Công nghệ truyền thông đường điện PLC (Powerline Communication) hay còn gọi là BPL ( Broadband PowerLine):
Chỉ cần nối một chiếc modem đặc biệt vào ổ cắm điện 220v, bạn có thể gọi điện thoại, gửi fax, xem tivi số và nghe nhạc trực tuyến chất lượng cao, truy cập Internet tốc độ cực lớn. Hơn nữa, giá cước sử dụng hấp dẫn và bạn không phải trả chi phí dẫn cáp quang về tận nhà. Đây không phải là chuyện viễn tưởng mà là thực tế, với công nghệ PLC đã có mặt tại Việt Nam...
Công nghệ truyền thông đường điện PLC (Powerline Communication) cho phép truyền dữ liệu qua hệ thống đường điện gia dụng. Thực ra PLC đã có từ lâu ở khu vực châu Âu trong khi khái niệm truyền dữ liệu băng thông rộng chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây. Tại châu Á, một số nước đã triển khai thử nghiệm công nghệ PLC như Nhật Bản, Hàn Quốc và đưa vào sử dụng như Singapore.
PLC sử dụng lưới điện hạ thế (từ trạm biến áp đến các hộ gia đình) để truyền thông tin. Tại các trạm biến áp (vốn có nhiệm vụ chuyển các dòng điện cao thế thành hạ thế và đưa đến hộ tiêu dùng), một modem tốc độ cao HE (HeadEnd) sẽ nối giữa đường hạ thế và hệ thống cáp quang truyền thông backbone. Nhiệm vụ của modem HE là ''điều chế'' các tín hiệu truyền thông của cáp quang thành tín hiệu thông tin có tần số 1,6 - 80 Mhz ( Tùy vào từng hãng mà sử dụng những dãy tần số khác nhau) để truyền vào lưới điện hạ thế và ngược lại. Các tín hiệu thông tin sau khi điều chế sẽ được truyền đi song song với tín hiệu điện trên lưới điện hạ thế đến các toà nhà. Tại đây, một modem PLC (CPE lắp đặt tại gia đình) sẽ nhận các tín hiệu thông tin, giải điều chế, tái tạo lại tín hiệu thông tin ban đầu để có thể sử dụng Internet hoặc dùng điện thoại, fax... Modem PLC cũng có thể đảo ngược quá trình này để gửi các tín hiệu thông tin đã điều chế đến modem HE.
Như vậy, vấn đề đường truyền băng thông rộng đã được giải quyết nhờ tận dụng hệ thống đường cáp điện có tiết diện lớn, tốc độ truyền cao gấp nhiều lần so với dây điện thoại cáp đồng nhỏ bé. Các thiết bị truy cập Internet hay sử dụng mạng LAN nội bộ vẫn dùng giao thức IP để giao tiếp, sử dụng công nghệ quay số như bình thường để kết nối đến máy chủ Internet.
Giải pháp PLC mang lại các lợi ích:
• Các modem PLC cho phép nhận và gửi các tín hiệu thông tin tại các ổ cắm điện trên tường nhà. Như vậy, toàn bộ mạng điện trong toà nhà sẽ trở thành một mạng LAN truy cập nội bộ.
• Cung cấp đường truyền tín hiệu băng thông rộng, không phải đi cáp quang đến từng nhà, khai thác khả năng to lớn của mạng điện hiện có, giải quyết vấn đề đưa đường truyền bằng thông rộng đến hộ gia đình.
• Tiềm năng to lớn cho phép tăng tốc độ truy cập Internet (vượt xa các công nghệ hiện có). Hiện tại, công nghệ này sử dụng các con chip tốc độ cao 200 Mbps để điều chế thông tin trong các modem PLC..
• Việc sử dụng mạng điện hiện có (chiếm tới 90% kết nối của các hộ gia đình) sẽ cho phép phổ cập thông tin dễ dàng đến mọi vùng, mọi nhà. Chỉ cần có một đường cáp quang backbone nối tới trạm biến áp, cả một khu vực dân cư lớn sẽ có khả năng truy cập Internet băng thông rộng và các dịch vụ truyền thông khác.
• Đây là một giải pháp hữu hiệu cho việc giải quyết vấn đề nút cổ chai tại last mile đối với các dịch vụ băng thông rộng tới hộ gia đình. Thông thường gateway của mạng băng thông rộng hay bị quá tải do gộp dữ liệu nhiều đường thuê bao vào.
• Dễ dàng cài đặt và triển khai mạng, chỉ cần nối đường cáp quang đến trạm biến áp, lắp modem HE tại trạm, thiết lập hệ thống gateway đưa tới hộ gia đình và lắp modem PLC tại nơi truy cập mạng.
Công nghệ PLC sẽ là một bước tiến rất quan trọng của nền công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam, khắc phục những hạn chế về cơ sở hạ tầng còn hạn chế, phổ cập các dịch vụ băng thông rộng đến mọi người dân. Đây sẽ là một cơ hội để nền công nghệ truyền thông Việt Nam theo kịp với tốc độ phát triển chung của khu vực.
Hiện nay công ty PACIFIC TECHNOLOGY CONSULTING & SERVICES (PTCS) cũng đã nghiên cứu và triển khai thành công công nghệ này tại trường dạy nghề Tân Thành – Bà Rịa.
Hình: Thông số về băng thông của công nghệ PLC triển khai tại Tân Thành
Chỉ cần nối một chiếc modem đặc biệt vào ổ cắm điện 220v, bạn có thể gọi điện thoại, gửi fax, xem tivi số và nghe nhạc trực tuyến chất lượng cao, truy cập Internet tốc độ cực lớn. Hơn nữa, giá cước sử dụng hấp dẫn và bạn không phải trả chi phí dẫn cáp quang về tận nhà. Đây không phải là chuyện viễn tưởng mà là thực tế, với công nghệ PLC đã có mặt tại Việt Nam...
Công nghệ truyền thông đường điện PLC (Powerline Communication) cho phép truyền dữ liệu qua hệ thống đường điện gia dụng. Thực ra PLC đã có từ lâu ở khu vực châu Âu trong khi khái niệm truyền dữ liệu băng thông rộng chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây. Tại châu Á, một số nước đã triển khai thử nghiệm công nghệ PLC như Nhật Bản, Hàn Quốc và đưa vào sử dụng như Singapore.
PLC sử dụng lưới điện hạ thế (từ trạm biến áp đến các hộ gia đình) để truyền thông tin. Tại các trạm biến áp (vốn có nhiệm vụ chuyển các dòng điện cao thế thành hạ thế và đưa đến hộ tiêu dùng), một modem tốc độ cao HE (HeadEnd) sẽ nối giữa đường hạ thế và hệ thống cáp quang truyền thông backbone. Nhiệm vụ của modem HE là ''điều chế'' các tín hiệu truyền thông của cáp quang thành tín hiệu thông tin có tần số 1,6 - 80 Mhz ( Tùy vào từng hãng mà sử dụng những dãy tần số khác nhau) để truyền vào lưới điện hạ thế và ngược lại. Các tín hiệu thông tin sau khi điều chế sẽ được truyền đi song song với tín hiệu điện trên lưới điện hạ thế đến các toà nhà. Tại đây, một modem PLC (CPE lắp đặt tại gia đình) sẽ nhận các tín hiệu thông tin, giải điều chế, tái tạo lại tín hiệu thông tin ban đầu để có thể sử dụng Internet hoặc dùng điện thoại, fax... Modem PLC cũng có thể đảo ngược quá trình này để gửi các tín hiệu thông tin đã điều chế đến modem HE.
Như vậy, vấn đề đường truyền băng thông rộng đã được giải quyết nhờ tận dụng hệ thống đường cáp điện có tiết diện lớn, tốc độ truyền cao gấp nhiều lần so với dây điện thoại cáp đồng nhỏ bé. Các thiết bị truy cập Internet hay sử dụng mạng LAN nội bộ vẫn dùng giao thức IP để giao tiếp, sử dụng công nghệ quay số như bình thường để kết nối đến máy chủ Internet.
Giải pháp PLC mang lại các lợi ích:
• Các modem PLC cho phép nhận và gửi các tín hiệu thông tin tại các ổ cắm điện trên tường nhà. Như vậy, toàn bộ mạng điện trong toà nhà sẽ trở thành một mạng LAN truy cập nội bộ.
• Cung cấp đường truyền tín hiệu băng thông rộng, không phải đi cáp quang đến từng nhà, khai thác khả năng to lớn của mạng điện hiện có, giải quyết vấn đề đưa đường truyền bằng thông rộng đến hộ gia đình.
• Tiềm năng to lớn cho phép tăng tốc độ truy cập Internet (vượt xa các công nghệ hiện có). Hiện tại, công nghệ này sử dụng các con chip tốc độ cao 200 Mbps để điều chế thông tin trong các modem PLC..
• Việc sử dụng mạng điện hiện có (chiếm tới 90% kết nối của các hộ gia đình) sẽ cho phép phổ cập thông tin dễ dàng đến mọi vùng, mọi nhà. Chỉ cần có một đường cáp quang backbone nối tới trạm biến áp, cả một khu vực dân cư lớn sẽ có khả năng truy cập Internet băng thông rộng và các dịch vụ truyền thông khác.
• Đây là một giải pháp hữu hiệu cho việc giải quyết vấn đề nút cổ chai tại last mile đối với các dịch vụ băng thông rộng tới hộ gia đình. Thông thường gateway của mạng băng thông rộng hay bị quá tải do gộp dữ liệu nhiều đường thuê bao vào.
• Dễ dàng cài đặt và triển khai mạng, chỉ cần nối đường cáp quang đến trạm biến áp, lắp modem HE tại trạm, thiết lập hệ thống gateway đưa tới hộ gia đình và lắp modem PLC tại nơi truy cập mạng.
Công nghệ PLC sẽ là một bước tiến rất quan trọng của nền công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam, khắc phục những hạn chế về cơ sở hạ tầng còn hạn chế, phổ cập các dịch vụ băng thông rộng đến mọi người dân. Đây sẽ là một cơ hội để nền công nghệ truyền thông Việt Nam theo kịp với tốc độ phát triển chung của khu vực.
Hiện nay công ty PACIFIC TECHNOLOGY CONSULTING & SERVICES (PTCS) cũng đã nghiên cứu và triển khai thành công công nghệ này tại trường dạy nghề Tân Thành – Bà Rịa.
Hình: Thông số về băng thông của công nghệ PLC triển khai tại Tân Thành
Comment