Xin được tóm tắt các thảo luận về SAN đã được trình bày trong thread này. Mời các bạn tiếp tục thảo luận.
Hỏi
Khái niệm này là gì vậy? Đọc qua về nó nhưng không được tường minh lắm. Bạn nào giúp mình.
Trả lời:
SAN là hệ thống mạng lưu trữ, thường được sử dụng ở những nơi lưu trữ nhiều dữ liệu như ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông,...các dữ liệu này cần độ an toàn, dự phòng rất cao và có thể truy xuất nhanh. SAN giúp việc sử dụng tài nguyên lưu trữ hiệu quả hơn, dễ dàng hơn trong công việc quản trị, quản lý tập trung các thao tác tăng độ an toàn, sao lưu, khôi phục khi có sự cố. SAN cũng giống như bạn đem cái hard disk trong PC lên bỏ trên Internet để có thể truy cập được vào hard disk này lấy tài liệu cho dù bạn đang ở xa nhà hay công ty. SAN có thể lưu ở ISP hoặc các nhà dịch vụ mạng. Việc này còn tuỳ ở bạn có an tâm để người khác giữ dùm tài liệu riêng của mình hay không ?
Trong hệ thống SAN có 3 thành phần chính:
- Thiết bị lưu trữ: là các tủ đĩa có dung lương lớn, khả năng truy xuất nhanh, có hỗ trợ các chức năng RAID, local Replica,...tủ đĩa này là nơi chứa dữ liệu chung cho toàn bộ hệ thống.
- Thiết bị chuyển mạch SAN: đó là các SAN switch thực hiện việc kết nối các máy chủ đến tủ đĩa.
- Các máy chủ hoặc máy trạm cần lưu trữ, được kết nối đến SAN switch bằng cáp quang thông qua HBA card.
Một trong những kỹ thuật SAN sử dụng hiện nay là Fibre Channel (FC). Kỹ thuật này đã dược chuẩn hóa bởi ANSI. Kỹ thuật Gigabit Ethernet được ra đời cũng dựa trên kỹ thuật này. Tốc độ hiện nay của Fibre Channel là 2Gbps. Ngoài ra Cisco cũng có đưa ra nhiều kỹ thuật khác cho SAN nhưng chưa được sử dụng rộng rãi: SCSI over IP, FC over Ethernet. Bây giờ ít ai dùng Fibre Channel SAN vì nó mắc hơn, và không có nhiều uyển chuyển bằng iSCSI SAN. Tuy FC SAN có hiệu suất cao hơn nhưng còn tùy hãng cần những gì.
Mỗi máy chủ cần kết nối phải được trang bị tối thiểu một HBA card, các SAN switch thông thường có 16, 24 hay 32 port. Lựa chọn tủ đĩa lưu trữ và hệ thống sao lưu dự phòng thì hơi phức tạp vì hiện nay có rất nhiều thiết bị của nhiều hãng khác nhau, đa số các hệ thống này rất mắc tiền. Khi lựa chọn tủ đĩa lưu trữ, bạn cần phải chú ý đến dung lượng cần thiết, khả năng lưu trữ tối đa, cache, IOP, khả năng remote replica,...Ngoài ra, bạn còn phải lựa chọn các phần mềm quản lý SAN, các phần mềm sao lưu,.. Các tiêu chí để chọn phần cứng lưu trữ:
- Số lượng máy chủ:==> số HBA, loại SAN switch, dung lượng thiết bị lưu trữ
-Tốc độ backup, restore,...==>performance cần thiết của SAN
- Cần bao nhiêu không gian lưu trữ và phải tính cả khả năng phát triển dự phòng vào đó nữa
Phần mềm lưu trữ: tùy kiểu backup, loại lưu trữ, loại dữ liệu cần lưu trữ mà ta sẽ chọn. Ví dụ: Veritas(Symantec), Networker (EMC)...Nói chung là hệ thống SAN giá thường rất cao, chỉ những cty lớn, nơi có nhiều dữ liệu, dữ liệu tăng lên hàng ngày rất nhiều mới cần dùng.
Hiện nay co nhiều hãng tham gia vào thị trường SAN. Nổi tiếng có những hãng: EMC, HP, SUN. Về giải pháp của IBM có thể tham khảo IBM SAN DS4800.
Hỏi
Khái niệm này là gì vậy? Đọc qua về nó nhưng không được tường minh lắm. Bạn nào giúp mình.
Trả lời:
SAN là hệ thống mạng lưu trữ, thường được sử dụng ở những nơi lưu trữ nhiều dữ liệu như ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông,...các dữ liệu này cần độ an toàn, dự phòng rất cao và có thể truy xuất nhanh. SAN giúp việc sử dụng tài nguyên lưu trữ hiệu quả hơn, dễ dàng hơn trong công việc quản trị, quản lý tập trung các thao tác tăng độ an toàn, sao lưu, khôi phục khi có sự cố. SAN cũng giống như bạn đem cái hard disk trong PC lên bỏ trên Internet để có thể truy cập được vào hard disk này lấy tài liệu cho dù bạn đang ở xa nhà hay công ty. SAN có thể lưu ở ISP hoặc các nhà dịch vụ mạng. Việc này còn tuỳ ở bạn có an tâm để người khác giữ dùm tài liệu riêng của mình hay không ?
Trong hệ thống SAN có 3 thành phần chính:
- Thiết bị lưu trữ: là các tủ đĩa có dung lương lớn, khả năng truy xuất nhanh, có hỗ trợ các chức năng RAID, local Replica,...tủ đĩa này là nơi chứa dữ liệu chung cho toàn bộ hệ thống.
- Thiết bị chuyển mạch SAN: đó là các SAN switch thực hiện việc kết nối các máy chủ đến tủ đĩa.
- Các máy chủ hoặc máy trạm cần lưu trữ, được kết nối đến SAN switch bằng cáp quang thông qua HBA card.
Một trong những kỹ thuật SAN sử dụng hiện nay là Fibre Channel (FC). Kỹ thuật này đã dược chuẩn hóa bởi ANSI. Kỹ thuật Gigabit Ethernet được ra đời cũng dựa trên kỹ thuật này. Tốc độ hiện nay của Fibre Channel là 2Gbps. Ngoài ra Cisco cũng có đưa ra nhiều kỹ thuật khác cho SAN nhưng chưa được sử dụng rộng rãi: SCSI over IP, FC over Ethernet. Bây giờ ít ai dùng Fibre Channel SAN vì nó mắc hơn, và không có nhiều uyển chuyển bằng iSCSI SAN. Tuy FC SAN có hiệu suất cao hơn nhưng còn tùy hãng cần những gì.
Mỗi máy chủ cần kết nối phải được trang bị tối thiểu một HBA card, các SAN switch thông thường có 16, 24 hay 32 port. Lựa chọn tủ đĩa lưu trữ và hệ thống sao lưu dự phòng thì hơi phức tạp vì hiện nay có rất nhiều thiết bị của nhiều hãng khác nhau, đa số các hệ thống này rất mắc tiền. Khi lựa chọn tủ đĩa lưu trữ, bạn cần phải chú ý đến dung lượng cần thiết, khả năng lưu trữ tối đa, cache, IOP, khả năng remote replica,...Ngoài ra, bạn còn phải lựa chọn các phần mềm quản lý SAN, các phần mềm sao lưu,.. Các tiêu chí để chọn phần cứng lưu trữ:
- Số lượng máy chủ:==> số HBA, loại SAN switch, dung lượng thiết bị lưu trữ
-Tốc độ backup, restore,...==>performance cần thiết của SAN
- Cần bao nhiêu không gian lưu trữ và phải tính cả khả năng phát triển dự phòng vào đó nữa
Phần mềm lưu trữ: tùy kiểu backup, loại lưu trữ, loại dữ liệu cần lưu trữ mà ta sẽ chọn. Ví dụ: Veritas(Symantec), Networker (EMC)...Nói chung là hệ thống SAN giá thường rất cao, chỉ những cty lớn, nơi có nhiều dữ liệu, dữ liệu tăng lên hàng ngày rất nhiều mới cần dùng.
Hiện nay co nhiều hãng tham gia vào thị trường SAN. Nổi tiếng có những hãng: EMC, HP, SUN. Về giải pháp của IBM có thể tham khảo IBM SAN DS4800.
Comment