Giao thức RIPng (RIPv6) là một trong số các giao thức định tuyến dựa trên thuật toán định tuyến Distance Vector (Vector khoảng cách). RIPng thuộc nhóm các giao thức định tuyến IGP sử dụng bên trong một hệ thống AS. Giao thức này thường chỉ phù hợp với các hệ thống vừa và nhỏ, không thích hợp với các hệ thống lớn và phức tạp.
Theo thuật toán định toán định tuyến Distance Vector, mỗi router trong hệ thống sẽ phát tới Neighbor của mình toàn bộ bảng định tuyến một cách định kỳ. Mỗi router sau đó dựa vào các thông tin nhận được từ Neighbor sẽ xác định được các tuyến đường tới bất kỳ đích nào. Độ đo được giao thức RIPng sử dụng để so sánh các tuyến đường khác nhau là hop- count, tức là số chặng mà gói một gói sẽ phải đi qua để tới đích. Gói đi qua một router được tính đi qua một chặng. Tuyến đường phải đi qua ít chặng hơn để tới đích là tuyến đường ngắn hơn.
RIPng giới hạn số chặng tối đa là 15, tuyến đường có độ đo bằng 16 có nghĩa là đích không tới được (destination unreachable) và sẽ không được sử dụng để định tuyến. Thông thường, tuyến đường từ router tới mạng mà nó nối trực tiếp tới có giá trị độ đo bằng 1. Người quản trị hệ thống cũng có thể cấu hình giá trị này lớn hơn trong trường hợp cần thiết.
Mỗi router chạy giao thức RIPng đều phải duy trì một bảng định tuyến. Mỗi đầu vào của bảng định tuyến là một tuyến tới một đích gồm:
– Tiền tố IPv6 của mạng đích cùng độ dài tiền tố. Nếu tiền tố này có độ dài 128 thì có nghĩa đích của tuyến là một host cụ thể.
– Địa chỉ unicast liên kết cục bộ của router neighbor.
– Giá trị độ đo: Biểu diễn tổng số chặng mà gói phải đi qua để tới mang đích (biểu diễn bởi tiền tố đích ở trên).
– Một số cờ thông báo về sự thay đổi thông tin của một tuyến.
– Các giá trị thời gian gắn liền với tuyến.
– Định danh của giao diện mà router sử dụng cho tuyến.
– Ưu điểm của RIPng: đơn giản và dễ cấu hình.
– Khuyết điểm của RIPng: Lưu lượng thông tin trao đổi giữa các router quá nhiều, thời gian hội tụ (convergence time) lâu, không dùng được cho mạng lớn hoặc quá lớn.
Nguyễn Hồng Khanh – VnPro
Theo thuật toán định toán định tuyến Distance Vector, mỗi router trong hệ thống sẽ phát tới Neighbor của mình toàn bộ bảng định tuyến một cách định kỳ. Mỗi router sau đó dựa vào các thông tin nhận được từ Neighbor sẽ xác định được các tuyến đường tới bất kỳ đích nào. Độ đo được giao thức RIPng sử dụng để so sánh các tuyến đường khác nhau là hop- count, tức là số chặng mà gói một gói sẽ phải đi qua để tới đích. Gói đi qua một router được tính đi qua một chặng. Tuyến đường phải đi qua ít chặng hơn để tới đích là tuyến đường ngắn hơn.
RIPng giới hạn số chặng tối đa là 15, tuyến đường có độ đo bằng 16 có nghĩa là đích không tới được (destination unreachable) và sẽ không được sử dụng để định tuyến. Thông thường, tuyến đường từ router tới mạng mà nó nối trực tiếp tới có giá trị độ đo bằng 1. Người quản trị hệ thống cũng có thể cấu hình giá trị này lớn hơn trong trường hợp cần thiết.
Mỗi router chạy giao thức RIPng đều phải duy trì một bảng định tuyến. Mỗi đầu vào của bảng định tuyến là một tuyến tới một đích gồm:
– Tiền tố IPv6 của mạng đích cùng độ dài tiền tố. Nếu tiền tố này có độ dài 128 thì có nghĩa đích của tuyến là một host cụ thể.
– Địa chỉ unicast liên kết cục bộ của router neighbor.
– Giá trị độ đo: Biểu diễn tổng số chặng mà gói phải đi qua để tới mang đích (biểu diễn bởi tiền tố đích ở trên).
– Một số cờ thông báo về sự thay đổi thông tin của một tuyến.
– Các giá trị thời gian gắn liền với tuyến.
– Định danh của giao diện mà router sử dụng cho tuyến.
Ví dụ về bảng định tuyến
– Ưu điểm của RIPng: đơn giản và dễ cấu hình.
– Khuyết điểm của RIPng: Lưu lượng thông tin trao đổi giữa các router quá nhiều, thời gian hội tụ (convergence time) lâu, không dùng được cho mạng lớn hoặc quá lớn.
Nguyễn Hồng Khanh – VnPro