Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Khả năng mở rộng của MPLS

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Khả năng mở rộng của MPLS

    Hinh ve minh hoa kha nang mo rong cua MPLS. Cac su huynh de xem xong roi tranh cai tiep :) .
    Attached Files
    Last edited by ptran; 20-05-2007, 12:24 PM.
    Trần Nhân Hòa
    CMND #0146257668

  • #2
    Không biết với topo này ptran dùng để làm gì. Nếu để đánh giá mạng MPLS, thì ptran xem có thể chứng minh được:
    1. MPLS, MPLS VPN:
    - Chuyển tiếp lưu lượng nhanh.
    - Khả năng linh hoạt.
    - Đơn giản và điều khiển phân luồng.
    - MPLS còn có khả năng phục vụ linh hoạt các dịch vụ định tuyến
    - Tận dụng được đường truyền giúp giảm chi phí.
    2. So với các mạng khác ATM, Frame Relay hoặc X.25...
    - Định tuyến
    - Chuyển mạch
    - QoS.
    ....
    Vì mình nghe nói MPLS kết hợp luôn: Định tuyến, chuyển mạch và Qos....
    3. Nghĩ tiếp :D (có thể là triển khai tại VN mình.)

    Thân,
    Trung tâm tin học VnPro
    Cisco Authorised Training
    149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
    Tel: (08) 5124257-5125314
    Fax: (08) 5124314
    http://vnpro.vn
    support forum: http://vnpro.org

    Comment


    • #3
      Mình cũng có nghiên cứu chút ít về MPLS,nếu nói chứng minh các đặc tính trên thì chắc ko thể, vì hiện tại ở VN chỉ mới trong giai đoạn triển khai hạ tầng chưa có thực tế để tham khảo nhưng dựa vào những kiến thức mình mò mẫm ... :D trong các tài liệu thì các vấn đề trên có thể giải thích như sau :
      1/ MPLS & MPLS VPN :
      - Chuyển tiếp lưu lượng nhanh --> vì MPLS sử dụng label có length là 20 bit < 32 bit IP nên việc tra cứu bảng forwarding table đơn giản hơn nhiều so với tra cứu Routing table (giống tác vụ dò password, pass càng dài thì thời gian dò càng lâu).
      - Khả năng linh hoạt --> ý nghĩa bao quát nên mình chưa hiểu.
      - Đơn giản và điều khiển phân luồng --> MPLS hoạt động giữa lớp 2 & 3, nó ứng dụng tốt khả năng điều khiển lưu lượng của Frame Relay & ATM với MPLS TE : có thể chọn đường LSP cho các gói tin ngay từ đầu nguồn & chia tải lưu lượng khi có sự đột biến xảy ra (đây là khả năng mà định tuyến IP gặp hạn chế do hoạt động theo phương thức best-effort)
      - Phục vụ linh hoạt các dịch vụ định tuyến --> vì hoạt động của bảng chuyển mạch (LFIB) MPLS là sự kết hợp của 2 bảng FIB (bảng định tuyến IP lớp 3) & LIB (bảng cơ sở thông tin nhãn) nên MPLS có thể hiểu được lớp 3 do đó nó phục vụ tốt các ứng dụng lớp 3.MPLS VPN là ứng dụng đặc trưng.
      - Tận dụng đường truyền giúp giảm chi phí --> cái này thú thật mình ko biết :D
      2/ So với ATM,Frame Relay,... --> MPLS có được những ưu điểm chuyển mạch và khả năng điều khiển lưu lượng của các công nghệ trên.Ngoài ra nó còn có khả năng hiểu được định tuyến lớp 3 mà các công nghệ như ATM & Frame Relay không có.Điều này giúp MPLS có thể ứng dụng được các dịch vụ lớp 3 trong khi vẫn đạt được tốc độ chuyển gói rất cao, độ trễ thấp --> truyền voice & video trực tuyến ko là vấn đề.
      Ngoài ra, MPLS với tốc độ chuyển gói cực nhanh, chịu lỗi cao (backup & restore link-node) --> khả năng hồi phục mạng khi có sự cố đạt xấp xỉ 50ms (tuyệt vời) & giao thức BGP cho hoạt động MPLS VPN khiến nó có khả năng mở rộng rất tốt. Đây là vấn đề chủ đạo mà các chuyên gia phát triển mạng mong muốn.

      ==> Đây chỉ là ý kiến chủ quan của mình trong quá trình đúc kết kiến thức về MPLS (chưa ai kiểm chứng). Nếu có hiểu sai,mong các bạn đóng góp ý kiến dùm, thanks :D

      Comment


      • #4
        Đúng là lý thuyết về MPLS thì còn phải bàn nhiều, nhưng ngoài lý thuyết thì ý trên của mình là:
        Qua topo này có thể chứng mình được những đặc tính của MPLS không, bằng công cụ để thống kế, con số , biểu đồ ,sơ đồ...

        Thân,
        Trung tâm tin học VnPro
        Cisco Authorised Training
        149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
        Tel: (08) 5124257-5125314
        Fax: (08) 5124314
        http://vnpro.vn
        support forum: http://vnpro.org

        Comment


        • #5
          Originally posted by ptran View Post
          Hinh ve minh hoa kha nang mo rong cua MPLS. Cac su huynh de xem xong roi tranh cai tiep :) .
          hình của bạn mình xem không được, hix.

          Originally posted by nvnam View Post
          Đúng là lý thuyết về MPLS thì còn phải bàn nhiều, nhưng ngoài lý thuyết thì ý trên của mình là:
          Qua topo này có thể chứng mình được những đặc tính của MPLS không, bằng công cụ để thống kế, con số , biểu đồ ,sơ đồ...

          Thân,
          đúng rồi, mình cũng đang tìm con số, biểu đồ, sơ đồ,..... cụ thể để chứng minh những ưu điểm của mpls. Bạn đã tìm được chưa? hiện mình đang cấu hình mô hình mpls vpn và 1 mô hình mpls dùng 1 số lệnh như ping và tracert thì không thấy được sự khác nhau gì giữa 2 mô hình. mình dùng wireshark bắt gói tin thì thấy trong mô hình mpls có sử dụng nhãn. nhưng chưa có số liệu gì chứng minh.
          Mình tìm hiểu thêm nhé.

          Comment


          • #6
            Nghe nói nhãn MPLS có 20 bit còn IPv4 có 32 bit, vậy chắc tìm kiếm nhãn sẽ nhanh hơn tìm kiếm ip ???

            Comment


            • #7
              Originally posted by invalid-password View Post
              Nghe nói nhãn MPLS có 20 bit còn IPv4 có 32 bit, vậy chắc tìm kiếm nhãn sẽ nhanh hơn tìm kiếm ip ???
              Mình cũng nghĩ là vậy nhưng hội đồng coi mình báo cáo đâu có biết là nhãn có 20bit hay 32bit, mà người ta chỉ quan sát thông số, biểu đồ... cho người ta xem thôi. nên mình cần chứng minh bằng thông số.

              Comment


              • #8
                Originally posted by invalid-password View Post
                Nghe nói nhãn MPLS có 20 bit còn IPv4 có 32 bit, vậy chắc tìm kiếm nhãn sẽ nhanh hơn tìm kiếm ip ???
                Vấn đề không phải là bao nhiêu bit nhãn và ip. Routing thực bằng cách tra cứu IP đích trong bảng định tuyến còn MPLS thực hiện chuyển mạch dựa vào nhãn đến tương ứng với mạng đích. Giả sử một gói tin đến router có nhãn đến cho mạng X là A thì ngay lập tức nó sẽ được thay thế bằng nhãn Y rồi gửi đi chứ không phải lặp lại quá trình định tuyến trên từng hop. Thông tin nhãn được chứa trong bảng LFIB. Bạn có thể tham khảo thêm

                Comment


                • #9
                  Originally posted by Iaminforum View Post
                  hình của bạn mình xem không được, hix.


                  đúng rồi, mình cũng đang tìm con số, biểu đồ, sơ đồ,..... cụ thể để chứng minh những ưu điểm của mpls. Bạn đã tìm được chưa? hiện mình đang cấu hình mô hình mpls vpn và 1 mô hình mpls dùng 1 số lệnh như ping và tracert thì không thấy được sự khác nhau gì giữa 2 mô hình. mình dùng wireshark bắt gói tin thì thấy trong mô hình mpls có sử dụng nhãn. nhưng chưa có số liệu gì chứng minh.
                  Mình tìm hiểu thêm nhé.
                  ý bạn là so sánh 2 mô hình mpls vpn và mpls à? Bạn có thể show bảng LFIB có thể thấy được sự khác nhau. Trong mô hình mpls thì chỉ có các nhãn ứng với các mạng trong mpls domain. Còn mpls vpn sẽ còn chứa thêm cả nhãn vpn nữa. Thực hiện bằng lệnh show mpls forwarding-table
                  Với lệnh tracert thì bạn sẽ thấy được cơ chế truyền gói tin từ nguồn tới đích, dán nhãn,bóc nhãn như thế nào. mpls thì chỉ có 1 nhãn để truyền giữa 2 biên của mpls domain còn mô hình mpls vpn thì sẽ có 2 nhãn trong đó nhãn đỉnh là nhãn để forward gói tin trong mạng mpls còn nhãn thứ 2 để chỉ cho biên ra biết được gói tin thuộc về vpn nào

                  Comment


                  • #10
                    Originally posted by sato View Post
                    ý bạn là so sánh 2 mô hình mpls vpn và mpls à? Bạn có thể show bảng LFIB có thể thấy được sự khác nhau. Trong mô hình mpls thì chỉ có các nhãn ứng với các mạng trong mpls domain. Còn mpls vpn sẽ còn chứa thêm cả nhãn vpn nữa. Thực hiện bằng lệnh show mpls forwarding-table
                    Với lệnh tracert thì bạn sẽ thấy được cơ chế truyền gói tin từ nguồn tới đích, dán nhãn,bóc nhãn như thế nào. mpls thì chỉ có 1 nhãn để truyền giữa 2 biên của mpls domain còn mô hình mpls vpn thì sẽ có 2 nhãn trong đó nhãn đỉnh là nhãn để forward gói tin trong mạng mpls còn nhãn thứ 2 để chỉ cho biên ra biết được gói tin thuộc về vpn nào
                    Thanks bạn nhìu,
                    còn mình muốn so sánh mô hình mpls vpn với mô hình IP định tuyến một giao thức Rip chẳng hạn (vì mình cần đưa ra ưu điểm của mpls so với các công nghệ trước đây) thì mình có thể so sánh bằng cách nào vậy bạn? mình chỉ thấy sự khác nhau duy nhất là có xuất hiện nhãn trong mpls vpn thôi hà?

                    Comment


                    • #11
                      Originally posted by Iaminforum View Post
                      Thanks bạn nhìu,
                      còn mình muốn so sánh mô hình mpls vpn với mô hình IP định tuyến một giao thức Rip chẳng hạn (vì mình cần đưa ra ưu điểm của mpls so với các công nghệ trước đây) thì mình có thể so sánh bằng cách nào vậy bạn? mình chỉ thấy sự khác nhau duy nhất là có xuất hiện nhãn trong mpls vpn thôi hà?
                      Thử suy nghĩ mô hình sau xem : nhà cung cấp dịch vụ có 2 router ở 2 đầu HCM và HN. Công ty A có 2 chi nhánh : CN ở HCM có mạng LAN là 192.168.1.0/24, CN ở HN có mạng LAN là 192.168.2.0/24. Công ty B cũng có 2 chi nhánh ở 2 đầu và IP mạng LAN cũng y như vậy. Bây giờ 2 công ty muốn nối 2 mạng LAN 2 đầu lại thành mạng riêng của công ty mình mà không muốn thay đổi IP mạng LAN, và nhìn thấy IP trực tiếp (không dùng NAT). Nếu dùng ip routing, bạn sẽ cấu hình như thế nào trên router của nhà cung cấp dịch vụ trong khi IP LAN 2 công ty giống nhau ? Nếu dùng MPLS VPN thì làm thế nào ?
                      Last edited by nguyendiep; 27-07-2010, 01:34 PM.
                      Diệp Thanh Nguyên - Viettel Networks
                      Certificates : Chứng chỉ A Vi tính 1995 (DOS, NC, Vietres, Foxpro, Quattro) :))

                      Comment


                      • #12
                        bạn có thể kiểm tra cơ chế truyền gói tin trong mạng = traceroute. Nếu là ip routing thì không có nhãn còn nếu là mpls vpn thì sẽ có cơ chế chuyển mạch nhãn (swap,untag...)
                        Ngoài ra khi show ip route bạn cũng sẽ thấy được sự khác biệt. Đối với ip routing bạn có thể thấy hết mọi prefix nhưng mpls thì không. Sử dụng lệnh đó, trong mpls domain bạn chỉ có thể thấy được các route trong mạng thôi, chứ không thấy các route bên ngoài, nếu show ở bên ngoài thì bạn chỉ thấy các route ở 2 site chứ không có route trong miền mpls. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các lệnh show để thấy rõ hơn. Nó sẽ giải đáp thắc mắc của bạn

                        Comment


                        • #13
                          Originally posted by sato View Post
                          bạn có thể kiểm tra cơ chế truyền gói tin trong mạng = traceroute. Nếu là ip routing thì không có nhãn còn nếu là mpls vpn thì sẽ có cơ chế chuyển mạch nhãn (swap,untag...)
                          Ngoài ra khi show ip route bạn cũng sẽ thấy được sự khác biệt. Đối với ip routing bạn có thể thấy hết mọi prefix nhưng mpls thì không. Sử dụng lệnh đó, trong mpls domain bạn chỉ có thể thấy được các route trong mạng thôi, chứ không thấy các route bên ngoài, nếu show ở bên ngoài thì bạn chỉ thấy các route ở 2 site chứ không có route trong miền mpls. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các lệnh show để thấy rõ hơn. Nó sẽ giải đáp thắc mắc của bạn
                          Thanks bạn, đó cũng là một hướng để mình tìm hiểu tiếp, nếu show vậy thì đúng là thấy nó có khác nhau giữa miền IP và miền MPLS. tuy nhiên, dựa vào sự khác nhau ấy thì bạn sato có thể chứng minh được truyền trong miền mpls thì lợi thế hơn không chứ giải thích theo lý thuyết là vì trong mpls có chuyển nhãn nên nó nhanh hơn, khả năng mở rộng cao hơn,Qos..... thì ông thầy sẽ bắc bẽ là mình dựa vào lý thuyết để giải thích. Bạn sato có hiểu ý mình không, rắc rối của mình là ở chỗ đấy, là làm sao thuyết phục được mấy ông thầy ví dụ như mình có thể hiển thị thời gian chuyển trong mpls ít hơn thời gian truyền trong ip chẳng hạn.

                          Comment


                          • #14
                            Originally posted by nguyendiep View Post
                            Thử suy nghĩ mô hình sau xem : nhà cung cấp dịch vụ có 2 router ở 2 đầu HCM và HN. Công ty A có 2 chi nhánh : CN ở HCM có mạng LAN là 192.168.1.0/24, CN ở HN có mạng LAN là 192.168.2.0/24. Công ty B cũng có 2 chi nhánh ở 2 đầu và IP mạng LAN cũng y như vậy. Bây giờ 2 công ty muốn nối 2 mạng LAN 2 đầu lại thành mạng riêng của công ty mình mà không muốn thay đổi IP mạng LAN, và nhìn thấy IP trực tiếp (không dùng NAT). Nếu dùng ip routing, bạn sẽ cấu hình như thế nào trên router của nhà cung cấp dịch vụ trong khi IP LAN 2 công ty giống nhau ? Nếu dùng MPLS VPN thì làm thế nào ?
                            Dưới đây là mô hình của bạn nguyendiep: Công ty A có 1 chi nhanh ở TPHCM mình có mạng Lan 10.10.10.10/25 (mình lấy 1 địa chỉ loopback tượng trưng nha) và 1 chi nhánh ở HN có mạng Lan 30.30.30.30/25. và công ty B cũng có 2 chi nhanh ở TPHCM và HN với 2 mạng Lan có dãy địa chỉ giống cty A luôn. Trường hợp 2 công ty thuê nhà cung cấp dịch vụ chạy trên nền MPLS:

                            Về trường hợp này thì mình chưa câu hình thử coi nó chạy chưa, chứ cũng mô hình này mà địa chỉ công ty B khác A thì mình chạy tốt rồi.Mình nghĩ trong trường hợp này nó chạy vẫn tốt vì router PE nó không cần biết Mạng Lan của router A1, A2, B1, B2.
                            Còn trong mô hình IP thì khi định tuyến, tại vị trí của router PE1 nó phải được cập nhật thông tin định tuyến từ A1, B1 nhưng A1, B1 có mạng Lan trùng nhau dẫn đến bảng định tuyến có vấn đề, rồi sau nữa thì các bạn phân tích tiếp giúp mình nha.Thanks

                            Comment


                            • #15
                              Originally posted by Iaminforum View Post
                              tuy nhiên, dựa vào sự khác nhau ấy thì bạn sato có thể chứng minh được truyền trong miền mpls thì lợi thế hơn không chứ giải thích theo lý thuyết là vì trong mpls có chuyển nhãn nên nó nhanh hơn, khả năng mở rộng cao hơn,Qos..... thì ông thầy sẽ bắc bẽ là mình dựa vào lý thuyết để giải thích. Bạn sato có hiểu ý mình không, rắc rối của mình là ở chỗ đấy, là làm sao thuyết phục được mấy ông thầy ví dụ như mình có thể hiển thị thời gian chuyển trong mpls ít hơn thời gian truyền trong ip chẳng hạn.
                              Nếu bạn cần con số để thấy MPLS nhanh hơn thì thử suy nghĩ trường hợp sau xem : một mạng nhiều router chạy BGP, router A có hàng chục ngàn route có next-hop là router B. Như vậy nếu chạy ip route thì A phải duyệt mấy dòng route, và nếu chạy MPLS thì chỉ cần xét mấy cái nhãn ?

                              Các dòng route sẽ được sắp xếp thứ tự và tổ chức thành 1 cây nhị phân tìm kiếm, các nhãn cũng vậy. Để tìm ra một route (hoặc nhãn) thì phải thực hiện duyệt cây và so sánh giá trị với node đang duyệt, 2 thao tác này MPLS thực hiện nhanh hơn ip routing.

                              Duyệt cây nhị phân có độ phức tạp tính toán là O(log2(n)), vd có 1000 dòng route thì chỉ cần so sánh 10 route là ra. Số lượng nhãn ít hơn nhiều so với số lượng route nên tìm kiếm nhãn sẽ nhanh hơn.

                              Để so sánh một nhãn dest có giống với môt nhãn trong bảng hay không thì đó là phép so sánh exact-match, bằng cách tính duy nhất 1 lệnh compare 20 bit.
                              Để so sánh một dest-IP có khớp với 1 route hay không (route bao gồm network và subnetmask) thì cần tính (dest-IP AND subnetmask) == network, gồm 1 phép AND và 1 phép compare 32 bit. Vì vậy MPLS chạy nhanh hơn ip routing vì độ phức tạp tính toán của nó nhỏ hơn ! :)
                              Diệp Thanh Nguyên - Viettel Networks
                              Certificates : Chứng chỉ A Vi tính 1995 (DOS, NC, Vietres, Foxpro, Quattro) :))

                              Comment

                              Working...
                              X