Có rất nhiều người đề cập đến MPLS như là một công nghệ, một giao thức quan trọng cho các SP, đặc biệt là đề cập đến MPLS của Cisco. Tôi không hiểu MPLS của Cisco có gì hay, khi mà trên thế giới người ta đã bắt đầu từ bỏ MPLS hoặc cố gắng hạn chế kích cỡ của MPLS Core thì ở VN, có vẻ như ai cũng nghĩ rằng đây là một công nghệ không thể thay thế. Tôi xin mạo muội đưa ra một vài phân tích về MPLS và rất mong được mọi người đóng góp ý kiến để mở rộng tầm hiểu biết.
Ưu điểm:
- Thích hợp với mạng có vài nodes -> chỉ thích hợp với Core
Nhược điểm:
- Quá nhiều giao thức cần phải học.
- Quá rắc rối khi troubleshooting.
- Khả năng mở rộng kém. Thử tưởng tượng khi một hệ thống mạng có khoảng vài chục nodes thì lúc đó sẽ rắc rối, phức tạp như thế nào. Vd: mạng của VTN cung cấp cho 64 tỉnh thành. Giả sử mỗi tỉnh thành có 1 node thì tổng số PE connections là 64x(64-1) = 4032. Hay nói cách khác, mỗi PE phải có ... 4032 ports (hic). Và khi số lượng node trở nên nhiều, thời gian để hệ thống mạng hội tụ sẽ trở nên như thế nào? Trong trường hợp có một node mạng out of service, thời gian để chuyển các thông tin thuộc nhiệm vụ của node mạng này sang node khác có tức thời được không?
Cisco là một thương hiệu mạnh, nổi tiếng cũng như Microsoft trong lĩnh vực phần mềm. Tuy nhiên, liệu Cisco có thực sự mạnh trong mảng thị trường Carrier không?
Đối với mạng Core, Cisco offer cái gì? Cisco thường offer CRS cho Core, C12K cho các PE node. Những tưởng với performance của các router này và số lượng dịch vụ mà các router này có thể cung cấp thì Cisco hoàn toàn vô địch. Nhưng thực tế thì đối thủ chính của Cisco vẫn là Juniper. Các router của Juniper thực sự mạnh, các bác có thể kiểm chứng các thông số của các router dòng M, dòng T của Juniper trên trang web, đồng thời hoạt động hiệu quả hơn so với các dòng Core của Cisco nhiều. Miercom đã làm một so sánh rất buồn cười, đem so C10K với ERS 1440 của Juniper. Hóa ra, C10K, một trong những dòng router mạnh nhất của Cisco lại chỉ so với series E của Juniper.
Có một điều không phải ai cũng biết, đó là trong vài năm gần đây, Cisco thường xuyên thua trong các dự án về MPLS, đặc biệt là cho mạng Edge. Alcatel mới là vendor thực sự mạng trong lĩnh vực này. Nếu so sánh các Edge và service router của Cisco (thường là C7600) với dòng 7K của Alcatel thì kém xa cả về performance lẫn services đồng thời gặp rất nhiều vấn đề trong việc bắt tay với các hệ thống khác.
Gần đây có một công nghệ mới là Metro E của Nortel, dựa trên các chuẩn 802.1ad/ah/a... của IEEE. Cisco là 1 trong 2 vendor đóng góp vào chuẩn này nhiều nhất, bên cạnh Nortel. British Telecom đã lựa chọn Nortel trong việc cung cấp giải pháp phần mạng MEN là minh chứng rõ ràng nhất của sự chuyển hướng từ MPLS sang công nghệ khác. Bên cạnh Cisco, còn có các hãng khác cũng đã bắt đầu đi theo hướng này, chẳng hạn như Huawei, Extreme, Siemens...
Với những phân tích ở trên, trước hết rất mong nhận được phản biện của anh em trong diễn đàn và nếu có phản biện cả về MPLS lẫn về vị thế của Cisco trong SP market thì tốt nhất. Tiếp theo là rất mong có sự đóng góp ý kiến về xu hướng công nghệ trong tương lai để có sự định hướng phù hợp trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Xin cảm ơn.
Ưu điểm:
- Thích hợp với mạng có vài nodes -> chỉ thích hợp với Core
Nhược điểm:
- Quá nhiều giao thức cần phải học.
- Quá rắc rối khi troubleshooting.
- Khả năng mở rộng kém. Thử tưởng tượng khi một hệ thống mạng có khoảng vài chục nodes thì lúc đó sẽ rắc rối, phức tạp như thế nào. Vd: mạng của VTN cung cấp cho 64 tỉnh thành. Giả sử mỗi tỉnh thành có 1 node thì tổng số PE connections là 64x(64-1) = 4032. Hay nói cách khác, mỗi PE phải có ... 4032 ports (hic). Và khi số lượng node trở nên nhiều, thời gian để hệ thống mạng hội tụ sẽ trở nên như thế nào? Trong trường hợp có một node mạng out of service, thời gian để chuyển các thông tin thuộc nhiệm vụ của node mạng này sang node khác có tức thời được không?
Cisco là một thương hiệu mạnh, nổi tiếng cũng như Microsoft trong lĩnh vực phần mềm. Tuy nhiên, liệu Cisco có thực sự mạnh trong mảng thị trường Carrier không?
Đối với mạng Core, Cisco offer cái gì? Cisco thường offer CRS cho Core, C12K cho các PE node. Những tưởng với performance của các router này và số lượng dịch vụ mà các router này có thể cung cấp thì Cisco hoàn toàn vô địch. Nhưng thực tế thì đối thủ chính của Cisco vẫn là Juniper. Các router của Juniper thực sự mạnh, các bác có thể kiểm chứng các thông số của các router dòng M, dòng T của Juniper trên trang web, đồng thời hoạt động hiệu quả hơn so với các dòng Core của Cisco nhiều. Miercom đã làm một so sánh rất buồn cười, đem so C10K với ERS 1440 của Juniper. Hóa ra, C10K, một trong những dòng router mạnh nhất của Cisco lại chỉ so với series E của Juniper.
Có một điều không phải ai cũng biết, đó là trong vài năm gần đây, Cisco thường xuyên thua trong các dự án về MPLS, đặc biệt là cho mạng Edge. Alcatel mới là vendor thực sự mạng trong lĩnh vực này. Nếu so sánh các Edge và service router của Cisco (thường là C7600) với dòng 7K của Alcatel thì kém xa cả về performance lẫn services đồng thời gặp rất nhiều vấn đề trong việc bắt tay với các hệ thống khác.
Gần đây có một công nghệ mới là Metro E của Nortel, dựa trên các chuẩn 802.1ad/ah/a... của IEEE. Cisco là 1 trong 2 vendor đóng góp vào chuẩn này nhiều nhất, bên cạnh Nortel. British Telecom đã lựa chọn Nortel trong việc cung cấp giải pháp phần mạng MEN là minh chứng rõ ràng nhất của sự chuyển hướng từ MPLS sang công nghệ khác. Bên cạnh Cisco, còn có các hãng khác cũng đã bắt đầu đi theo hướng này, chẳng hạn như Huawei, Extreme, Siemens...
Với những phân tích ở trên, trước hết rất mong nhận được phản biện của anh em trong diễn đàn và nếu có phản biện cả về MPLS lẫn về vị thế của Cisco trong SP market thì tốt nhất. Tiếp theo là rất mong có sự đóng góp ý kiến về xu hướng công nghệ trong tương lai để có sự định hướng phù hợp trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Xin cảm ơn.
Comment