5.3.2.a Đặc điểm chung
Cơ sở hạ tầng mạng Internet hoạt động trên nền IPv4, hoạt động khá ổn định và
quy mô hết sức rộng lớn. Tận dụng khả năng này, các nhà thiết kế IPv6 đã đưa ra giải pháp thực hiện cơ chế Tunneling như sau: Automatic Tunneling và Configured Tunneling.
Sau đây là một số đặc điểm của các loại Tunneling và một số khái niệm liên
quan đến các kỹ thuật Tunneling:
- IPv4-only Node : Là một Host hay Router hoạt động trên nền IPv4, những
Host hoặc Router này không hiểu IPv6, các Host này chiếm phần lớn các
thiết bị trên mạng Internet hiện nay. Các Node này còn được gọi là Node
thuần IPv4.
- IPv6/IPv4 Node : Là các Node có khả năng thực hiện trên nền IPv4 hoặc
IPv6. Đây chính là các Dual-stack Node.
- IPv6-only Node: là những Node chỉ có khả năng hoạt động trên nền IPv6,
không có khả năng hoạt động trên nền IPv4. Các Node này được gọi là
Node thuần IPv6.
- IPv6 Node: Bao gồm những Node sau: Node thuần IPv6, Dual-stack Node
IPv6/IPv4.
- IPv4 Node: Bao gồm những Node sau: Node thuần IPv4, Dual-stack Node
IPv6/IPv4.
- IPv4-compatible IPv6 address: Là một địa chỉ IPv6, được gán cho các Node
đôi IPv6/IPv4 (định dạng địa chỉ này đã mô tả ở phần trên). Dạng địa chỉ
này được sử dụng trong cơ chế Tunnel IPv6 trên nền IPv4 sẽ được mô tả
dưới đây.
- IPv6-only address: Là những địa chỉ IPv6 còn lại.
- IPv6-over-IPv4 Tunneling: Kỹ thuật này thực hiện việc đóng gói các
Datagram theo cấu trúc IPv6 vào phần dữ liệu của Datagram IPv4 để có thể mang gói tin IPv6 qua mạng IPv4. Ta gọi cơ chế này là Tunnel IPv6 trên nền IPv4.
Có hai phương thức Tunnel như đã nói đến ở trên: Automatic Tunneling và
Configured Tunneling được định nghĩa như sau:
- Automatic Tunneling: Theo phương thức này, địa chỉ cuối cùng trong Tunnel
là địa chỉ IPv4-compatible IPv4.
- Configured Tunneling: Theo phương thức này, địa chỉ cuối cùng trong
Tunnel được xác định nhờ thông tin cấu hình tại các nút thực hiện đóng, mở
gói IPv6 thành gói IPV4 và ngược lại.
Cơ chế Tunneling được mô tả như sau: Các Node IPv6/IPv4 sẽ thực hiện đóng
gói các Datagram IPv6 vào thành phần dữ liệu trong Datagram IPv4 (phần tải của gói tin IPv4 truyền trên hạ tầng mạng là gói tin IPv6) và do đó, gói tin này có thể truyền qua trên nền IPv4.
Hình 5.3.2.a Mô tả cơ chế Tunneling.
Các kết nối có thể áp dụng cơ chế Tunneling là:
- Router-to-Router: Các Router IPv6/IPv4 kết nối với nhau bởi cơ sở hạ tầng
mạng IPv4, do đó, có thể thực hiện chuyển các Datagram theo định dạng
IPv6 trên nền IPv4. Trong trường hợp này, Tunnel trãi rộng từ điểm bắt đầu
tới điểm kết thúc của đoạn mạng IPv4.
- Host-to Router: Một Dual-stack Host IPv6/IPv4 có thể thực hiện Tunnel
IPv6 trên nền IPv4 để chuyển các gói tin tới các Router trung gian cũng
được cấu hình là các Node đôi IPv6/IPv4. Trong trường hợp này, Tunnel trãi
rộng trong phạm vi từ Host tới Router đó.
- Host-to-Host: Hai Host IPv6/IPv4 có thể truyền các Datagram theo định
dạng IPv6 trên nền IPv4. Trong trường hợp này, cơ chế Tunnel trãi rộng từ
điểm đầu đến điểm cuối.
- Router-to-Host: IPv6/IPv4 Router có thể dùng Tunnel kết nối với IPv6/IPv4
Host thông qua hạ tầng mạng IPv4.
Trong hai phương pháp đầu: Router-to-Router và Host-to Router, gói tin IPv6
được Tunneled vào Router và điểm cuối của đường hầm này là một Router, Router
này có nhiệm vụ mở gói “IPv4” vừa ra khỏi đường hầm để tách ra gói IPv6 ban đầu, sau đó chuyển gói IPv6 vừa tách tới đích, địa chỉ IPv6 trong gói tin được đưa qua Tunnel không liên quan (không hỗ trợ) đến địa chỉ điểm cuối của Tunnel. Do đó, các thông tin này phải được cấu hình cố định trên Router hay Node thực hiện đóng gói.
Theo cơ chế xác định địa chỉ đầu cuối như vậy, điểm cuối của Tunnel phải được khai báo trước. Trường hợp này gọi là Configured Tunneling . Hai phương pháp còn lại, Host-to-Host và Router-to-Host gói IPv6/IPv4 được Tunneled từ Host hoặc Router đến đích là một Host. Trong trường hợp này địa chỉ đầu cuối của Tunnel và địa chỉ Host đích phải giống nhau. Nếu địa chỉ IPv6 dùng cho Node đầu cuối là IPv4-compatible IPv6, địa chỉ cuối của Tunnel có thể tự động tạo ra từ địa chỉ IPv6 đó. Vì vậy không cần khai báo các thông số cho Tunneling. Kỹ thuật này gọi là Automatic Tunneling.
Hai kỹ thuật Automatic Tunneling và Configured Tunneling có điểm khác nhau
cơ bản nhất chính là việc quyết định địa chỉ cuối của quá trình Tunneling, còn lại về cơ bản, hai cơ chế này giống nhau. Cụ thể như sau:
- Điểm khởi tạo Tunnel (điểm đóng gói tin) tạo một Header IPv4 đóng gói và
truyền gói tin vừa đóng gói.
- Node kết thúc của quá trình Tunnel (điểm mở gói tin) nhận được gói tin
đóng gói, tách bỏ phần Header IPv4, sửa đổi một số trường của Header IPv6
và xử lý phần dữ liệu này như một gói tin IPv6.
- Node đóng gói cần duy trì các thông tin về trạng thái của mỗi quá trình
Tunneling. Ví dụ tham số MTU để xử lý các gói tin IPv6 bắt đầu thực hiện
Tunneling. Vì số lượng các quá trình Tunneling có thể tăng lên một số lượng
khá lớn, trong khi đó các thông tin này thường lặp lại và do đó, có thể sử
dụng kỹ thuật cáche và được loại bỏ khi cần thiết.
5.3.2.b Cơ chế đóng gói khi thực hiện Tunneling IPv6-over-IPv4.
Hình 5.3.2.b: Cơ chế đóng gói khi thực hiện Tunneling
Cấu trúc phần Header packet IPv4 khi thực hiện Tunneling đóng gói IPv6
packet trong một Datagram IPv4 như sau:
Bảng 5.3.2.b Cấu trúc vùng Header của IPv4 khi thực hiện Tunneling.
Cơ sở hạ tầng mạng Internet hoạt động trên nền IPv4, hoạt động khá ổn định và
quy mô hết sức rộng lớn. Tận dụng khả năng này, các nhà thiết kế IPv6 đã đưa ra giải pháp thực hiện cơ chế Tunneling như sau: Automatic Tunneling và Configured Tunneling.
Sau đây là một số đặc điểm của các loại Tunneling và một số khái niệm liên
quan đến các kỹ thuật Tunneling:
- IPv4-only Node : Là một Host hay Router hoạt động trên nền IPv4, những
Host hoặc Router này không hiểu IPv6, các Host này chiếm phần lớn các
thiết bị trên mạng Internet hiện nay. Các Node này còn được gọi là Node
thuần IPv4.
- IPv6/IPv4 Node : Là các Node có khả năng thực hiện trên nền IPv4 hoặc
IPv6. Đây chính là các Dual-stack Node.
- IPv6-only Node: là những Node chỉ có khả năng hoạt động trên nền IPv6,
không có khả năng hoạt động trên nền IPv4. Các Node này được gọi là
Node thuần IPv6.
- IPv6 Node: Bao gồm những Node sau: Node thuần IPv6, Dual-stack Node
IPv6/IPv4.
- IPv4 Node: Bao gồm những Node sau: Node thuần IPv4, Dual-stack Node
IPv6/IPv4.
- IPv4-compatible IPv6 address: Là một địa chỉ IPv6, được gán cho các Node
đôi IPv6/IPv4 (định dạng địa chỉ này đã mô tả ở phần trên). Dạng địa chỉ
này được sử dụng trong cơ chế Tunnel IPv6 trên nền IPv4 sẽ được mô tả
dưới đây.
- IPv6-only address: Là những địa chỉ IPv6 còn lại.
- IPv6-over-IPv4 Tunneling: Kỹ thuật này thực hiện việc đóng gói các
Datagram theo cấu trúc IPv6 vào phần dữ liệu của Datagram IPv4 để có thể mang gói tin IPv6 qua mạng IPv4. Ta gọi cơ chế này là Tunnel IPv6 trên nền IPv4.
Có hai phương thức Tunnel như đã nói đến ở trên: Automatic Tunneling và
Configured Tunneling được định nghĩa như sau:
- Automatic Tunneling: Theo phương thức này, địa chỉ cuối cùng trong Tunnel
là địa chỉ IPv4-compatible IPv4.
- Configured Tunneling: Theo phương thức này, địa chỉ cuối cùng trong
Tunnel được xác định nhờ thông tin cấu hình tại các nút thực hiện đóng, mở
gói IPv6 thành gói IPV4 và ngược lại.
Cơ chế Tunneling được mô tả như sau: Các Node IPv6/IPv4 sẽ thực hiện đóng
gói các Datagram IPv6 vào thành phần dữ liệu trong Datagram IPv4 (phần tải của gói tin IPv4 truyền trên hạ tầng mạng là gói tin IPv6) và do đó, gói tin này có thể truyền qua trên nền IPv4.
Hình 5.3.2.a Mô tả cơ chế Tunneling.
Các kết nối có thể áp dụng cơ chế Tunneling là:
- Router-to-Router: Các Router IPv6/IPv4 kết nối với nhau bởi cơ sở hạ tầng
mạng IPv4, do đó, có thể thực hiện chuyển các Datagram theo định dạng
IPv6 trên nền IPv4. Trong trường hợp này, Tunnel trãi rộng từ điểm bắt đầu
tới điểm kết thúc của đoạn mạng IPv4.
- Host-to Router: Một Dual-stack Host IPv6/IPv4 có thể thực hiện Tunnel
IPv6 trên nền IPv4 để chuyển các gói tin tới các Router trung gian cũng
được cấu hình là các Node đôi IPv6/IPv4. Trong trường hợp này, Tunnel trãi
rộng trong phạm vi từ Host tới Router đó.
- Host-to-Host: Hai Host IPv6/IPv4 có thể truyền các Datagram theo định
dạng IPv6 trên nền IPv4. Trong trường hợp này, cơ chế Tunnel trãi rộng từ
điểm đầu đến điểm cuối.
- Router-to-Host: IPv6/IPv4 Router có thể dùng Tunnel kết nối với IPv6/IPv4
Host thông qua hạ tầng mạng IPv4.
Trong hai phương pháp đầu: Router-to-Router và Host-to Router, gói tin IPv6
được Tunneled vào Router và điểm cuối của đường hầm này là một Router, Router
này có nhiệm vụ mở gói “IPv4” vừa ra khỏi đường hầm để tách ra gói IPv6 ban đầu, sau đó chuyển gói IPv6 vừa tách tới đích, địa chỉ IPv6 trong gói tin được đưa qua Tunnel không liên quan (không hỗ trợ) đến địa chỉ điểm cuối của Tunnel. Do đó, các thông tin này phải được cấu hình cố định trên Router hay Node thực hiện đóng gói.
Theo cơ chế xác định địa chỉ đầu cuối như vậy, điểm cuối của Tunnel phải được khai báo trước. Trường hợp này gọi là Configured Tunneling . Hai phương pháp còn lại, Host-to-Host và Router-to-Host gói IPv6/IPv4 được Tunneled từ Host hoặc Router đến đích là một Host. Trong trường hợp này địa chỉ đầu cuối của Tunnel và địa chỉ Host đích phải giống nhau. Nếu địa chỉ IPv6 dùng cho Node đầu cuối là IPv4-compatible IPv6, địa chỉ cuối của Tunnel có thể tự động tạo ra từ địa chỉ IPv6 đó. Vì vậy không cần khai báo các thông số cho Tunneling. Kỹ thuật này gọi là Automatic Tunneling.
Hai kỹ thuật Automatic Tunneling và Configured Tunneling có điểm khác nhau
cơ bản nhất chính là việc quyết định địa chỉ cuối của quá trình Tunneling, còn lại về cơ bản, hai cơ chế này giống nhau. Cụ thể như sau:
- Điểm khởi tạo Tunnel (điểm đóng gói tin) tạo một Header IPv4 đóng gói và
truyền gói tin vừa đóng gói.
- Node kết thúc của quá trình Tunnel (điểm mở gói tin) nhận được gói tin
đóng gói, tách bỏ phần Header IPv4, sửa đổi một số trường của Header IPv6
và xử lý phần dữ liệu này như một gói tin IPv6.
- Node đóng gói cần duy trì các thông tin về trạng thái của mỗi quá trình
Tunneling. Ví dụ tham số MTU để xử lý các gói tin IPv6 bắt đầu thực hiện
Tunneling. Vì số lượng các quá trình Tunneling có thể tăng lên một số lượng
khá lớn, trong khi đó các thông tin này thường lặp lại và do đó, có thể sử
dụng kỹ thuật cáche và được loại bỏ khi cần thiết.
5.3.2.b Cơ chế đóng gói khi thực hiện Tunneling IPv6-over-IPv4.
Hình 5.3.2.b: Cơ chế đóng gói khi thực hiện Tunneling
Cấu trúc phần Header packet IPv4 khi thực hiện Tunneling đóng gói IPv6
packet trong một Datagram IPv4 như sau:
Bảng 5.3.2.b Cấu trúc vùng Header của IPv4 khi thực hiện Tunneling.
Comment