Một mạng Campus là gồm có nhiều LAN trong một hoặc nhiều building, tất cả các kết nối thường nằm trong cùng một khu vực địa lý. Thông thường các mạng Campus gồm có Ethernet, Wireless LAN, Fast Ethernet, Fast EtherChannel, Gigabit Ethernet và FDDI.
Viêc hiểu được luồng lưu lượng là phần quan trọng trong thiết kế mạng Campus. Trong khi người ta có thể sử dụng các công nghệ VLAN tốc độ cao để cải tiến tốc độ vận chuyển lưu lượng, thì cũng cần cung cấp một thiết kế phù hợp với các luồng lưu lượng. Lưu lượng mạng có thể được quản lý và chuyển đi một cách hiệu quả và ta có thể tạo tính co dãn cho một mạng Campus để hỗ trợ cần thiết cho tương lai.
Sau đây là các mô hình mạng được dùng để phân loại và thiết kế mạng Campus:
• Mô hình mạng chia sẻ (Shared Network Model).
• Mô hình phân đoạn LAN (LAN Segmentation Model).
• Mô hình lưu lượng mạng (Network Traffic Model).
• Mô hình mạng dự đoán trước (Predictable Network Model).
1.3.1 Mô hình mạng chia sẻ
Đầu các năm 1990, mạng Campus được xây dựng theo kiểu truyền thống chỉ có một LAN đơn giản cho tất cả các user kết nối đến và sử dụng. Tất cả các thiết bị trên LAN bắt buộc phải chia sẻ băng thông sẵn có. Môi trường truyền như Ethernet và TokenRing đều có giới hạn về khoảng cách cũng như giới hạn số thiết bị được kết nối vào LAN.
Khả năng hoạt động và tính sẵn sàng của mạng sẽ giảm nếu số thiết bị kết nối tăng dần. Ví dụ như tất cả các thiết bị của Ethernet LAN đều chia sẻ băng thông bán song công 10Mbps. Ethernet cũng sử dụng CSMA/CD để quyết định khi nào một thiết bị có thể truyền dữ liệu trên đoạn LAN chia sẻ này. Trong cùng thời điểm nếu có nhiều hơn một thiết bị có nhu cầu truyền thì sẽ xảy ra đụng độ, và tất cả các thiết bị phải “lắng nghe” và chờ để truyền lại, người ta gọi nó là miền đụng độ. Trong khi TokenRing LAN thì không xảy ra đụng độ vì các trạm chỉ được phép truyền khi nhận được thẻ bài.
Có một cách làm giảm tắt nghẽn mạng là phân đoạn mạng, hoặc chia một LAN thành nhiều miền đụng độ riêng biệt bằng cách sử dụng bridge chuyển tiếp frame dữ liệu ở lớp 2 . Bridge cho phép giảm số thiết bị trên một đoạn, do đó sẽ giảm được xác suất đụng độ trên các đoạn đồng thời tăng giới hạn khoảng cách vật lý vì nó hoạt động như là một repeater.
Tuy nhiên, các frame chứa địa chỉ broadcast (FF:FF:FF:FF:FF:FF) đều đến tất các các đoạn. Các frame broadcast thường được dùng để kết hợp các yêu cầu về thông tin hoặc dịch vụ, bao gồm các thông báo về dịch vụ mạng. IP sử dụng broadcast cho giao thức ARP gửi yêu cầu để hỏi địa chỉ MAC tương ứng với địa chỉ IP. Các frame broadcast còn được dùng để gửi các yêu cầu DHCP, IPX, GNS (Get Nearest Server), SAP (Service Advertising Protocol), RIP, tên NetBIOS.
Một miền broadcast là một nhóm các đoạn mạng mà broadcast được tràn qua. Lưu lượng multicast là lưu lượng được định trước cho một nhóm các user được thiết lập cụ thể, mà không quan tâm đến vị trí của nó trong mạng Campus. Các frame multicast cũng qua tất cả các đoạn mạng bởi vì nó là một hình thức của broadcast. Mặc dù trạm đầu cuối phải chọn một nhóm multicast để cho phép nhận dữ liệu multicast, nhưng bridge phải cho lưu lượng tràn qua tất cả các đoạn mạng vì nó không biết được trạm nào là thành viên của nhóm multicast. Các frame multicast chia sẻ băng thông trên một đoạn mạng, nhưng không bắt buộc sử dụng tài nguyên CPU trên mỗi thiết bị kết nối. Chỉ có các CPU đăng ký là thành viên của nhóm multicast mới thực sự xử lý các frame này. Lưu lượng broadcast sẽ gây nên hai vấn đề: thứ nhất là độc quyền băng thông sẵn có, và thứ hai là tất cả các trạm đầu cuối đều phải lắng nghe để giải mã và xử lý mỗi frame broadcast.
1.3.2 Mô hình phân đoạn LAN
Phân đoạn mạng sẽ giảm lưu lượng và số trạm trên một đoạn để khắc phục vấn đề đụng độ và broadcast. Việc giảm số lượng trạm sẽ giảm được miền đụng độ vì có ít máy hơn cùng có nhu cầu truyền. Đối với việc ngăn chặn broadcast, giải pháp là cung cấp một hàng rào tại biên của đoạn LAN để broadcast không qua được hoặc chuyển tiếp trên đó. Người thiết kế có thể dùng router hoặc switch. Ta có thể dùng router để kết nối các mạng con nhỏ và định tuyến các gói lớp 3. Router không cho phép lưu lượng broadcast đi qua, do đó broadcast không thể chuyển tiếp qua các mạng con khác. Hình 1.5 biểu diễn phân đoạn mạng bằng router:
Ngoài ra ta còn phân đoạn LAN bằng switch. Switch cung cấp khả năng thực thi cao hơn với băng thông chuyên dụng trên mỗi port (không chia sẽ băng thông). Người ta gọi switch là multi-bridge. Mỗi port của switch là một miền đụng độ riêng lẻ và không truyền đụng độ qua port khác, tuy nhiên các frame broadcast và multicast vẫn tràn qua tất cả các port của switch. Để phân chia miền broadcast ta sẽ dùng VLAN bên trong mạng chuyển mạch. Một switch sẽ chia các port một cách logic thành các đoạn riêng biệt. VLAN là một nhóm các port vẫn chia sẽ môi trường truyền của đoạn LAN. Vấn đề về VLAN sẽ được tìm hiểu rõ ở chương 3.
1.3.3 Mô hình lưu lượng mạng
Để thiết kế và xây dựng thành công mạng Campus thì ta phải hiểu lưu lượng sinh ra bởi việc sử dụng các ứng dụng cộng với luồng lưu lượng đi và đến từ toàn thể user. Tất cả các thiết bị sẽ truyền dữ liệu qua mạng với các kiểu dữ liệu và tải khác nhau.
Các ứng dụng như: email, word, print, truyền file, và duyệt web, sẽ mang các kiểu dữ liệu đã biết trước từ nguồn đến đích. Tuy nhiên các ứng dụng mới hơn như video, TV, VoIP… có kiểu lưu lượng khó đoán trước được.
Theo truyền thống, các user sử dụng các ứng dụng giống nhau thường được đặt vào cùng nhóm, cùng với server mà nó thường truy cập đến, những nhóm này là mạng luận lý hoặc vậy lý, với ý tưởng là giới hạn phần lớn lưu lượng giữa client và server trong phân đoạn mạng cục bộ. Trong trường hợp các LAN chuyển mạch kết nối bởi các router đã đề cập trước đó thì cả client và server đều được kết nối đến switch lớp 2. Kết nối này cung cấp khả năng hoạt động tốt khi cực tiểu tải lưu lượng trên router backbone.
Khái niệm của kiểu lưu lượng này được biết như luật 80/20. Trong một mạng Campus được thiết kế đúng cách thì 80% lưu lương trên đoạn mạng nhất định là cục bộ. Và ít hơn 20% là lưu lượng được chuyển ra ngoài mạng backbone.
Nếu backbone bị nghẽn thì người quản trị mạng sẽ nhận ra rằng, luật 80/20 không còn phù hợp nữa. Tài nguyên nào có sẵn để cải tiến khả năng hoạt động của mạng? Do phí tổn và tính rắc rối mà việc nâng cấp hoàn thiện Campus backbone là lựa chọn không mong muốn. Thay vì sử dụng luật 80/20 để giảm lưu lượng qua backbone, người quản trị có thể thực hiện hướng giải quyết như sau:
• Gán lại tài nguyên sẵn có để mang các user và các server lại gần với nhau.
• Chuyển các ứng dụng và các file đến các server khác nhau ở bên trong một nhóm.
• Chuyển các user một cách logic (VLAN) hoặc vật lý ở gần nhóm của nó.
• Thêm nhiều server mà có thể mang tài nguyên lại gần các nhóm tương ứng.
Như vậy, việc tuân theo luật 80/20 trong các mạng Campus hiện nay đã trở nên khó khăn đối với người quản trị mạng. Trong mô hình mới của mạng Campus, lưu lượng trở thành luật 20/80 nghĩa là chỉ có 20% lưu lượng là cục bộ, trong khi có ít nhất 80% lưu lượng di chuyển trên mạng cục bộ và ra ngoài backbone. Kiểu lưu lượng này đặt ra trọng tải lớn hơn trong mạng backbone lớp 3.
Chuyển tiếp lớp 3 đòi hỏi phải xử lý tài nguyên nhiều hơn bởi vì các gói phải được kiểm tra trên lớp cao hơn, điều này có thể gây nên tình trạng nghẽn cổ chai trong mạng Campus, nếu không thiết kế cẩn thận.
Như vậy, một mạng Campus với nhiều VLAN trở thành khó khăn trong việc quản lý. Trước kia, các VLAN thường sử dụng một cách logic chứa các nhóm và lưu lượng phổ biến. Với luật 20/80, các thiết bị đầu cuối cần truyền thông với nhiều VLAN khác. Việc đo lường lưu lượng và thiết kế lại mạng Campus trở nên quá nặng nề để theo kịp mô hình luật 20/80.
1.3.4 Mô hình mạng dự đoán trước
Ý tưởng là ta nên thiết kế một mạng với khả năng có thể dự đoán để cung cấp sự bảo dưỡng thấp và tính lợi ích cao. Ví dụ một mạng Campus cần khôi phục lại từ các hỏng hóc và thay đổi kỹ thuật nhanh chóng trong một kiểu định trước. Mạng phải có tính mở rộng để hỗ trợ dễ dàng cho sự phát triển trong tương lai và nâng cấp hoàn thiện. Với sự đa dạng rộng lớn của nhiều giao thức và lưu lượng multicast, thì mạng phải có khả năng hỗ trợ luật 20/80. Mặt khác, thiết kế mạng quanh các luồng lưu lượng thay vì một kiểu lưu lượng riêng biệt.
Luồng lưu lượng trong mạng Campus có thể phân thành ba loại, dựa vị trí các dịch vụ mạng liên quan đến người dùng đầu cuối. Bảng 1.1 cho biết danh sách các kiểu lưu lượng này, cùng với phạm vi của nó.
Lớp Access, Distribution và Core là ba lớp của mô hình thiết mạng ba lớp của Cisco mà ta sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo.
1.4 Mô hình mạng ba lớp của Cisco
Ta có thể thiết kế mạng Campus để mỗi lớp hỗ trợ các luồng lưu lượng hoặc dịch vụ như đã đề cập trong bảng 1.1. Cisco đưa ra mô hình thiết kế mạng cho phép người thiết kế tạo một mạng luận lý bằng cách định nghĩa và sử dụng các lớp của thiết bị mang lại tính hiệu quả, tính thông minh, tính mở rộng và quản lý dễ dàng.
Mô hình mạng ba lớp được biểu diễn trong hình 1.6:
Mô hình này gồm có ba lớp: Access, Distribution, và Core. Mỗi lớp có các thuộc tính riêng để cung cấp cả chức năng vật lý lẫn luận lý ở mỗi điểm thích hợp trong mạng Campus. Việc hiểu rõ mỗi lớp và chức năng cũng như hạn chế của nó là điều quan trọng để ứng dụng các lớp đúng cách quá trính thiết kế.
1.4.1 Lớp Access
Lớp Access xuất hiện ở người dùng đầu cuối được kết nối vào mạng. Các thiết bị trong lớp này thường được gọi là các switch truy cập, và có các đặc điểm sau:
• Chi phí trên mỗi port của switch thấp.
• Mật độ port cao.
• Mở rộng các uplink đến các lớp cao hơn.
• Chức năng truy cập của người dùng như là thành viên VLAN, lọc lưu lượng và giao thức, và QoS.
• Tính co dãn thông qua nhiều uplink.
1.4.2 Lớp Distribution
Lớp Distribution cung cấp kết nối bên trong giữa lớp Access và lớp Core của mạng Campus. Thiết bị lớp này được gọi là các siwtch phân phát, và có các đặc điểm như sau:
• Thông lượng lớp ba cao đối với việc xử lý gói.
• Chức năng bảo mật và kết nối dựa trên chính sách qua danh sách truy cập hoặc lọc gói.
• Tính năng QoS.
• Tính co dãn và các liên kết tốc độ cao đến lớp Core và lớp Access.
1.4.3 Lớp Core
Lớp Core của mạng Campus cung cấp các kết nối của tất cả các thiết bị lớp Distribution. Lớp Core thường xuất hiện ở backbone của mạng, và phải có khả năng chuyển mạch lưu lượng một cách hiệu quả. Các thiết bị lớp Core thường được gọi là các backbone switch, và có những thuộc tính sau:
• Thông lượng ở lớp 2 hoặc lớp 3 rất cao.
• Chi phí cao
• Có khả năng dự phòng và tính co dãn cao.
• Chức năng QoS.pass
Viêc hiểu được luồng lưu lượng là phần quan trọng trong thiết kế mạng Campus. Trong khi người ta có thể sử dụng các công nghệ VLAN tốc độ cao để cải tiến tốc độ vận chuyển lưu lượng, thì cũng cần cung cấp một thiết kế phù hợp với các luồng lưu lượng. Lưu lượng mạng có thể được quản lý và chuyển đi một cách hiệu quả và ta có thể tạo tính co dãn cho một mạng Campus để hỗ trợ cần thiết cho tương lai.
Sau đây là các mô hình mạng được dùng để phân loại và thiết kế mạng Campus:
• Mô hình mạng chia sẻ (Shared Network Model).
• Mô hình phân đoạn LAN (LAN Segmentation Model).
• Mô hình lưu lượng mạng (Network Traffic Model).
• Mô hình mạng dự đoán trước (Predictable Network Model).
1.3.1 Mô hình mạng chia sẻ
Đầu các năm 1990, mạng Campus được xây dựng theo kiểu truyền thống chỉ có một LAN đơn giản cho tất cả các user kết nối đến và sử dụng. Tất cả các thiết bị trên LAN bắt buộc phải chia sẻ băng thông sẵn có. Môi trường truyền như Ethernet và TokenRing đều có giới hạn về khoảng cách cũng như giới hạn số thiết bị được kết nối vào LAN.
Khả năng hoạt động và tính sẵn sàng của mạng sẽ giảm nếu số thiết bị kết nối tăng dần. Ví dụ như tất cả các thiết bị của Ethernet LAN đều chia sẻ băng thông bán song công 10Mbps. Ethernet cũng sử dụng CSMA/CD để quyết định khi nào một thiết bị có thể truyền dữ liệu trên đoạn LAN chia sẻ này. Trong cùng thời điểm nếu có nhiều hơn một thiết bị có nhu cầu truyền thì sẽ xảy ra đụng độ, và tất cả các thiết bị phải “lắng nghe” và chờ để truyền lại, người ta gọi nó là miền đụng độ. Trong khi TokenRing LAN thì không xảy ra đụng độ vì các trạm chỉ được phép truyền khi nhận được thẻ bài.
Có một cách làm giảm tắt nghẽn mạng là phân đoạn mạng, hoặc chia một LAN thành nhiều miền đụng độ riêng biệt bằng cách sử dụng bridge chuyển tiếp frame dữ liệu ở lớp 2 . Bridge cho phép giảm số thiết bị trên một đoạn, do đó sẽ giảm được xác suất đụng độ trên các đoạn đồng thời tăng giới hạn khoảng cách vật lý vì nó hoạt động như là một repeater.
Tuy nhiên, các frame chứa địa chỉ broadcast (FF:FF:FF:FF:FF:FF) đều đến tất các các đoạn. Các frame broadcast thường được dùng để kết hợp các yêu cầu về thông tin hoặc dịch vụ, bao gồm các thông báo về dịch vụ mạng. IP sử dụng broadcast cho giao thức ARP gửi yêu cầu để hỏi địa chỉ MAC tương ứng với địa chỉ IP. Các frame broadcast còn được dùng để gửi các yêu cầu DHCP, IPX, GNS (Get Nearest Server), SAP (Service Advertising Protocol), RIP, tên NetBIOS.
Một miền broadcast là một nhóm các đoạn mạng mà broadcast được tràn qua. Lưu lượng multicast là lưu lượng được định trước cho một nhóm các user được thiết lập cụ thể, mà không quan tâm đến vị trí của nó trong mạng Campus. Các frame multicast cũng qua tất cả các đoạn mạng bởi vì nó là một hình thức của broadcast. Mặc dù trạm đầu cuối phải chọn một nhóm multicast để cho phép nhận dữ liệu multicast, nhưng bridge phải cho lưu lượng tràn qua tất cả các đoạn mạng vì nó không biết được trạm nào là thành viên của nhóm multicast. Các frame multicast chia sẻ băng thông trên một đoạn mạng, nhưng không bắt buộc sử dụng tài nguyên CPU trên mỗi thiết bị kết nối. Chỉ có các CPU đăng ký là thành viên của nhóm multicast mới thực sự xử lý các frame này. Lưu lượng broadcast sẽ gây nên hai vấn đề: thứ nhất là độc quyền băng thông sẵn có, và thứ hai là tất cả các trạm đầu cuối đều phải lắng nghe để giải mã và xử lý mỗi frame broadcast.
1.3.2 Mô hình phân đoạn LAN
Phân đoạn mạng sẽ giảm lưu lượng và số trạm trên một đoạn để khắc phục vấn đề đụng độ và broadcast. Việc giảm số lượng trạm sẽ giảm được miền đụng độ vì có ít máy hơn cùng có nhu cầu truyền. Đối với việc ngăn chặn broadcast, giải pháp là cung cấp một hàng rào tại biên của đoạn LAN để broadcast không qua được hoặc chuyển tiếp trên đó. Người thiết kế có thể dùng router hoặc switch. Ta có thể dùng router để kết nối các mạng con nhỏ và định tuyến các gói lớp 3. Router không cho phép lưu lượng broadcast đi qua, do đó broadcast không thể chuyển tiếp qua các mạng con khác. Hình 1.5 biểu diễn phân đoạn mạng bằng router:
Ngoài ra ta còn phân đoạn LAN bằng switch. Switch cung cấp khả năng thực thi cao hơn với băng thông chuyên dụng trên mỗi port (không chia sẽ băng thông). Người ta gọi switch là multi-bridge. Mỗi port của switch là một miền đụng độ riêng lẻ và không truyền đụng độ qua port khác, tuy nhiên các frame broadcast và multicast vẫn tràn qua tất cả các port của switch. Để phân chia miền broadcast ta sẽ dùng VLAN bên trong mạng chuyển mạch. Một switch sẽ chia các port một cách logic thành các đoạn riêng biệt. VLAN là một nhóm các port vẫn chia sẽ môi trường truyền của đoạn LAN. Vấn đề về VLAN sẽ được tìm hiểu rõ ở chương 3.
1.3.3 Mô hình lưu lượng mạng
Để thiết kế và xây dựng thành công mạng Campus thì ta phải hiểu lưu lượng sinh ra bởi việc sử dụng các ứng dụng cộng với luồng lưu lượng đi và đến từ toàn thể user. Tất cả các thiết bị sẽ truyền dữ liệu qua mạng với các kiểu dữ liệu và tải khác nhau.
Các ứng dụng như: email, word, print, truyền file, và duyệt web, sẽ mang các kiểu dữ liệu đã biết trước từ nguồn đến đích. Tuy nhiên các ứng dụng mới hơn như video, TV, VoIP… có kiểu lưu lượng khó đoán trước được.
Theo truyền thống, các user sử dụng các ứng dụng giống nhau thường được đặt vào cùng nhóm, cùng với server mà nó thường truy cập đến, những nhóm này là mạng luận lý hoặc vậy lý, với ý tưởng là giới hạn phần lớn lưu lượng giữa client và server trong phân đoạn mạng cục bộ. Trong trường hợp các LAN chuyển mạch kết nối bởi các router đã đề cập trước đó thì cả client và server đều được kết nối đến switch lớp 2. Kết nối này cung cấp khả năng hoạt động tốt khi cực tiểu tải lưu lượng trên router backbone.
Khái niệm của kiểu lưu lượng này được biết như luật 80/20. Trong một mạng Campus được thiết kế đúng cách thì 80% lưu lương trên đoạn mạng nhất định là cục bộ. Và ít hơn 20% là lưu lượng được chuyển ra ngoài mạng backbone.
Nếu backbone bị nghẽn thì người quản trị mạng sẽ nhận ra rằng, luật 80/20 không còn phù hợp nữa. Tài nguyên nào có sẵn để cải tiến khả năng hoạt động của mạng? Do phí tổn và tính rắc rối mà việc nâng cấp hoàn thiện Campus backbone là lựa chọn không mong muốn. Thay vì sử dụng luật 80/20 để giảm lưu lượng qua backbone, người quản trị có thể thực hiện hướng giải quyết như sau:
• Gán lại tài nguyên sẵn có để mang các user và các server lại gần với nhau.
• Chuyển các ứng dụng và các file đến các server khác nhau ở bên trong một nhóm.
• Chuyển các user một cách logic (VLAN) hoặc vật lý ở gần nhóm của nó.
• Thêm nhiều server mà có thể mang tài nguyên lại gần các nhóm tương ứng.
Như vậy, việc tuân theo luật 80/20 trong các mạng Campus hiện nay đã trở nên khó khăn đối với người quản trị mạng. Trong mô hình mới của mạng Campus, lưu lượng trở thành luật 20/80 nghĩa là chỉ có 20% lưu lượng là cục bộ, trong khi có ít nhất 80% lưu lượng di chuyển trên mạng cục bộ và ra ngoài backbone. Kiểu lưu lượng này đặt ra trọng tải lớn hơn trong mạng backbone lớp 3.
Chuyển tiếp lớp 3 đòi hỏi phải xử lý tài nguyên nhiều hơn bởi vì các gói phải được kiểm tra trên lớp cao hơn, điều này có thể gây nên tình trạng nghẽn cổ chai trong mạng Campus, nếu không thiết kế cẩn thận.
Như vậy, một mạng Campus với nhiều VLAN trở thành khó khăn trong việc quản lý. Trước kia, các VLAN thường sử dụng một cách logic chứa các nhóm và lưu lượng phổ biến. Với luật 20/80, các thiết bị đầu cuối cần truyền thông với nhiều VLAN khác. Việc đo lường lưu lượng và thiết kế lại mạng Campus trở nên quá nặng nề để theo kịp mô hình luật 20/80.
1.3.4 Mô hình mạng dự đoán trước
Ý tưởng là ta nên thiết kế một mạng với khả năng có thể dự đoán để cung cấp sự bảo dưỡng thấp và tính lợi ích cao. Ví dụ một mạng Campus cần khôi phục lại từ các hỏng hóc và thay đổi kỹ thuật nhanh chóng trong một kiểu định trước. Mạng phải có tính mở rộng để hỗ trợ dễ dàng cho sự phát triển trong tương lai và nâng cấp hoàn thiện. Với sự đa dạng rộng lớn của nhiều giao thức và lưu lượng multicast, thì mạng phải có khả năng hỗ trợ luật 20/80. Mặt khác, thiết kế mạng quanh các luồng lưu lượng thay vì một kiểu lưu lượng riêng biệt.
Luồng lưu lượng trong mạng Campus có thể phân thành ba loại, dựa vị trí các dịch vụ mạng liên quan đến người dùng đầu cuối. Bảng 1.1 cho biết danh sách các kiểu lưu lượng này, cùng với phạm vi của nó.
Lớp Access, Distribution và Core là ba lớp của mô hình thiết mạng ba lớp của Cisco mà ta sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo.
1.4 Mô hình mạng ba lớp của Cisco
Ta có thể thiết kế mạng Campus để mỗi lớp hỗ trợ các luồng lưu lượng hoặc dịch vụ như đã đề cập trong bảng 1.1. Cisco đưa ra mô hình thiết kế mạng cho phép người thiết kế tạo một mạng luận lý bằng cách định nghĩa và sử dụng các lớp của thiết bị mang lại tính hiệu quả, tính thông minh, tính mở rộng và quản lý dễ dàng.
Mô hình mạng ba lớp được biểu diễn trong hình 1.6:
Mô hình này gồm có ba lớp: Access, Distribution, và Core. Mỗi lớp có các thuộc tính riêng để cung cấp cả chức năng vật lý lẫn luận lý ở mỗi điểm thích hợp trong mạng Campus. Việc hiểu rõ mỗi lớp và chức năng cũng như hạn chế của nó là điều quan trọng để ứng dụng các lớp đúng cách quá trính thiết kế.
1.4.1 Lớp Access
Lớp Access xuất hiện ở người dùng đầu cuối được kết nối vào mạng. Các thiết bị trong lớp này thường được gọi là các switch truy cập, và có các đặc điểm sau:
• Chi phí trên mỗi port của switch thấp.
• Mật độ port cao.
• Mở rộng các uplink đến các lớp cao hơn.
• Chức năng truy cập của người dùng như là thành viên VLAN, lọc lưu lượng và giao thức, và QoS.
• Tính co dãn thông qua nhiều uplink.
1.4.2 Lớp Distribution
Lớp Distribution cung cấp kết nối bên trong giữa lớp Access và lớp Core của mạng Campus. Thiết bị lớp này được gọi là các siwtch phân phát, và có các đặc điểm như sau:
• Thông lượng lớp ba cao đối với việc xử lý gói.
• Chức năng bảo mật và kết nối dựa trên chính sách qua danh sách truy cập hoặc lọc gói.
• Tính năng QoS.
• Tính co dãn và các liên kết tốc độ cao đến lớp Core và lớp Access.
1.4.3 Lớp Core
Lớp Core của mạng Campus cung cấp các kết nối của tất cả các thiết bị lớp Distribution. Lớp Core thường xuất hiện ở backbone của mạng, và phải có khả năng chuyển mạch lưu lượng một cách hiệu quả. Các thiết bị lớp Core thường được gọi là các backbone switch, và có những thuộc tính sau:
• Thông lượng ở lớp 2 hoặc lớp 3 rất cao.
• Chi phí cao
• Có khả năng dự phòng và tính co dãn cao.
• Chức năng QoS.pass
Comment