Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Xin hỏi, Switch 3Com bị reboot?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin hỏi, Switch 3Com bị reboot?

    Chào các bác,
    Hệ thống của em gồm 2 switch: Cisco 3550 link với 3Com 3C16406. Hệ thống chạy bình thường, cho tới khi em thay 3C16406 bằng switch 3Com 3C17300A (dòng 4200) thì có hiện tượng sau:

    cứ sau một thời gian (khoảng 5~20 phút) thì con 3Com 4200 lại bị reboot, nếu rút cáp link khỏi Cisco thì không bị nữa
    Em đã thay thế 3 cái switch mới cùng loại này thì đều bị hiện tượng trên.
    em đã kiểm tra và đặt tốc độ kết nối cho phù hợp cho đường link(auto hoặc Full Duplex..) nhưng vẫn bị lỗi này.

    xin các bác chỉ giáo cho em với. thanks
    Last edited by rubytan712; 01-03-2008, 09:18 AM.

  • #2
    Originally posted by rubytan712 View Post
    Chào các bác,
    Hệ thống của em gồm 2 switch: Cisco 3550 link với 3Com 3C16406. Hệ thống chạy bình thường, cho tới khi em thay 3C16406 bằng switch 3Com 3C17300A (dòng 4200) thì có hiện tượng sau:

    cứ sau một thời gian (khoảng 5~20 phút) thì con 3Com 4200 lại bị reboot, nếu rút cáp link khỏi Cisco thì không bị nữa
    Em đã thay thế 3 cái switch mới cùng loại này thì đều bị hiện tượng trên.
    em đã kiểm tra và đặt tốc độ kết nối cho phù hợp cho đường link(auto hoặc Full Duplex..) nhưng vẫn bị lỗi này.

    xin các bác chỉ giáo cho em với. thanks
    Bạn xem thử Switch 3 Com của bạn có chạy được Spanning Tree không ??? Nếu không được sẽ xảy ra hiện tượng này đó !!!

    Chúc bạn vui !!!
    Trần Mỹ Phúc
    tranmyphuc@hotmail.com
    Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)

    Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)

    Juniper Certs :
    JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
    INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...

    [version 4.0] Ôn tập CCNA


    Comment


    • #3
      Originally posted by tranmyphuc1988 View Post
      Bạn xem thử Switch 3 Com của bạn có chạy được Spanning Tree không ??? Nếu không được sẽ xảy ra hiện tượng này đó !!!

      Chúc bạn vui !!!
      Nếu 2 con switch của bạn nối với nhau có sử dụng redundance link thì cần phải chạy Spanning tree để chống loop . Còn nếu nối với nhau chỉ có 1 link thì cũng không cần tính năng Spanning tree.
      Không nên từ bỏ ước mơ

      Comment


      • #4
        Originally posted by jps_dv View Post
        Nếu 2 con switch của bạn nối với nhau có sử dụng redundance link thì cần phải chạy Spanning tree để chống loop . Còn nếu nối với nhau chỉ có 1 link thì cũng không cần tính năng Spanning tree.
        À tính năng SP sẽ tự động trên mỗi SWitch, vì thế Switch CIsco chắc sẽ chạy auto Spanning tree (SP), còn 3com thì không biết nên cần phải kiểm tra !!

        Chúc bạn vui !!!

        Comment


        • #5
          redundance link là gì, Spanning tree là gì, thông cảm mình là binh nhất
          Đặng Hữu Hồng Đạm
          Mail: dhhongdam@gmail.com

          Comment


          • #6
            Originally posted by dhhongdam View Post
            redundance link là gì, Spanning tree là gì, thông cảm mình là binh nhất
            Redundance link có nghĩa là 1 link dùng để backup cho link chính của mình hoặc là cả 2 đều chạy hết (có thể loadbalacing = cân bằng tải )nhưng khi 1 link disable , thì link còn lại vẫn chạy và mạng không bị gián đoạn.

            Spanning Tree là một giao thức dùng để chóng loop layer 2 giữa các thiết bị lớp 2 : Switch. Ngoài ra qua việc tinh chỉnh phù hợp thì nó cũng có thể giúp ta giao nhiệm vụ tính toán cực khổ hay chịu trách nhiệm chính cho mạng vào tay con Switch có cấu hình mạnh nhất gọi là root (tuy nhiên ban đầu các con Switch bầu chọn root ngẩu nhiên dựa vào Priority, địa chỉ MAC...), ngoài ra còn có nhiều dạng Spanning Tree như Rapid -SP, Multi SP...

            Bạn có thể tham khảo bài viết sau trên VNpro để hiểu rõ hơn về nó:
            Originally posted by dangquangminh View Post
            802.1D Spanning tree Protocol

            STP dùng các thông điệp giữa các switch để giúp ổn định hệ thống mạng về một sơ đồ không bị vòng lặp. Để làm được như cậy, STP sẽ đưa vài cổng của switch về trạng thái blocking, cổng sẽ không truyền hay nhận dữ liệu. Các cổng còn lại sẽ ở trạng thái forwarding. Tất cả các loại cổng này sẽ giúp hình thành một sơ đồ mạng không bị loop.

            Các bước diễn tiến của hoạt động của spanning tree


            Bầu chọn root switch: Switch có bridge-ID nhỏ nhất sẽ được bầu chọn. Thông thường, bridgeID được hình thành gồm giá trị priority (2 bytes) và MAC của switch. Xác định root port: là cổng trên những non-root switch có kết nối ngắn nhất về rootswitch. Xác định designated port trên từng segment: Khi có nhiều switch kết nối vào một segment, đây là cổng của switch chịu trách nhiệm đẩy traffic ra khỏi segment.

            Bầu chọn root switch

            Chỉ một switch có thể là root của một cây spanning tree. Để tìm ra root, các switch phải bầu chọn. Từng switch sẽ bắt đầu hoạt động spanning tree của nó bằng cách tạo và gửi các gói STP BPDU, trong đó thông báo chính nó là root. Nếu một switch nghe một BPDU tốt hơn (tức là BPDU có bridgeID nhỏ hơn), switch đó sẽ không khai báo nó là root nữa. Thay vào đó, switch sẽ bắt đầu gửi ra các BPDU nhận được từ switch ứng cử viên tốt hơn. Cuối cùng, tất cả các switch ngoại trừ switch có bridge ID tốt nhất sẽ ngừng gửi BPDU. Switch chiến thắng trong quá trình bầu cử trở thành root switch.

            Giá trị bridgeID nguyên thủy của 802.1D có hai trường:


            - Trường priority 2 bytes: được thiết kế để cấu hình trên các switch khác nhau để ảnh hưởng đến kết quả của quá trình bầu của spanning tree.
            - Một trường có độ dài 6-bytes chứa địa chỉ MAC, được dùng để so sánh trong trường hợp độ ưu tiên của các switch là bằng nhau. Chắc chắn là sẽ có một switch thắng quá trình bầu chọn. Định dạng của bridgeID ở dạng nguyên thủy và dạng đã định nghĩa lại:



            Định dạng của BPDU bị thay đổi là do việc phát minh ra các phiên bản PVST+ và MST. Với kiểu bridgeID cũ, một bridgeID của một switch cho mỗi phiên bản spanning tree là giống nhau nếu switch dùng một MAC. Nếu dùng nhiều spanningtree, việc mỗi switch chỉ có một bridgeID có thể gây ra nhầm lẫn. Vì vậy Cisco dùng một địa chỉ MAC khác nhau cho từng vlan khi tạo ra bridgeID. Điều này dẫn đến các giá trị bridgeID khác nhau mỗi VLAN, nhưng cũng sẽ làm tốn nhiều địa chỉ MAC trong từng switch.

            Trường SystemID mở rộng cho một mạng dùng nhiều phiên bản spanningtree, mà không cần dùng các địa chỉ MAC riêng biệt cho từng switch. Trường này cho phép các VLAN-ID được đặt trong 12 bit cuối cùng của trường priority. Một switch có thể dùng một địa chỉ MAC để xây dựng nên bridgeID và với chỉ số vlan trong trường SystemID, switch này vẫn có một bridgeID duy nhất trong từng VLAN. Việc sử dụng trường systemID mở rộng còn được gọi là cơ chế giảm địa chỉ MAC (MAC address reduction).
            hoặc xem các bài viết thảo luận về vấn đề này tại đây :
            Thảo luận về VLAN, Trunking, Spanning Tree Protocol, cấu hình switch...


            Chúc bạn vui !!!
            Trần Mỹ Phúc
            tranmyphuc@hotmail.com
            Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)

            Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)

            Juniper Certs :
            JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
            INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...

            [version 4.0] Ôn tập CCNA


            Comment

            Working...
            X