Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Mời tham gia thảo luận thuật ngữ Tin học Viễn thông

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Mời tham gia thảo luận thuật ngữ Tin học Viễn thông

    Có nhiều thuật ngữ rất khó dịch, mời bạn tham gia thảo luận.

    Last mile: đường dây thuê bao
    First mile: ?

    Access network: Mạng truy nhập// mạng đường dây thuê bao (//: nghĩa khác)

    Base band: ?
    Broadband: dải rộng// tốc độ cao
    Bandpass band: dải thông dải (?)

    Và còn nhiều nữa...

  • #2
    Lọan bàn về việc diễn dịch các thuật ngữ.

    Theo tui nghĩ, để diễn dịch thành công các thuật ngữ, chúng ta cần có định nghĩa cùng với 1 số ngữ cảnh kỹ thuật tiêu biểu mà trong đó thuật ngữ cần diễn dịch đóng vai trò quan trọng (keyword). Những định nghĩa cùng với ngữ cảnh fải = ngôn ngữ nguồn, là ngôn ngữ mà từ đó chúng ta muốn diễn dịch sang ngôn ngữ khác. Vd: Eng (nguồn) --> Việt (đích). Lý tưởng nhất là ngôn ngữ nguồn = ngôn ngữ xuất xứ của thuật ngữ cần diễn dịch. Để tránh "nhất sao thất bổn" ấy mà. Thử tưởng tượng từ "file" tiếng Eng dịch thành "tệp" tiếng Việt. (mà hết 80% dân Việtnam khi nghe nói đến từ này thì "Hả?", 20% thì "Lảm nhảm gì dậy cha nội?". Vậy mà lỡ như có ông Campuchia nào đó lấy chữ "tệp" này dịch sang tiếng Cam nữa thì "tội lỗi" cho dân IT Cam lắm lắm.

    Sau khi đã Thấu Hiểu định nghĩa, ngữ cảnh, chúng ta mới diễn dịch định nghĩa, ngữ cảnh đó sang ngôn ngữ đích Trực Tiếp.Vd vui (không liên quan đến term technical) như Australia, dịch sang tiếng Trung Quốc là Ục-tào-xá gì đó, xong lại được fiên theo âm Hán-Việt thành Úc-Đại-Lợi, được dùng hà rầm mà tui không biết cái chữ Đại-Lợi nó là cái chi.. Thay vì như thế, sao ta không thông dịch direct sang tiếng Việt thành nước Úc như bây giờ nghe cho nó nhẹ người. Chứ còn như Anh Đại Lợi, Áo Đại Lợi, không lẽ tới Somali Đại lợi, Dế mèn (Yemen) Đại lợi... thì ỏai wá. "lợi-tiểu" còn không thấy huống chi "Lợi-Đại" (just joking). (Vậy mà vẫn còn các tiền bối khóai khẩu kiểu này mới chết chứ.)

    Có thể với các định nghĩa, ngữ cảnh theo ngôn ngữ đích, chúng ta có nhiều thuật ngữ đích khác nhau. Việc còn lại là tìm cho ra được 1 thuật ngữ đích diễn đạt chính xác nhất về khía cạnh kỹ thuật trong đa số ngữ cảnh đã nêu, đồng thời fải đáp ứng được "bản sắc ngôn ngữ dân tộc". Tức thuật ngữ đó fải Vừa Tai, Thuận Miệng, không gây Fản Cảm trong giới sữ dụng. Ví dụ từ File = "tệp" đã nêu, tệp... tệp... tệp..., bạn thử fát âm xem, âm "tệp" fát âm nghe hơi nặng/ hơi "nông dân"/ nghe không "soang"/ không hàn lâm bằng từ "tập tin". (tập: nghe có hơi Tóan, tin: nghe có hơi Tin. vậy cũng OKie hơn chớ hả?). Ví dụ khác như bandwidth: người dịch "băng thông", kẽ phiên "dải thông/ độ rộng dăi tầng". Công tâm mà nói "dải thông" chính xác hơn "băng thông" chứ hỉ, nhưng hình như nó "khó" hơn so với "băng thông", nên tui thấy bà con khóai từ "băng thông" hơn.

    Thuật ngữ nói riêng và ngôn ngữ nói chung mang nặng tính qui ước ước lệ. 1 sự việc/ hành động/ tư tưởng/ trạng thái... có thể được qui ước biểu diễn bằng 1 từ/ nhiều từ tương đương/ cụm từ... trong 1 cộng đồng. Như vậy có thể cho thấy, bản thân thuật ngữ không quan trọng hơn định nghĩa mà nó truyền tải.Vd việc dịch file = "tệp" hay "tập tin" không quan trọng hơn việc Định Nghĩa tệp/ tập tin là gì. Và vì mang tính qui ước, ta không cần (và không thể) ánh xạ chính xác 100% 1 thuật ngữ từ ngôn ngữ đích sang nguồn, và ngược lại (lý tưởng). Chúng ta cũng cần nhớ là các chuyên gia bản xứ trong giới cũng rất thóang/ rất bình dân/ rất bác học/ rất đa dạng trong việc hình thành thuật ngữ, các từ như bug, debug, patch, virus, Trojan Horse, là ví dụ. Và vì vậy việc dịch bug là chí/ rận/ rệp thì cũng không fải là "tội tày trời" vì ở ngôn ngữ nguồn, đích thị Mẹt của bug chính xác là cái giống đó. Sao người bản xứ thì chấp nhận "qui ước ước lệ" đó được còn mình thì lại câu nệ? Nên chăng khi dịch thuật ngữ mà nó bắt nguồn từ 1 điển tích thì cũng nên chua thêm 1 ít thông tin cho bà con hiểu rõ hơn và khỏi đóan mò. Hy vọng chúng ta sẽ thóang hơn, lọai bõ tư tưởng hàn lâm khi diễn dịch các thuật ngữ.

    Thế nhưng chúng ta cũng không thể lạm dụng tính qui ước ước lệ của ngôn ngữ mà gán ghép cẩu thả "râu anh" vô "cằm em", tãng lờ những sự khác biệt tinh tế trong ngôn ngữ. Ví dụ nhiều sách Windows dịch Right=Quyền, Permission cũng = Quyền, gây rối và nghi ngờ cho người đọc vì nếu như vậy sao người ta khg dùng hẳn 1 từ Right/ Permission? Sao khg dịch Right = Quyền, Permission = Fép. Vd: Trẻ em là có Quyền vui chơi giải trí, nhưng hôm đó em A không được Fép đi chơi chẳng hạn.

    Việc diễn dịch thành công 1 thuật ngữ là RẤT KHÓ. Khó vì sự tinh tế của ngôn ngữ. Khó vì bản chất ngôn ngữ, như tôi còn nhớ, là sản fẩm của quá trình lao động sáng tạo. Lao động nảy sinh sáng tạo, sáng tạo nảy sinh công nghệ mới, đồng thời hình thành hàng lọat các thuật ngữ mới. Và không thể không thừa nhận, về khía cạnh này chúng ta luôn luôn ở thế bị động so với các nước tiên tiến khác. Người ta fát minh ra thuật ngữ mới liên tục, chúng ta nội chạy theo nắm bắt để vận dụng công nghệ thành công cũng đủ thè lưỡi. Chính vì vậy ở Singapore/ Malaysia/ Thai/ Phi, người ta khuyến khích lớp trẻ sử dụng trực tiếp tiếng Eng, 1 trong số lý do là nhằm tăng cường khả năng tiếp thu nhanh công nghệ. Không tốn thời gian cho khâu dịch thuật (chưa kể thời gian "cãi lộn" giữa các chuyên gia mà người ta dùng "thuật ngữ" "tranh luận" cho lịch sự). Thấy thì có lý. Nhưng có phải lợi bất cập hại? Cũng không biết được.

    Thế nhưng xu hướng "xâm thực ngôn ngữ bắt đầu từ thuật ngữ" cũng xảy ra ở các nước tiên tiến châu Âu, như Pháp, Đức,... mặc dầu họ không "tự nguyện" như các nước Đông nam Á kể trên. Phỏng vấn các người dùng luôn thuật ngữ gốc thì họ cho biết 1 fần là do tính "tương tích". Ai cũng dùng nhan nhãn, mà mình không dùng thì thấy nó chọi rơ (khác người)/ không sành điệu/ thấy nó lúa. Phần khác (đa số) là vì không tìm thấy từ tương đồng thống nhất nên dùng luôn cho nó tiện. Và tránh chuyện "Tui đang nói tới thuật ngữ số 1 mà dịch ra từ gốc là thuật ngữ A, mà dịch lại theo kiểu của ông là thuật ngữ số 2 đó". Điên luôn!

    Tui tự phân tích lại vấn đề diễn dịch thuật ngữ 1 lần nữa trong đời, để nghiệm xem sự cố gắng diễn giải những thuật ngữ tiếng nước ngòai sang ngôn ngữ Việt Nam thân quen có fải là 1 việc gì đó "Không Thể Làm" hay "Không Đáng Làm" như đa số bà con khuyên dùng?

    Buồn wá "Tòan cầu hóa".
    Có nhiều khi lý trí bảo con tim. Thôi không yêu, đừng giận hờn, thương nhớ. Nhưng con tim là một thằng Quái gở. Cứ cồn cào thoi thóp thở tên em.

    Left-Handed Signature: U ZZiM i

    Comment


    • #3
      Chữ nào của "Tây" ta dịch được thì cứ dịch (miễn là dễ coi một chút, mọi người chấp nhận là được). Chữ nào không dịch được thì tạm thời dùng từ nguyên gốc, hoặc dùng từ tương đương của một ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh chẳng hạn.
      Các Bạn có ý định dùng tiếng Việt để "xâm lăng" toàn bộ "kho tàng" văn minh của thế giới sao? Hay các Bạn đang có ý định phổ biến rộng rãi những kiến thức "bên trời Tây" cho "người chỉ đọc được tiếng Việt"?

      -----------
      BlackMoon

      PS: Có điều gì không phải trong ngôn từ, mong hai chữ đại xá.
      Đưa người ta không đưa qua sông
      Sao có tiếng sóng ở trong lòng
      Bóng chiều không thắm không vàng vọt
      Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.

      Comment


      • #4
        First mile là cái gì, ai biết thì post lên cho anh em xem đi. Tôi không rõ lắm.

        Comment


        • #5
          Nói như bạn thì đa thức, đơn thức, thừa số, phân thức, tử, mẫu phải gọi theo ngôn ngữ nước nào? Không lý gọi theo Hy Lạp? Lấy của người làm của ta một cách chủ động mới làm nên ngôn ngữ.
          "sữ dụng" là gì?
          "Fản Cảm" là gì?
          fải đáp ứng được "bản sắc ngôn ngữ dân tộc"?
          Diễn đàn này không thích hợp cho loại đề tài này, yêu cầu ban điều hành đóng lại cái chủ đề này.

          Comment


          • #6
            Chỉ là chia xẻ ý suy nghĩ thôi. Đâu cần fải vạch lá tìm gốc "Lúa" của em dậy, anh Hai quoc_anh. Vẫn tin anh hiểu em muốn dùng từ gì. Ngôn ngữ mà. Bỏ wa tiểu tiết đi anh hén.

            Nếu không ủng hộ việc anh diễn dịch thuật ngữ, thì em đâu có tốn thời gian gõ 1 đống chữ (dẫu sai có thể nhiều hơn đúng) về cái mạn gọi là "Kỹ thuật diễn dịch Thuật ngữ Kỹ thuật". (Có tới 2 từ Kỹ thuật nên chắc chắn hòan tòan hợp lệ với 1 diễn đàn kỹ thuật như VNpro). Có gì đâu mà réo cảnh sát moderator tới còng em dậy? Tằm rút ruột nhả tơ, dẫu là "tầm bậy" vẫn mà tơ tằm mà. híc híc.

            Thật ra bàn về việc này em rất nghiêm túc. Em cũng nhận đựơc rất nhiều ý kiến thực dụng (hiểu theo nghĩa tích cực) hết sức thuyết fục của các anh chị khác rằng việc diễn dịch thuật ngữ là TỐN KÉM thời gian-sức người-sức của, mà KHÔNG HIỆU QUẢ. Việc đọc - tư duy - hiểu Trực Tiếp = ngoại ngữ sẽ giảm đáng kể chi fí cho công tác dịch thuật. Minh chứng là thanh niên các nước khuyến khích dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai như Ấn Độ/ Sing/ Thái/ Malaysia.. nhanh hơn hẳn chúng ta trong việc tiếp cận tri thức hiện đại do bớt khâu trung gian này.

            Nếu như luận điểm trên là đúng thì ảnh hưởng gì hòa bình thế giới? Chã! Chỉ biết rằng nếu thế, từ nay tôi cũng như nhiều bạn trẻ khác sẽ thực dụng hơn, đầu tư thời gian cho ngoại ngữ nhiều hơn, trực tiếp hơn, lọai hẳn khâu diễn dịch vô bổ dưỡng. Mà đã thế thì thống nhất dùng "fist-mile" là... "first-mile" luôn cho tiện. Khỏi fãi dung hòa như giải fáp "mềm nắn, rắn TẠM THỜI (khóai chữ này) bõ ra" như anh BlackMoon.

            Chà chuyện nhỏ mà bõ thì thành chuyện lớn đây.
            Có nhiều khi lý trí bảo con tim. Thôi không yêu, đừng giận hờn, thương nhớ. Nhưng con tim là một thằng Quái gở. Cứ cồn cào thoi thóp thở tên em.

            Left-Handed Signature: U ZZiM i

            Comment


            • #7
              tui thấy tốt nhất vẫn cứ là 'cái nào dịch được (nghe lọt tai) thì dịch, ko thì mình cứ để nguyên gốc'.
              Đơn cử tiếng anh, đâu phải thuật ngữ nào trong tiếng anh cũng có thể diễn giải ra tiếng việt. Nhiều, rất nhiều thuật ngữ mà càng đọc, ta thấy chẳng nên dịch sang tiếng việt làm gì vì
              1. Không có chữ tương đương trong tiếng việt để diễn tả HẾT ý nghĩa của thuật ngữ đó. Thường ta phải dùng cả 1 cụm từ, hoặc câu chữ để thay thế tương đương ---> lãng phí công sức xã hội.
              2. Thuật ngữ kỹ thuật là dùng để trao đổi giữa các kỹ thuật viên với nhau ---> không đại chúng ----> không mấy ai bỏ nhiều thời gian để đi dịch tất cả các thuật ngữ đó sang tiếng việt.
              3. Nói cho vui là, cứ dùng thuật ngữ tiếng anh, để lỡ có làm ăn với người nước ngoài, nói bập bẹ cũng được miễn dùng đúng thuật ngữ thì 'nó' cũng hiểu mình muốn nói cái gì :D

              Comment


              • #8
                Về từ FIRST MILE, em lụm đựơc tài tiệu này: (chú ý fần ****)

                Ethernet in the First Mile Solutions - Cisco

                Bringing Optical Ethernet to the First Mile (EFM) with Cisco Catalyst 4000 Series Metro Ethernet Access Solutions
                On December 10, 2001, Cisco announced its new solutions for the Cisco Catalyst® 4000 Series of switches to support the emerging market for optical Ethernet in the First Mile in the metropolitan-area network (MAN). Cisco Catalyst 4000 Series switches are ideal for business services aggregation and subscriber access in the metro that take advantage of the simplicity and flexibility of optical Ethernet in the First Mile. ****The first mile refers to the connection between the customer and the service provider's or network operator's central office.****

                EFM is part of the near-religious effort to simplify networks by extending the reach of Ethernet beyond the LAN. One particular target of the standard seems to be digital subscriber lines (DSLs) that are currently carried on Asynchronous Transfer Mode (ATM) .

                "Getting rid of all those protocol conversions and transitions is what we're really after here," says Craig Easley, president of the Ethernet in the First Mile Alliance (EFMA) marketing cooperative and a technology director at Extreme Networks Inc. (Nasdaq: EXTR - message board).

                ****(By the way, "first mile" means the same as "last mile." EFM proponents (đề xướng) decided to change the vernacular (biệt ngữ) to "first mile" to show they were putting the customer "first." Seriously.)*****

                Như vậy "first mile" và "last mile" là một, và first mile = kết nối giữa khách hàng và nhà cung cấp ISP/ trung tâm điều hành mạng = kết nối tới khách hàng/ người dùng cuối (thuê bao hay "biếu không" là chuyện khác). Còn nếu lập luận là chả có đường nào tới khách hàng mà chẳng fải thuê bao thì ta dùng từ "kết nối thuê bao" cũng okie donkie.
                Có nhiều khi lý trí bảo con tim. Thôi không yêu, đừng giận hờn, thương nhớ. Nhưng con tim là một thằng Quái gở. Cứ cồn cào thoi thóp thở tên em.

                Left-Handed Signature: U ZZiM i

                Comment


                • #9
                  Base band: dãi tầng cơ sở
                  Broad band: dãi tầng rộng/ băng rộng
                  Narrow band: dãi tầng hẹp/ băng hẹp
                  Bandpass = passband = dãi thông. The range of frequencies that will pass through a filter or other device.

                  "bandpass band" là band gì chắc không có nên wọ tìm hòai không ra.
                  Có nhiều khi lý trí bảo con tim. Thôi không yêu, đừng giận hờn, thương nhớ. Nhưng con tim là một thằng Quái gở. Cứ cồn cào thoi thóp thở tên em.

                  Left-Handed Signature: U ZZiM i

                  Comment


                  • #10
                    Có mot so tu ngữ kỹ thuật khi ta dich sang tiếng Việt sẽ can rat nhiều từ ngữ hoặc sẽ làm khác ý nghĩa cua no di một chút. Nhưng toi nghĩ chung ta vẫn cần phai dich ra theo tieng Việt. Bạn Nadmad đã dịch tương doi tôt các tu này nhung chung ta nếu là người tiep xúc thuong xuyen thì chung ta nen giữ nguyên gốc tiếng Anh de su dụng.

                    Comment


                    • #11
                      Nói Chung là ngôn ngữ thì muôn màu muôn vẻ, Có khi mấy ông tây viết tài liệu kỷ thuật Cũng hơi bí từ do đó các ông ấy mượn những từ ở ngoài đời để chỉ những khái niệm mới chưa có từ nào hay hơn thôi : những từ như last mile hay first mile là ví dụ.
                      Có nhiều từ thì cũng chỉ có người bản địa mới hiểu với nhau thôi đấy là bản sắc văn hoá của dân tộc đó giống như xem hài vậy thôi xem hài ta thì còn cười được chứ xem hài tây thì chán

                      Comment


                      • #12
                        Để hiểu được thuật ngữ Tiếng Anh cho chính xác, thì đầu tiên mình phải có một kiến thức vững chắc, phải hiểu rõ về vấn đề đó. Chúng ta nhiều khi chưa hiểu được bản chất của sự việc nên dùng từ nước ngoài tràn lan, và quy cho mọi người phải dùng từ nước ngoài.

                        Comment


                        • #13
                          Những thuật ngữ tin học theo mình, tốt nhất là để nó y nguyên vậy đi, dịch sang tiếng việt làm gì! Nếu bạn có những thắc mắc về thuật ngữ tin học thì có thể vào trang này để tra www.webopedia.com, trong này cũng nhiều thuật ngữ lắm!^^

                          Comment


                          • #14
                            Originally posted by quoc_anh
                            First mile là cái gì, ai biết thì post lên cho anh em xem đi. Tôi không rõ lắm.
                            Xin chào anh Quốc Anh,

                            Thuật ngữ này thiệt là độc chiêu, chắc là anh Quốc Anh đang nghiên cứu về mạng viễn thông nông thôn đây (rural telecommunication systems) theo cái kiến thức của itmansaigon thì First mile cũng là Last mile thôi, thế Last mile là cái gì? thường nó đi theo cụm từ "Last mile of connectivity" hay "First mile of connectivity" có nghĩa là kết nối thông tin với vùng sâu vùng xa (viễn thông nông thôn), nghĩa là Last mile = rural community. Còn tại sao First mile cũng là Last mile cũng là do cách nói giống đôi khi người ta cũng không thể phân biệt được đâu là đầu đường & đâu là cuối đường đó mà!

                            Nếu ai có ý kiến gì thì cứ post lên nhé
                            Flux -> Flask -> SELinux (RHEL 4)
                            Beating the 0-day vulrerability threat

                            Comment


                            • #15
                              Thực ra chúng ta cứ suy đoán không hà, tiếng anh chuyên ngành (đặc biệt là viễn thông và tin học) rất đa dạng và đặc thù. Mỗi lĩnh vực một ý nghĩa riêng. Độ chính xác của ngôn ngữ dịch tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của người dịch. Theo cá nhân tôi các từ khó thì chúng ta dịch theo nghĩa tiếng Việt kèm sau đó là từ nguyên gốc để người đọc (có thể họ biết nghĩa từ đó) dễ hiễu hơn. :P
                              Triển Chiêu
                              TVTK.RIPT2 (HCMC)

                              Comment

                              Working...
                              X