If this is your first visit, be sure to
check out the FAQ by clicking the
link above. You may have to register
before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages,
select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.
Cũng giống như bạn đem cái hard disk trong PC lên bỏ trên Internet để có thể truy cập được vào hard disk này lấy tài liệu cho dù bạn đang ở xa nhà hay công ty. SAN có thể lưu ở ISP hoặc các nhà dịch vụ mạng. Việc này còn tuỳ ở bạn có an tâm để người khác giữ dùm tài liệu riêng của mình hay không ? Hi vọng mình giải đáp được thắc mắc của bạn.
Cũng giống như bạn đem cái hard disk trong PC lên bỏ trên Internet để có thể truy cập được vào hard disk này lấy tài liệu cho dù bạn đang ở xa nhà hay công ty. SAN có thể lưu ở ISP hoặc các nhà dịch vụ mạng. Việc này còn tuỳ ở bạn có an tâm để người khác giữ dùm tài liệu riêng của mình hay không ? Hi vọng mình giải đáp được thắc mắc của bạn.
Cám ơn bạn, về mặt mục đích thì mình biết thế. Nhưng mình vẫn chưa hiểu nó sử dụng công nghệ hay có chuẩn nào, các bài toán đặt ra là gì (problems?)
Thân,
Chả nhớ có số pcworld nào đó đã đăng bài về cái này rồi, san đùng optical để truyền dữ liệu nên tốc độ rất nhanh... còn nhiều nhưng không nhớ hết, bác nào bổ sung thêm đi
----------------------------------- Tính nhẫn nại Phải nhẫn nhịn Biết nhẫn nhục Tránh nhẫn tâm
SAN là hệ thống mạng lưu trữ, thường được sử dụng ở những nơi lưu trữ nhiều dữ liệu như ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông,...các dữ liệu này cần độ an toàn, dự phòng rất cao và có thể truy xuất nhanh. SAN giúp việc sử dụng tài nguyên lưu trữ hiệu quả hơn, dễ dàng hơn trong công việc quản trị, quản lý tập trung các thao tác tăng độ an toàn, sao lưu, khôi phục khi có sự cố.
Trong hệ thống SAN có 3 thành phần chính:
- Thiết bị lưu trữ: là các tủ đĩa có dung lương lớn, khả năng truy xuất nhanh, có hỗ trợ các chức năng RAID, local Replica,...tủ đĩa này là nơi chứa dữ liệu chung cho toàn bộ hệ thống.
- Thiết bị chuyển mạch SAN: đó là các SAN switch thực hiện việc kết nối các máy chủ đến tủ đĩa.
- Các máy chủ hoặc máy trạm cần lưu trữ, được kết nối đến SAN switch bằng cáp quang thông qua HBA card.
Kỹ thuật SAN sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Fibre Channel (FC). Kỹ thuật này đã dược chuẩn hóa bởi ANSI. Kỹ thuật Gigabit Ethernet được ra đời cũng dựa trên kỹ thuật này. Tốc độ hiện nay của Fibre Channel là 2Gbps. Ngoài ra Cisco cũng có đưa ra nhiều kỹ thuật khác cho SAN nhưng chưa được sử dụng rộng rãi: SCSI over IP, FC over Ethernet,...
Hiện nay co nhiều hãng tham gia vào thị trường SAN. Nổi tiếng có những hãng: EMC, HP, SUN,...
Hi Tuấn,
Thiết kế SAN khá đơn giản. Trong trường hợp của bạn thì sẽ có 3 SAN ở 3 nơi, mỗi máy chủ cần kết nối phải được trang bị tối thiểu một HBA card, các SAN switch thông thường có 16, 24 hay 32 port. Lựa chọn tủ đĩa lưu trữ và hệ thống sao lưu dự phòng thì hơi phức tạp vì hiện nay có rất nhiều thiết bị của nhiều hãng khác nhau, đa số các hệ thống này rất mắc tiền. Khi lựa chọn tủ đĩa lưu trữ, bạn cần phải chú ý đến dung lượng cần thiết, khả năng lưu trữ tối đa, cache, IOP, khả năng remote replica,...Ngoài ra, bạn còn phải lựa chọn các phần mềm quản lý SAN, các phần mềm sao lưu,...
Bài viết này hay và bổ ích quá, xin các bác giải thích kỹ hơn về các tiêu chí khi chọn lựa tbị lưu trữ, cùng các phần mềm quản lý SAN, các phần mềm sao lưu ...
Càng rõ càng tốt nhé các bác
Nếu bạn nghiêm túc với bản thân,
Cuộc đời sẽ dễ dàng hơn với bạn.
Seagate is a leader in mass-capacity data storage. We’ve delivered more than four billion terabytes of capacity over the past four decades. We make storage that scales, bringing trust and integrity to innovations that depend on data. In an era of unprecedented creation, Seagate stores infinite potential.
Bài viết này hay và bổ ích quá, xin các bác giải thích kỹ hơn về các tiêu chí khi chọn lựa tbị lưu trữ, cùng các phần mềm quản lý SAN, các phần mềm sao lưu ...
Càng rõ càng tốt nhé các bác
Các tiêu chí để chọn phần cứng lưu trữ:
-
Số lượng máy chủ:==> số HBA, loại SAN switch, dung lượng thiết bị lưu trữ
-Tốc độ backup, restore,...==>performance cần thiết của SAN
...nhiều nữa...
Các hãng phần cứng SAN: EMC, IBM...
Phần mềm lưu trữ: tùy kiểu backup, loại lưu trữ, loại dữ liệu cần lưu trữ mà ta sẽ chọn. Ví dụ: Veritas(Symantec), Networker (EMC)...
Nói chung là hệ thống SAN giá thường rất cao, chỉ những cty lớn, nơi có nhiều dữ liệu, dữ liệu tăng lên hàng ngày rất nhiều mới cần dùng.
Comment