng để miêu tả sự kết hợp của các gói riêng biệt với một địa chỉ đích thường là điểm nhận lưu lượng cuối cùng chẳng hạn như một tổng đài host. FEC cũng có thể liên kết một giá trị FEC với một địa chỉ đích và một lớp lưu lượng. Lớp lưu lượng được liên kết với một chỉ số cổng đích.
Tại sao phải dùng FEC? Thứ nhất, nó cho phép nhóm các gói vào các lớp. Từ nhóm này, giá trị FEC trong một gói có thể được dùng để thiết lập độ ưu tiên cho việc xử lý các gói. FEC cũng có thể được dùng để hỗ trợ hiệu quả hoạt động QoS. Ví dụ, FEC có thể liên kết với độ ưu tiên cao, lưu lượng thoại thời gian thực, lưu lượng nhóm mới ưu tiên thấp…
Sự kết hợp một FEC với một gói được thực hiện bởi việc dùng một nhãn để định danh một FEC đặc trưng. Với các lớp dịch vụ khác nhau, phải dùng các FEC khác nhau và các nhãn liên kết khác nhau. Đối với lưu lượng Internet, các định danh sử dụng là các tham số ứng cử cho việc thiết lập một FEC. Trong một vài hệ thống, chỉ địa chỉ đích IP được sử dụng.
FEC là một sự biểu diễn của nhóm các gói, các nhóm này chia sẻ cùng yêu cầu trong sự vận chuyển của chúng. Tất cả các gói trong một nhóm như vậy được cung cấp cùng một cách chọn đường tới đích. Ngược với chuyển tiếp IP truyền thống, trong MPLS việc gán một gói cụ thể vào một FEC cụ thể được thực hiện chỉ một lần khi các gói vào trong mạng. Các FEC dựa trên các yêu cầu dịch vụ đối với một tập các gói cho trước hay đơn giản chỉ là đối với địa chỉ cho trước. Mỗi LSR xây dựng một bảng để xác định xem gói được chuyển tiếp như thế nào. Bảng này được gọi là bảng thông tin nhãn cơ bản LIB, nó là tổ hợp ràng buộc FEC với nhãn ( FEC- to- label).
6. Cơ sở dữ liệu nhãn LIB
Là bảng kết nối trong LSR có chứa các giá trị nhãn/FEC được gán vào cổng ra cũng như thông tin về đóng gói phương tiện truyền, gỗm tất cả các binding láng giềng gửi tới thông qua giao thức LDP.
7. Bảng chuyển mạch nhãn LFIB
Nếu như chuyển mạch IP dựa vào bảng RIB thì chuyển mạch các gói tin nhãn trong MPLS dựa vào bảng LFIB, nó chứa thông tin route với nhãn vào và nhãn ra cho một đường chuyển mạch nhãn LSP. Tất cả các binding láng giềng được giữ trong bản LIB, Router chọn duy nhất một nhãn đi ra dựa vào đường đi tốt nhất từ bảng RIB và đưa vào bảng LFIB.
Khi gói tin Ipv4 đi qua vùng MPLS sẽ được dán nhãn cho các route có trong bảng RIB. Tuy nhiên LFIB có thể dán nhãn cho LDP không có trong bảng LIB. Trong MPLS traffic engineering, nhãn được phân phối bằng giao thức RSVP. Trong trường hợp MPLS VPN, nhãn VPN được phân phối bởi BGP
Tóm lại Label Switching Forwarding Table là bảng chuyển tiếp nhãn có chứa thông tin về nhãn đầu vào, nhãn đầu ra, giao diện đầu ra và địa chỉ điểm tiếp theo.
8. Đường chuyển mạch nhãn
Là tuyến tạo ra từ đầu vào đến đầu ra của mạng MPLS dùng để chuyển tiếp gói của một FEC nào đó sử dụng cơ chế chuyển đổi nhãn (label-swapping forwarding).
Đường đi qua một mạng chuyển mạch nhãn được quyết định bởi một trong hai cách. Thứ nhất, các giao thức định tuyến truyền thống (như OSPF hay BGP) được sử dụng để phát hiện các địa chỉ IP. Thông tin này, từ nút tiếp theo đến địa chỉ là tương đương với một nhãn, một đường chuyển mạch nhãn mềm dẻo. Thứ hai, LSP có thể được thiết lập dựa trên ý tưởng của định tuyến cưỡng bức. Cách này có thể dùng một giao thức định tuyến để hỗ trợ việc thiết lập LSP nhưng LSP cũng bị cưỡng bức bởi một số nhân tố khác như sự cần thiết phải cung cấp một mức độ QoS tốt. Thực vậy, lưu lượng nhạy cảm với thời gian thực là thử thách đầu tiên của định tuyến cưỡng bức
9. Cơ cấu báo hiệu
• Yêu cầu nhãn: Một LSR yêu cầu một nhãn từ dòng xuống lân cận nên nó có thể liên kết đến FEC xác định. Cơ cấu này có thể dùng để truyền đến các LSR tiếp theo cho đến LER lối ra.
• Đáp ứng nhãn: Để đáp ứng một yêu cầu nhãn, LSR luồng xuống sẽ gửi một nhãn đến các bộ khởi động luồng lên sử dụng cơ cấu ánh xạ nhãn.
Lê Sơn Hà – VnPro
Mời xem phần 1 tại đây.
Forwarding Equivalence Class: Là khái niệm được dùng để chỉ một nhóm các gói được đối xử như nhau qua mạng MPLS ngay cả khi có sự khác biệt giữa các gói tin này thể hiện trong mào đầu lớp mạng.
Thuật ngữ FEC được sử dụng trong hoạt động chuyển mạch nhãn. FEC được dùng để miêu tả sự kết hợp của các gói riêng biệt với một địa chỉ đích thường là điểm nhận lưu lượng cuối cùng chẳng hạn như một tổng đài host. FEC cũng có thể liên kết một giá trị FEC với một địa chỉ đích và một lớp lưu lượng. Lớp lưu lượng được liên kết với một chỉ số cổng đích.
Tại sao phải dùng FEC? Thứ nhất, nó cho phép nhóm các gói vào các lớp. Từ nhóm này, giá trị FEC trong một gói có thể được dùng để thiết lập độ ưu tiên cho việc xử lý các gói. FEC cũng có thể được dùng để hỗ trợ hiệu quả hoạt động QoS. Ví dụ, FEC có thể liên kết với độ ưu tiên cao, lưu lượng thoại thời gian thực, lưu lượng nhóm mới ưu tiên thấp…
Sự kết hợp một FEC với một gói được thực hiện bởi việc dùng một nhãn để định danh một FEC đặc trưng. Với các lớp dịch vụ khác nhau, phải dùng các FEC khác nhau và các nhãn liên kết khác nhau. Đối với lưu lượng Internet, các định danh sử dụng là các tham số ứng cử cho việc thiết lập một FEC. Trong một vài hệ thống, chỉ địa chỉ đích IP được sử dụng.
FEC là một sự biểu diễn của nhóm các gói, các nhóm này chia sẻ cùng yêu cầu trong sự vận chuyển của chúng. Tất cả các gói trong một nhóm như vậy được cung cấp cùng một cách chọn đường tới đích. Ngược với chuyển tiếp IP truyền thống, trong MPLS việc gán một gói cụ thể vào một FEC cụ thể được thực hiện chỉ một lần khi các gói vào trong mạng. Các FEC dựa trên các yêu cầu dịch vụ đối với một tập các gói cho trước hay đơn giản chỉ là đối với địa chỉ cho trước. Mỗi LSR xây dựng một bảng để xác định xem gói được chuyển tiếp như thế nào. Bảng này được gọi là bảng thông tin nhãn cơ bản LIB, nó là tổ hợp ràng buộc FEC với nhãn ( FEC- to- label).
6. Cơ sở dữ liệu nhãn LIB
Là bảng kết nối trong LSR có chứa các giá trị nhãn/FEC được gán vào cổng ra cũng như thông tin về đóng gói phương tiện truyền, gỗm tất cả các binding láng giềng gửi tới thông qua giao thức LDP.
7. Bảng chuyển mạch nhãn LFIB
Nếu như chuyển mạch IP dựa vào bảng RIB thì chuyển mạch các gói tin nhãn trong MPLS dựa vào bảng LFIB, nó chứa thông tin route với nhãn vào và nhãn ra cho một đường chuyển mạch nhãn LSP. Tất cả các binding láng giềng được giữ trong bản LIB, Router chọn duy nhất một nhãn đi ra dựa vào đường đi tốt nhất từ bảng RIB và đưa vào bảng LFIB.
Khi gói tin Ipv4 đi qua vùng MPLS sẽ được dán nhãn cho các route có trong bảng RIB. Tuy nhiên LFIB có thể dán nhãn cho LDP không có trong bảng LIB. Trong MPLS traffic engineering, nhãn được phân phối bằng giao thức RSVP. Trong trường hợp MPLS VPN, nhãn VPN được phân phối bởi BGP
Tóm lại Label Switching Forwarding Table là bảng chuyển tiếp nhãn có chứa thông tin về nhãn đầu vào, nhãn đầu ra, giao diện đầu ra và địa chỉ điểm tiếp theo.
8. Đường chuyển mạch nhãn
Là tuyến tạo ra từ đầu vào đến đầu ra của mạng MPLS dùng để chuyển tiếp gói của một FEC nào đó sử dụng cơ chế chuyển đổi nhãn (label-swapping forwarding).
Đường đi qua một mạng chuyển mạch nhãn được quyết định bởi một trong hai cách. Thứ nhất, các giao thức định tuyến truyền thống (như OSPF hay BGP) được sử dụng để phát hiện các địa chỉ IP. Thông tin này, từ nút tiếp theo đến địa chỉ là tương đương với một nhãn, một đường chuyển mạch nhãn mềm dẻo. Thứ hai, LSP có thể được thiết lập dựa trên ý tưởng của định tuyến cưỡng bức. Cách này có thể dùng một giao thức định tuyến để hỗ trợ việc thiết lập LSP nhưng LSP cũng bị cưỡng bức bởi một số nhân tố khác như sự cần thiết phải cung cấp một mức độ QoS tốt. Thực vậy, lưu lượng nhạy cảm với thời gian thực là thử thách đầu tiên của định tuyến cưỡng bức
9. Cơ cấu báo hiệu
• Yêu cầu nhãn: Một LSR yêu cầu một nhãn từ dòng xuống lân cận nên nó có thể liên kết đến FEC xác định. Cơ cấu này có thể dùng để truyền đến các LSR tiếp theo cho đến LER lối ra.
• Đáp ứng nhãn: Để đáp ứng một yêu cầu nhãn, LSR luồng xuống sẽ gửi một nhãn đến các bộ khởi động luồng lên sử dụng cơ cấu ánh xạ nhãn.
Cơ cấu báo hiệu
Lê Sơn Hà – VnPro
Mời xem phần 1 tại đây.