Tác giả : Song Ca
Chiếc máy tính của một người dùng trong công ty bạn gặp vấn đề với việc truy cập các trang web. Cô ấy không thể vào được bất kỳ một trang web nào, dù mọi vấn đề về địa chỉ IP đã được cấu hình đúng. Thông báo lỗi mà cô ấy nhận được là ““Internet Explorer cannot display the webpage”.
Dùng lệnh ping trong bộ gõ lệnh CMD trên máy tính cô ấy, bạn thấy rằng mình vẫn có thể kết nối đến một địa chỉ IP ngoài Internet, ví dụ như 72.14.235.104. Với trình duyệt cũng thế, gõ http://72.14.235.104 , bạn cũng vào được trang web Google. Lỗi có khả năng xảy ra nhất trong trường hợp này là vấn đề phân giải DNS.
Công cụ bạn cần dùng lúc này là lệnh NSLOOKUP, một lệnh chuyên dùng trong môi trường dòng lệnh, cho phép bạn thực hiện các kiểm tra chi tiết về việc cấu hình phân giải địa chỉ bằng DNS trong máy tính. Sau khi gõ lệnh NSLOOKUP, bạn sẽ được thông tin về địa chỉ máy chủ DNS đang được dùng trong cấu hình. Gõ vào một địa chỉ web dạng tên miền như www.cisco.com, bạn sẽ nhận được phản hồi là dòng thông báo “*** UnKnown can't find www.cisco.com: Query refused”.
Có hai lý do có thể dẫn đến lỗi DNS: Cô ấy đã gõ sai địa chỉ IP của máy chủ DNS trong phần cấu hình, hoặc đã gõ đúng địa chỉ IP một máy chủ DNS có thật trên Internet, nhưng của một nhà cung cấp dịch vụ khác với nhà cung cấp dịch vụ Internet cho công ty bạn đang dùng. Nguyên nhân là do một số nhà cung cấp dịch vụ Internet xây dụng các máy chủ DNS, nhưng chỉ dành riêng cho việc phục vụ khách hàng trong mạng của mình.
Trong ví dụ này, cô ấy đã nhập phần địa chỉ IP của máy chủ 210.245.24.20 (thuộc công ty FPT), trong khi mạng ADSL đang dùng trong công ty là do Viettel cung cấp. Để kiểm tra, bạn có thể gọi lên ISP của mình, rồi hỏi xin địa chỉ DNS của nhà cung cấp Viettel. Thông tin bạn nhận được thông thường sẽ là 203.113.131.1, hoặc cũng có thể là một địa chỉ khác.
Bạn tiến hành thử lại với địa chỉ IP của DNS mới nhận này trong lệnh NSLOOKUP bằng cách gõ vào sau từ khóa “server”. Một thông báo sẽ phản hồi cho biết bạn đã kết nối thành công vào máy chủ DNS1 của Viettel với địa chỉ tương ứng.
Giờ thì bạn có thể thử lại quá trình phân giải tên miền sang IP bằng cách nạp vào tên miền bất kỳ, ví dụ www.cisco.com. Thành công! Và kết quả bạn nhận được sẽ là một địa chỉ IP, trong trường hợp này là 198.133.219.25.
Nhưng cho đến lúc này, trình duyệt trên máy tính vẫn chưa thể truy cập vào trang web nào, giống như tình trạng ban đầu. Lý do là trong lệnh NSLOOKUP bạn chỉ chuyển tạm máy chủ DNS sang địa chỉ mới để thử nghiệm mà thôi. Muốn gán hẳn địa chỉ này vào hệ thống, bạn vào mục cấu hình địa chỉ IP.
Trong Vista, bạn bấm phải chuột trên biểu tượng mạng dưới khay hệ thống, chọn Network and Sharing Center, sau đó chọn mục Manage Connection ở cạnh trái. Trong kết nối mạng đang dùng, bạn bấm phải chuột rồi chọn Properties. Trong phần cấu hình cho IPv4, bạn nhập địa chỉ IP của DNS Viettel vào mục Preferred DNS Server. Bấm OK hai lần để lưu lại cấu hình.
Quay lại trình duyệt web, bạn thấy rằng cô ấy đã có thể vào những trang web yêu thích của mình mà không còn bị trở ngại nào.
Nguồn: tạp chí Mạng Máy Tính, phát hành ngày 10 hàng tháng, website: www.tapchimang.com
Chiếc máy tính của một người dùng trong công ty bạn gặp vấn đề với việc truy cập các trang web. Cô ấy không thể vào được bất kỳ một trang web nào, dù mọi vấn đề về địa chỉ IP đã được cấu hình đúng. Thông báo lỗi mà cô ấy nhận được là ““Internet Explorer cannot display the webpage”.
Dùng lệnh ping trong bộ gõ lệnh CMD trên máy tính cô ấy, bạn thấy rằng mình vẫn có thể kết nối đến một địa chỉ IP ngoài Internet, ví dụ như 72.14.235.104. Với trình duyệt cũng thế, gõ http://72.14.235.104 , bạn cũng vào được trang web Google. Lỗi có khả năng xảy ra nhất trong trường hợp này là vấn đề phân giải DNS.
Công cụ bạn cần dùng lúc này là lệnh NSLOOKUP, một lệnh chuyên dùng trong môi trường dòng lệnh, cho phép bạn thực hiện các kiểm tra chi tiết về việc cấu hình phân giải địa chỉ bằng DNS trong máy tính. Sau khi gõ lệnh NSLOOKUP, bạn sẽ được thông tin về địa chỉ máy chủ DNS đang được dùng trong cấu hình. Gõ vào một địa chỉ web dạng tên miền như www.cisco.com, bạn sẽ nhận được phản hồi là dòng thông báo “*** UnKnown can't find www.cisco.com: Query refused”.
Có hai lý do có thể dẫn đến lỗi DNS: Cô ấy đã gõ sai địa chỉ IP của máy chủ DNS trong phần cấu hình, hoặc đã gõ đúng địa chỉ IP một máy chủ DNS có thật trên Internet, nhưng của một nhà cung cấp dịch vụ khác với nhà cung cấp dịch vụ Internet cho công ty bạn đang dùng. Nguyên nhân là do một số nhà cung cấp dịch vụ Internet xây dụng các máy chủ DNS, nhưng chỉ dành riêng cho việc phục vụ khách hàng trong mạng của mình.
Trong ví dụ này, cô ấy đã nhập phần địa chỉ IP của máy chủ 210.245.24.20 (thuộc công ty FPT), trong khi mạng ADSL đang dùng trong công ty là do Viettel cung cấp. Để kiểm tra, bạn có thể gọi lên ISP của mình, rồi hỏi xin địa chỉ DNS của nhà cung cấp Viettel. Thông tin bạn nhận được thông thường sẽ là 203.113.131.1, hoặc cũng có thể là một địa chỉ khác.
Bạn tiến hành thử lại với địa chỉ IP của DNS mới nhận này trong lệnh NSLOOKUP bằng cách gõ vào sau từ khóa “server”. Một thông báo sẽ phản hồi cho biết bạn đã kết nối thành công vào máy chủ DNS1 của Viettel với địa chỉ tương ứng.
Giờ thì bạn có thể thử lại quá trình phân giải tên miền sang IP bằng cách nạp vào tên miền bất kỳ, ví dụ www.cisco.com. Thành công! Và kết quả bạn nhận được sẽ là một địa chỉ IP, trong trường hợp này là 198.133.219.25.
Nhưng cho đến lúc này, trình duyệt trên máy tính vẫn chưa thể truy cập vào trang web nào, giống như tình trạng ban đầu. Lý do là trong lệnh NSLOOKUP bạn chỉ chuyển tạm máy chủ DNS sang địa chỉ mới để thử nghiệm mà thôi. Muốn gán hẳn địa chỉ này vào hệ thống, bạn vào mục cấu hình địa chỉ IP.
Trong Vista, bạn bấm phải chuột trên biểu tượng mạng dưới khay hệ thống, chọn Network and Sharing Center, sau đó chọn mục Manage Connection ở cạnh trái. Trong kết nối mạng đang dùng, bạn bấm phải chuột rồi chọn Properties. Trong phần cấu hình cho IPv4, bạn nhập địa chỉ IP của DNS Viettel vào mục Preferred DNS Server. Bấm OK hai lần để lưu lại cấu hình.
Quay lại trình duyệt web, bạn thấy rằng cô ấy đã có thể vào những trang web yêu thích của mình mà không còn bị trở ngại nào.
Nguồn: tạp chí Mạng Máy Tính, phát hành ngày 10 hàng tháng, website: www.tapchimang.com
Comment