Về mặt tổng quan Switch hoạt động tương tự Bridge, nhưng có số cổng nhiều hơn, mỗi cổng gắn với một phân đoạn mạng hay một collision domain. Do đó hiệu quả về băng thông của Switch hơn hẳn Bridge và Switch cũng cho phép nhiều máy trạm cùng truyền một lúc với những phiên khác nhau mà không hề sảy ra đụng độ. Ta vẫn có vấn đề gặp phải là tất cả các phần đoạn mạng cũng thuộc một broadcast domain. Khi một máy trạm truyền bản tin broadcast thì tất cả các máy kết nối với Switch đề nhận được bản tin này.
Khi hệ thống mạng ngày càng được mở rộng, broadcast domain theo đó cũng được mở rộng theo, số máy trạm trong hệ thống tăng đến một mức nào đó, hệ thống sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu truyền tải trong hệ thống, lúc này tắc nghẽn sẽ xuất hiện.
Các vấn đề gặp phải khi xây dựng và mở rộng một hệ thống mạng đã nêu ở trên có thể được giải quyết khi ta kết hợp nhiều thiết bị trong một hệ thống. Ở đây ta kết hợp Router và Switch, khi đó mỗi cổng Router sẽ là một broadcast domain và mỗi cổng Switch sẽ là một collision domain. Vấn đề băng thông, đụng độ, hay giới hạn về khoảng cách sẽ được giải quyết. Theo mô tả này thì ta có một mô hình mạng như sau:
Mô hình ví dụ ở trên cho ta thấy trong hệ thống mạng nội bộ có hai vùng broadcast domain là KTX PTIT và Phòng Ban. Trong broadcast Phòng Ban thì chứa tất cả các phòng Kế Toán, Đào Tạo, CT HSSV, việc này làm cho vùng broadcast tương đối lớn, dẫn đến khó quản lý và sửa chữa. Một vấn đề khác đặt ra là khi ta muốn mở rộng hệ thống thêm một broadcast domain khác, lúc này lại quay về vấn đề số cổng của Router Gateway PTIT chỉ có hai cổng Ethernet, và một cổng Serial kết nối với ISP. Việc lắp thêm các loại thiết bị mở rộng để tăng số cổng của Router là không khả thi do vấn đề kinh phí cũng như số thiết bị mở rộng bị hạn chế.
Một công nghệ giúp ta giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả đó là công nghệ Virtual Lan (VLAN). Với công nghệ VLAN cho phép mỗi cổng của Switch thuộc một broadcast domain khác nhau, chúng hoàn toàn cô lập với những cổng khác về mặt luận lý mặc dù về mặt vật lý chúng vẫn thuộc cùng một Switch. Khi đó Switch Phòng Ban ở trên sẽ có ba
VLAN khác nhau tương ứng với ba broadcast domain. Khi đó ba phòng ban hoàn toàn độc lập nhau, các bản tin broadcast hoàn toàn không vượt qua được phòng ban khác, thậm chí không có sự liên hệ hay trao đổi dữ liệu giữa các phòng nếu không có sự hỗ trợ của một thiết bị định tuyến thuộc Lớp 3 như Router hay Switch lớp 3.
Khi hệ thống mạng ngày càng được mở rộng, broadcast domain theo đó cũng được mở rộng theo, số máy trạm trong hệ thống tăng đến một mức nào đó, hệ thống sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu truyền tải trong hệ thống, lúc này tắc nghẽn sẽ xuất hiện.
Các vấn đề gặp phải khi xây dựng và mở rộng một hệ thống mạng đã nêu ở trên có thể được giải quyết khi ta kết hợp nhiều thiết bị trong một hệ thống. Ở đây ta kết hợp Router và Switch, khi đó mỗi cổng Router sẽ là một broadcast domain và mỗi cổng Switch sẽ là một collision domain. Vấn đề băng thông, đụng độ, hay giới hạn về khoảng cách sẽ được giải quyết. Theo mô tả này thì ta có một mô hình mạng như sau:
Mô hình ví dụ ở trên cho ta thấy trong hệ thống mạng nội bộ có hai vùng broadcast domain là KTX PTIT và Phòng Ban. Trong broadcast Phòng Ban thì chứa tất cả các phòng Kế Toán, Đào Tạo, CT HSSV, việc này làm cho vùng broadcast tương đối lớn, dẫn đến khó quản lý và sửa chữa. Một vấn đề khác đặt ra là khi ta muốn mở rộng hệ thống thêm một broadcast domain khác, lúc này lại quay về vấn đề số cổng của Router Gateway PTIT chỉ có hai cổng Ethernet, và một cổng Serial kết nối với ISP. Việc lắp thêm các loại thiết bị mở rộng để tăng số cổng của Router là không khả thi do vấn đề kinh phí cũng như số thiết bị mở rộng bị hạn chế.
Một công nghệ giúp ta giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả đó là công nghệ Virtual Lan (VLAN). Với công nghệ VLAN cho phép mỗi cổng của Switch thuộc một broadcast domain khác nhau, chúng hoàn toàn cô lập với những cổng khác về mặt luận lý mặc dù về mặt vật lý chúng vẫn thuộc cùng một Switch. Khi đó Switch Phòng Ban ở trên sẽ có ba
VLAN khác nhau tương ứng với ba broadcast domain. Khi đó ba phòng ban hoàn toàn độc lập nhau, các bản tin broadcast hoàn toàn không vượt qua được phòng ban khác, thậm chí không có sự liên hệ hay trao đổi dữ liệu giữa các phòng nếu không có sự hỗ trợ của một thiết bị định tuyến thuộc Lớp 3 như Router hay Switch lớp 3.
Vũ Trường Sơn – VnPro