Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hiểu cho đúng các khái niệm networking

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hiểu cho đúng các khái niệm networking

    1. Khái niệm Leased-Line
    Hoạt động của mỗi doanh nghiệp, tổ chức… luôn gắn với thông tin liên lạc, doanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu này càng cao. Khái niệm về thông tin liên lạc khi tổng hợp lại thì doanh nghiệp nào cũng chỉ có 03 nhu cầu dịch vụ tiêu biểu:
    • Thông tin thoại giữa các chi nhánh
    • Kết nối mạng máy tính giữa các chi nhánh
    • Truy cập internet

    Đi kèm với các dịch vụ trên sẽ là các giải pháp bảo mật, truy nhập từ xa...
    Để hiện thực hóa các nhu cầu trên điều tất yếu là cần có đường truyền dẫn kết nối giữa các chi nhánh, văn phòng… của doanh nghiệp. Có 02 phương án xây dựng đường truyền dẫn:
    • Từ xây dựng: Nghĩa là tự kéo cáp, tự đầu tư thiết bị…
    • Đi thuê: Thuê đường truyền của nhà cung cáp dịch vụ, đầu tư thêm thiết bị cho phù hợp với yêu cầu sử dụng

    Phương án thứ nhất sẽ là không tưởng với đa số các doanh nghiệp, chỉ còn phương án 2 là đi thuê. Vậy ta thuê cái gì? Từ khái niệm “đường truyền đi thuê” nên có thuật ngữ “leased-line”. Có hai loại leased-line:
    • Leased-line điểm tới điểm từ trụ sở tới chi nhánh hoặc đa điểm từ trụ sở tới nhiều chi nhánh
    • Leased-line vào Internet

    Từ xưa đến nay, nhu cầu vẫn chỉ có thế, chưa bao giờ thay đổi với mô hình kết nối thông tin liên lạc cho doanh nghiệp.
    Chốt lại của phần này: Cứ thuê đường truyền ta gọi là Leased-Line.
    Last edited by noci; 23-03-2010, 11:29 AM.
    noci = Network Operation Center i
    Chứng chỉ: Chả có cái nào
    Kinh nghiệm: Access networks

  • #2
    Hiểu cho đúng các khái niệm

    2. Phương tin truyn dn
    Vn đ này thc ra người đi thuê ch cn quan tâm làm gì nhưng nhiu bn nhm ln lung tung nên tôi tóm lược li đôi chút. Khi thuê đường truyn tt yếu nhà cung cp dch v phi dùng mt phương tin truyn dn nào đó kết ni vi tr s ca doanh nghip. Không biết sau này công nghê phát trin ra sao nhưng phương tin truyn dn hin ch có 02 loi hình: Truyn dn có dây và truyn dn không dây.
    • Truyn dn có dây có hai loi: Cáp đng và cáp quang.
    • Truyn dn không dây có hai loi: Viba và v tinh.

    Nhà cung cp có th kéo đường truyn đến doanh nghip bng bt c phương án nào trên. Vi các thành ph, nhu cu băng thông thp (dưới 2Mbps) thì cáp đng là ph biến. Khách hàng có nhu cu thuê ti 100Mbps thì phi sử dụng đến cáp quang. Địa hình phức tạp không kéo nổi cáp thì người ta phải dựng cột, bắn tín hiệu viba. Khoảng cách quá xa như hải đảo thì phải lựa chọn vệ tinh mới vươn tới được.
    Và chốt lại của phần này: Leased-Line có thể làm việc trên mọi phương tiện truyền dẫn
    Last edited by noci; 23-03-2010, 11:28 AM.
    noci = Network Operation Center i
    Chứng chỉ: Chả có cái nào
    Kinh nghiệm: Access networks

    Comment


    • #3
      3. Giao diện
      Khi thuê một đường Leased-Line nhà cung cấp sẽ hỏi chúng ta: Quí vị muốn sử dụng giao diện nào?
      Có người lúc ấy mới tá hỏa đi hỏi lung tung xem giao diện gì. Chỉ có 2 loại: TDM và IP.
      • Giao diện TDM chia hai loại: E1-G703 hoặc Serial – RS.232, V.35, RS.530, RS.449 hay V.24…
      • Giao diện IP có Ethernet UTP (cáp đồng) hoặc Ethernet FO (cáp quang)

      Thông thường thuê Leased Line để nối vào Router (phổ biến nhất là Cisco) vậy nên ruoter hổ trợ giao diện nào ta thuê giao diện đó. Phổ biến nhất là V.35, nhà giầu thuê full E1 (2Mbps) thì dùng G.730 cho tiện… còn sau này khi IP phổ biến thì thuê IP UTP cho lành. Giao diện IP dễ thao tác hơn bởi cáp Serial đôi khi phải chế khoai mù mắt, còn cáp G.703 cũng phải kiểm tra thật chuẩn đôi thu, đôi phát chứ không đấu lệch nó không “ăn”.
      Sau khi vào router rồi, khách hàng sẽ cấu hình để chia tách: bao nhiêu băng thông cho thoại đưa ra FXO/FXS hoặc E&M vào tổng đài, bao nhiêu còn lại bao nhiêu ra cổng ethernet vào LAN switch.
      Thông thường là vậy nhưng đôi khi khách hàng đẩy việc đó cho nhà cung cấp dịch vụ, cứ khăng khăng đòi: Cho tôi 1 cổng E1 để nối trung kế tổng đài, 1 cổng Ethernet (hoặc V.35) để kết nối mạng LAN, cũng OK! Các loại modem SHDSL sau này thường hỗ trợ nhiều loại cổng đồng thời với tính năng Multiplexer (tách ghép kênh) bên trong.
      Túm lại: Giao diện vật lý của Leased-Line có thể E1/G.703 hoặc Serial/RS.232, RS.530, V.35…hoặc Ethernet (UTP-RJ45)
      noci = Network Operation Center i
      Chứng chỉ: Chả có cái nào
      Kinh nghiệm: Access networks

      Comment


      • #4
        4. Hạ tầng mạng và các dịch vụ cung cấp được

        Ở VN chúng ta chỉ phổ biến hai loại hạ tầng mạng cho thuê kênh riêng là mạng TDM và IP/MPLS.

        Nhiều người đã biết, mạng TDM với core là mạng SDH đường trục, xuống các ring SDH nội tỉnh rồi các thiết bị đấu chéo (crossconnect) hoặc multiplexer... và cuối cùng lastmile là modem cáp đồng (HDSL) kéo đến nhà khách hàng. Như ở trên đã nói, modem HDSL hỗ trợ nhiều loại giao diện khác nhau: E1, V.35, ETH.... cho nên trên hạ tầng này ta muốn thuê cái gì cũng được.

        IP/MPLS thì sao? Cùng vẫn là Core SDH mà thôi, tiếp đến là các core ruoter MPLS. Ring SDH nội tỉnh bây giờ được thay bằng Metro Ethernet hoặc IP/ATM DSLAM. Nếu khách hàng muốn cáp quang thì kéo FX Ethernet đến tận nhà, khách hàng muốn cáp đồng thì lại IP/ATM SHDSL (tương tự như TDM SHDSL).

        Khách hàng truy cập Internet sẽ quản lý bằng PPPOE để đăng nhập rồi tính cước theo lưu lượng... Khách hàng muốn thuê leased-line từ điểm nọ đến điểm kia (A đến B) có thể dùng VPN (như Megawan của VTN) hoặc Pseudowire.

        Một phương thức khác nữa là sử dụng các EDD (Ethernet Demacation Device) với layer 2 VPN
        noci = Network Operation Center i
        Chứng chỉ: Chả có cái nào
        Kinh nghiệm: Access networks

        Comment


        • #5
          -Công nghệ TDM là công nghệ dùng trong hạ tầng mạng GSM (2G), TDM thuần túy dùng các đường leased-line rất tốn kém và không tiết kiệm băng thông
          -Công nghệ IP/MPLS applied for 3G
          Sự khác nhau giữa TDM and IP/MPLS cũng tương tự như circuit switched và packet-switched
          PHAM Duong
          Etudiant
          Ecole des Technologies de l'Information et de la Communication
          Institut Polytechnique de Hanoi
          1 Dai Co Viet - Hanoi -Vietnam
          Email: duongiph@gmail.com
          YM : duongiph
          Téléphone personnel: +84 9 83 63 87 60

          Comment


          • #6
            Originally posted by noci View Post
            1. Khái niệm Leased-Line
            Hoạt động của mỗi doanh nghiệp, tổ chức… luôn gắn với thông tin liên lạc, doanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu này càng cao. Khái niệm về thông tin liên lạc khi tổng hợp lại thì doanh nghiệp nào cũng chỉ có 03 nhu cầu dịch vụ tiêu biểu:
            • Thông tin thoại giữa các chi nhánh
            • Kết nối mạng máy tính giữa các chi nhánh
            • Truy cập internet

            Đi kèm với các dịch vụ trên sẽ là các giải pháp bảo mật, truy nhập từ xa...
            Để hiện thực hóa các nhu cầu trên điều tất yếu là cần có đường truyền dẫn kết nối giữa các chi nhánh, văn phòng… của doanh nghiệp. Có 02 phương án xây dựng đường truyền dẫn:
            • Từ xây dựng: Nghĩa là tự kéo cáp, tự đầu tư thiết bị…
            • Đi thuê: Thuê đường truyền của nhà cung cáp dịch vụ, đầu tư thêm thiết bị cho phù hợp với yêu cầu sử dụng

            Phương án thứ nhất sẽ là không tưởng với đa số các doanh nghiệp, chỉ còn phương án 2 là đi thuê. Vậy ta thuê cái gì? Từ khái niệm “đường truyền đi thuê” nên có thuật ngữ “leased-line”. Có hai loại leased-line:
            • Leased-line điểm tới điểm từ trụ sở tới chi nhánh hoặc đa điểm từ trụ sở tới nhiều chi nhánh
            • Leased-line vào Internet

            Từ xưa đến nay, nhu cầu vẫn chỉ có thế, chưa bao giờ thay đổi với mô hình kết nối thông tin liên lạc cho doanh nghiệp.
            Chốt lại của phần này: Cứ thuê đường truyền ta gọi là Leased-Line.
            :-? .. Cứ thuê đường truyền ta gọi là Leased-Line ;)) .. giống như kiểu cái Tâm cứ kiên Nhẫn gọi là Nhẫn Tâm ý nhỉ >:)

            Comment


            • #7
              Chốt lại: phang wiki vào đây là chắc cú nhất http://en.wikipedia.org/wiki/Leased_line :113:

              Comment


              • #8
                Originally posted by duongiph View Post
                -Công nghệ TDM là công nghệ dùng trong hạ tầng mạng GSM (2G), TDM thuần túy dùng các đường leased-line rất tốn kém và không tiết kiệm băng thông
                -Công nghệ IP/MPLS applied for 3G
                Sự khác nhau giữa TDM and IP/MPLS cũng tương tự như circuit switched và packet-switched
                Bạn này chắc học về di động nên cái gì cũng qui ra di động cả. Mobile chỉ là một trong vô vàn các ứng dụng có thể triển khai trên các loại hình hạ tầng mạng.
                Cái leased-line mà bạn gọi là tốn kém đó được hiểu là TDM dedicated line. Hiện không phải 100% các 3G nodeB đều là IP đâu, nhiều nhà mạng vẫn đang dùng NodeB với giao diện E1 cho voice và Ethernet cho Data riêng.
                Khi bạn thuê một kênh E1 chẳng hạn nối từ A đến B, nhà mạng họ chỉ có hạ tầng MPLS nhưng vẫn cho bạn thuê được, vậy có phải đó là leased-line không? Bản chất là vậy nhưng họ gọi nó thành cái tên khác để đổi mới mà thôi.
                noci = Network Operation Center i
                Chứng chỉ: Chả có cái nào
                Kinh nghiệm: Access networks

                Comment


                • #9
                  Originally posted by bonghe View Post
                  :-? .. Cứ thuê đường truyền ta gọi là Leased-Line ;)) .. giống như kiểu cái Tâm cứ kiên Nhẫn gọi là Nhẫn Tâm ý nhỉ >:)
                  Bạn chớ có mang vấn đề chữ nghĩa ra đây. Ngôn ngữ nào cũng có sự lắt léo của nó tuy nhiên thuật ngữ kỹ thuật luôn phải được hiểu cho đúng

                  Trích đoạn trong link wiki mà bạn tra cứu.
                  A leased line is a symmetric telecommunications line connecting two locations. It is sometimes known as a 'Private Circuit' or 'Data Line' in the UK. Unlike traditional PSTN lines it does not have a telephone number, each side of the line being permanently connected to the other. Leased lines can be used for telephone, data or Internet services. Some are ringdown services, and some connect two PBXes.
                  Tài liệu này căn cứ trên concept cũ khi nhà mạng chỉ có hạ tầng TDM.
                  Tôi tô đậm và bôi đỏ cái 'Private Circuit'. Nếu bạn thuê Megawan để nối 2 office ở HN và HCMC chẳng hạn. Môi trường truyền dẫn mạng MPLS của VTN nhưng họ dùng VPN để thiết lập cho bạn một kênh riêng 'Private Circuit' kết nối giữa hai văn phòng.
                  Bản chất của vấn đề không thay đổi nghĩa là khách hàng chỉ biết tôi cần thuê một kênh riêng có băng thông 2M từ điểm A đến điểm B, chỉ có hạ tầng của nhà mạng thay đổi.
                  noci = Network Operation Center i
                  Chứng chỉ: Chả có cái nào
                  Kinh nghiệm: Access networks

                  Comment


                  • #10
                    Originally posted by noci View Post
                    Bạn này chắc học về di động nên cái gì cũng qui ra di động cả. Mobile chỉ là một trong vô vàn các ứng dụng có thể triển khai trên các loại hình hạ tầng mạng.
                    Cái leased-line mà bạn gọi là tốn kém đó được hiểu là TDM dedicated line. Hiện không phải 100% các 3G nodeB đều là IP đâu, nhiều nhà mạng vẫn đang dùng NodeB với giao diện E1 cho voice và Ethernet cho Data riêng.
                    Khi bạn thuê một kênh E1 chẳng hạn nối từ A đến B, nhà mạng họ chỉ có hạ tầng MPLS nhưng vẫn cho bạn thuê được, vậy có phải đó là leased-line không? Bản chất là vậy nhưng họ gọi nó thành cái tên khác để đổi mới mà thôi.
                    Ta thử xuất phát từ bài toán thực tế mà các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông gặp phải, Để phủ sóng toàn bộ gần 90 triệu dân số Việt Nam, Vinaphone ước tính cần phải dùng 7000 Node B, Cứ coi như Node B với giao diện E1 như bạn nói (thực ra nó phải là 4E1, speed E1=2Mbps, Node B ~ 7,2 Mbps), cứ 14 Node B = STM1 ---> 7000NodeB=? STM1, Mà các STM1, E1 thuê lại VTN-------> như thế thì có tốn kém không bạn?
                    PHAM Duong
                    Etudiant
                    Ecole des Technologies de l'Information et de la Communication
                    Institut Polytechnique de Hanoi
                    1 Dai Co Viet - Hanoi -Vietnam
                    Email: duongiph@gmail.com
                    YM : duongiph
                    Téléphone personnel: +84 9 83 63 87 60

                    Comment


                    • #11
                      Originally posted by duongiph View Post
                      Ta thử xuất phát từ bài toán thực tế mà các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông gặp phải, Để phủ sóng toàn bộ gần 90 triệu dân số Việt Nam, Vinaphone ước tính cần phải dùng 7000 Node B, Cứ coi như Node B với giao diện E1 như bạn nói (thực ra nó phải là 4E1, speed E1=2Mbps, Node B ~ 7,2 Mbps), cứ 14 Node B = STM1 ---> 7000NodeB=? STM1, Mà các STM1, E1 thuê lại VTN-------> như thế thì có tốn kém không bạn?
                      Chính xác là mỗi STM-1 tách được 63 E1 nhưng tính thế chắc không ai dám làm dịch vụ di động quá.
                      Tôi đang làm dự án cung cấp hạ tầng 3G cho một nhà mobile, họ yêu cầu tối thiểu 10M tới mỗi nodeB, giao diện ETH 100BT, không cần biết nhà cung cấp hạ tầng làm sao để cũng cấp. Vơi những thỏa thuận thế này họ tính theo lưu lượng chứ không ai tính theo số đường E1 phải sử dụng cả.
                      noci = Network Operation Center i
                      Chứng chỉ: Chả có cái nào
                      Kinh nghiệm: Access networks

                      Comment


                      • #12
                        Originally posted by duongiph View Post
                        Ta thử xuất phát từ bài toán thực tế mà các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông gặp phải, Để phủ sóng toàn bộ gần 90 triệu dân số Việt Nam, Vinaphone ước tính cần phải dùng 7000 Node B, Cứ coi như Node B với giao diện E1 như bạn nói (thực ra nó phải là 4E1, speed E1=2Mbps, Node B ~ 7,2 Mbps), cứ 14 Node B = STM1 ---> 7000NodeB=? STM1, Mà các STM1, E1 thuê lại VTN-------> như thế thì có tốn kém không bạn?
                        Bạn này hơi lý thuyết một chút rồi. Các Operators phải tận dụng cái mình đang có rồi dần dần xây dựng hạ tầng mới.
                        Ví dụ chỗ mình làm, mục tiêu là sẽ dùng luồng quang DWDM 1G, 10G, 40G, nhưng do hạ tầng SDH sẵn có với điều kiện hiện tại thì vẫn dùng các luồng STM để đấu nối chứ, sau đó thì chuyển dần.
                        NodeB nào điều kiện không thể dùng Ethernet được thì phải dùng E1. Một NodeB có thể dùng 1 luồng E1, 4E1 tùy theo. Mình thì ko làm về mảng di động, các khái niệm về di động cũng chỉ biết qua thôi.

                        Bạn NOCi chắc đang làm cho 1 Operator nào chăng?

                        Với lại IP/MPLS là lai giữa circuit switching và packet switching chứ nhỉ.

                        3G chỉ là một phần nhỏ trong hạ tầng mạng IP mà các Operators đang xây dựng. Đúng là không nên quy hết về di động.

                        Bạn là dân di động, bạn nhìn theo khía cạnh di động rất đúng. Tuy nhiên nên chia thành các mặt phẳng khác nhau (hay các thế giới khác nhau): một mặt phẳng của của Circuit to Circuit, một mặt phằng IP to IP

                        Ví dụ, mình để nguyên văn một đoạn mình đọc được:
                        Circuit to Circuit, IP to IP
                        For the circuit switched world, the split MSC-Server and Media Gateway still looks like a circuit switched box. For the IP world, however, the MSC-Server and Media Gateway are just IP based devices which send and receive IP packets. For the voice stream, RTP is used, a protocol well known in the IP world. The call establishment signaling also uses IP packets but the protocol used is originally from the circuit switched world. It doesn't change the principle that it's now IP based but protocols like M3UA, SCCP, TCAP, MAP, etc. are not yet in the toolkit of IP engineers. But fear not, Wireshark and other well known IP tracing tools understand these protocols so they are as easy to trace and analyze as any other IP based protocol. The beauty of the approach is that old and new, circuit and IP can be mixed and matched for each voice call as required.




                        Vài lời mạo muội, các pro bỏ qua cho.

                        Comment


                        • #13
                          Originally posted by linhnm1210 View Post
                          NodeB nào điều kiện không thể dùng Ethernet được thì phải dùng E1. Một NodeB có thể dùng 1 luồng E1, 4E1 tùy theo. Mình thì ko làm về mảng di động, các khái niệm về di động cũng chỉ biết qua thôi.
                          Bên bạn dùng E1 trực tiếp vào Node B hay convert IP qua E1?
                          noci = Network Operation Center i
                          Chứng chỉ: Chả có cái nào
                          Kinh nghiệm: Access networks

                          Comment


                          • #14
                            Originally posted by linhnm1210 View Post

                            Với lại IP/MPLS là lai giữa circuit switching và packet switching chứ nhỉ.

                            3G chỉ là một phần nhỏ trong hạ tầng mạng IP mà các Operators đang xây dựng. Đúng là không nên quy hết về di động.

                            Bạn là dân di động, bạn nhìn theo khía cạnh di động rất đúng. Tuy nhiên nên chia thành các mặt phẳng khác nhau (hay các thế giới khác nhau): một mặt phẳng của của Circuit to Circuit, một mặt phằng IP to IP

                            Ví dụ, mình để nguyên văn một đoạn mình đọc được:
                            Circuit to Circuit, IP to IP
                            For the circuit switched world, the split MSC-Server and Media Gateway still looks like a circuit switched box. For the IP world, however, the MSC-Server and Media Gateway are just IP based devices which send and receive IP packets. For the voice stream, RTP is used, a protocol well known in the IP world. The call establishment signaling also uses IP packets but the protocol used is originally from the circuit switched world. It doesn't change the principle that it's now IP based but protocols like M3UA, SCCP, TCAP, MAP, etc. are not yet in the toolkit of IP engineers. But fear not, Wireshark and other well known IP tracing tools understand these protocols so they are as easy to trace and analyze as any other IP based protocol. The beauty of the approach is that old and new, circuit and IP can be mixed and matched for each voice call as required.
                            .
                            hem hiểu lém :D
                            PHAM Duong
                            Etudiant
                            Ecole des Technologies de l'Information et de la Communication
                            Institut Polytechnique de Hanoi
                            1 Dai Co Viet - Hanoi -Vietnam
                            Email: duongiph@gmail.com
                            YM : duongiph
                            Téléphone personnel: +84 9 83 63 87 60

                            Comment


                            • #15
                              Công nhận. Mình đang đơn giản hóa đi mà lại gặp ngay một vấn đề rắc rối:)
                              noci = Network Operation Center i
                              Chứng chỉ: Chả có cái nào
                              Kinh nghiệm: Access networks

                              Comment

                              Working...
                              X