IPv6 có nhiều ưu điểm vượt trội so với IPv4, đáp ứng được nhu cầu phát triển của mạng Internet hiện tại và trong tương lai. Do đó, hệ thống mạng IPv6 sẽ dần thay thế mạng IPv4.
Tuy nhiên Chuyển đổi sử dụng từ mạng IPv4 sang mạng IPv6 không phải là một công việc dễ dàng hay có thể thực hiện ngay được. Trong trường hợp thủ tục IPv6 đã được chuẩn hóa, hoàn thiện và hoạt động tốt, việc chuyển đổi có thể được thúc đẩy thực hiện trong một thời gian nhất định đối với một mạng nhỏ, mạng của một tổ chức. Tuy nhiên khó có thể thực hiện ngay được với một mạng lớn. Đối với INTERNET toàn cầu, việc chuyển đổi ngay lập tức từ IPv4 sang IPv6 là một điều không thể.
Địa chỉ IPv6 được phát triển khi IPv4 đã được sử dụng rộng rãi, mạng lưới IPv4 Internet đã hoàn thiện và hoạt động ổn định. Trong quá trình triển khai thế hệ địa chỉ IPv6 trên mạng Internet, không thể có một thời điểm nhất định nào đó mà địa chỉ IPv4 bị hủy bỏ, IPv6 và IPv4 sẽ phải cùng tồn tại trong một thời gian rất dài. Trong quá trình phát triển của mình, các kết nối IPv6 sẽ tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của IPv4.
Do vậy cần có những công nghệ phục vụ cho việc chuyển đổi từ địa chỉ IPv4 sang địa chỉ IPv6. Tuy nhiên trong giai đoạn chuyển đổi, điều quan trọng là phải đảm bảo sự hoạt động bình thường của mạng IPv4 hiện tại. Từ đó đặt ra yêu cầu cụ thể đối với việc chuyển đổi như sau:
– Việc thử nghiệm IPv6 không ảnh hưởng đến các mạng IPv4 hiện đang hoạt động kết nối.
– Hiệu năng hoạt động của mạng IPv4 không bị ảnh hưởng. IPv6 chỉ tác động đến các mạng thử nghiệm
– Quá trình chuyển đổi diễn ra từng bước, không nhất thiết phải chuyển đổi toàn bộ các nút mạng sang giao thức mới.
Có hai công nghệ chuyển đổi được sử dụng phổ biến hiện nay là:
+ Dual Stack: Cho phép IPv4 và IPv6 cùng hoạt động trong một thiết bị mạng.
+ Tunnelling: Công nghệ đường hầm, sử dụng cơ sở hạ tầng mạng IPv4 để truyền tải gói tin IPv6, phục vụ cho kết nối IPv6.
Mỗi cơ chế có ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng khác nhau. Tuỳ từng thời điểm trong giai đoạn chuyển đổi, mức độ sử dụng các cơ chế chuyển đổi sẽ khác nhau:
– Giai đoạn đầu: Giao thức IPv4 chiếm ưu thế, các mạng IPv6 kết nối với nhau trên hạ tầng IPv4 hiện có thông qua các đường hầm IPv6 qua IPv4
– Giai đoạn tiếp theo: Giao thức IPv6 và IPv4 được triển khai về phạm vi ngang nhau trên mạng. Các mạng IPv6 kết nối với nhau qua hạ tầng định tuyến IPv6. Các mạng IPv4 kết nối với các mạng IPv6 sử dụng các phương thức chuyển đổi địa chỉ giao thức như NAT-PT.
– Giai đoạn cuối: IPv6 chiếm ưu thế. Các mạng IPv4 còn lại kết nối nhau trên hạ tầng mạng IPv6 thông qua các đường hầm IPv4 qua IPv6 trƣớc khi chuyển hoàn toàn sang IPv6.
Các bài sau sẽ mô tả các cơ chế chuyển đổi này.
Nguyễn Ngọc Tân – VnPro
Tuy nhiên Chuyển đổi sử dụng từ mạng IPv4 sang mạng IPv6 không phải là một công việc dễ dàng hay có thể thực hiện ngay được. Trong trường hợp thủ tục IPv6 đã được chuẩn hóa, hoàn thiện và hoạt động tốt, việc chuyển đổi có thể được thúc đẩy thực hiện trong một thời gian nhất định đối với một mạng nhỏ, mạng của một tổ chức. Tuy nhiên khó có thể thực hiện ngay được với một mạng lớn. Đối với INTERNET toàn cầu, việc chuyển đổi ngay lập tức từ IPv4 sang IPv6 là một điều không thể.
Sự chuyển đổi giữa mạng IPv4 và IPv6
Địa chỉ IPv6 được phát triển khi IPv4 đã được sử dụng rộng rãi, mạng lưới IPv4 Internet đã hoàn thiện và hoạt động ổn định. Trong quá trình triển khai thế hệ địa chỉ IPv6 trên mạng Internet, không thể có một thời điểm nhất định nào đó mà địa chỉ IPv4 bị hủy bỏ, IPv6 và IPv4 sẽ phải cùng tồn tại trong một thời gian rất dài. Trong quá trình phát triển của mình, các kết nối IPv6 sẽ tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của IPv4.
Do vậy cần có những công nghệ phục vụ cho việc chuyển đổi từ địa chỉ IPv4 sang địa chỉ IPv6. Tuy nhiên trong giai đoạn chuyển đổi, điều quan trọng là phải đảm bảo sự hoạt động bình thường của mạng IPv4 hiện tại. Từ đó đặt ra yêu cầu cụ thể đối với việc chuyển đổi như sau:
– Việc thử nghiệm IPv6 không ảnh hưởng đến các mạng IPv4 hiện đang hoạt động kết nối.
– Hiệu năng hoạt động của mạng IPv4 không bị ảnh hưởng. IPv6 chỉ tác động đến các mạng thử nghiệm
– Quá trình chuyển đổi diễn ra từng bước, không nhất thiết phải chuyển đổi toàn bộ các nút mạng sang giao thức mới.
Có hai công nghệ chuyển đổi được sử dụng phổ biến hiện nay là:
+ Dual Stack: Cho phép IPv4 và IPv6 cùng hoạt động trong một thiết bị mạng.
+ Tunnelling: Công nghệ đường hầm, sử dụng cơ sở hạ tầng mạng IPv4 để truyền tải gói tin IPv6, phục vụ cho kết nối IPv6.
Mỗi cơ chế có ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng khác nhau. Tuỳ từng thời điểm trong giai đoạn chuyển đổi, mức độ sử dụng các cơ chế chuyển đổi sẽ khác nhau:
– Giai đoạn đầu: Giao thức IPv4 chiếm ưu thế, các mạng IPv6 kết nối với nhau trên hạ tầng IPv4 hiện có thông qua các đường hầm IPv6 qua IPv4
– Giai đoạn tiếp theo: Giao thức IPv6 và IPv4 được triển khai về phạm vi ngang nhau trên mạng. Các mạng IPv6 kết nối với nhau qua hạ tầng định tuyến IPv6. Các mạng IPv4 kết nối với các mạng IPv6 sử dụng các phương thức chuyển đổi địa chỉ giao thức như NAT-PT.
– Giai đoạn cuối: IPv6 chiếm ưu thế. Các mạng IPv4 còn lại kết nối nhau trên hạ tầng mạng IPv6 thông qua các đường hầm IPv4 qua IPv6 trƣớc khi chuyển hoàn toàn sang IPv6.
Các bài sau sẽ mô tả các cơ chế chuyển đổi này.
Nguyễn Ngọc Tân – VnPro